Hằng ngày cơ thể chúng ta đang hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua tiêu hóa. Đối với con người, hệ tiêu hóa rất quan trọng và có liên quan trực tiếp đến sức khỏe chúng ta. Vậy quá trình tiêu hóa bao gồm những hoạt động nào? Trong các hoạt động ấy, hoạt động nào là quan trọng nhất?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiểu như thế nào về tiêu hóa?
- 2 2. Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào?
- 3 3. Quá trình tiêu hóa nào quan trọng nhất?
- 4 4. Chức năng của hệ tiêu hóa:
- 5 5. Cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh – ngăn ngừa bệnh tật:
- 5.1 5.1. Bổ sung nước sạch:
- 5.2 5.2. Bổ sung đủ chất cũng là cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh:
- 5.3 5.3. Chất xơ – liệu pháp ngăn táo bón tốt nhất:
- 5.4 5.4. Cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại vitamin, khoáng chất:
- 5.5 5.5. Chọn nguồn cung protein tốt để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn:
- 5.6 5.6. Cung cấp đủ lượng chất béo lành mạnh:
1. Hiểu như thế nào về tiêu hóa?
Tiêu hóa là quá trình chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và loại bỏ phần dư thừa không được hấp thụ.
Hệ tiêu hóa là một hệ gồm các cơ quan trong cơ thể có chức năng tiếp nhận thức ăn, tiêu hóa thức ăn rồi chuyển hóa thành năng lượng và chất dinh dưỡng. Bước cuối cùng là đưa các chất thải còn lại ra ngoài. Hệ tiêu hóa gồm hai phần là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
‐ Bộ máy tiêu hóa: miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn.
‐ Tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến tụy, tuyến ruột.
2. Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào?
Quá trình tiêu hóa thức ăn là một quá trình khá phức tạp, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, quá trình tiêu hóa có thể được tóm tắt trong các chức năng cơ bản của nó: ăn và uống, tiêu hóa thức ăn, đồng hóa chất dinh dưỡng và thải phân ra ngoài.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu khi thức ăn được đưa vào miệng, ăn, nhai và kết thúc khi phân đi qua hậu môn. Cụ thể thức ăn đi qua các cơ quan tiêu hóa như sau:
Miệng: Miệng là bộ phận đầu tiên của ống tiêu hóa. Miệng chứa nhiều cơ quan liên quan đến tiêu hóa và phát âm, bao gồm răng, lưỡi và tuyến nước bọt. Trên thực tế, quá trình tiêu hóa bắt đầu từ đây khi chúng ta ăn và tiếp tục nhai để thức ăn được phân hủy, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, nước bọt trộn lẫn với thức ăn, biến tinh bột thành đường đơn.
Họng: Họng là điểm tiếp theo mà qua đó thức ăn di chuyển từ miệng đến hầu rồi đến thực quản.
Thực quản: Thực quản là một ống cơ chạy từ hầu xuống dạ dày. Chiều dài của thực quản là khoảng 25-30 cm và có hình dáng dẹt vì các thành của thực quản khá gần nhau. Khi thức ăn được nuốt vào, thực quản trở thành hình ống. Giữa thực quản và dạ dày là cơ vòng thực quản dưới. Nó được coi là một chiếc van có chức năng ngăn không cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Thực quản tương đối di động và được nối với các ruột xung quanh bằng cấu trúc khá lỏng lẻo. Thực quản có nhiệm vụ đưa thức ăn vào dạ dày nhờ co bóp hoặc nhu động. Các cơ hầu co bóp cùng với sự trồi lên của thực quản, giúp đẩy thức ăn từ miệng vào thực quản. Các cơ của thực quản sau đó thư giãn để nhận thức ăn này.
Dạ dày: Dạ dày, thường được gọi là bao tử, là một chỗ phình ra trong đường tiêu hóa. Phần trên của dạ dày được nối với thực quản thông qua một lỗ mở, và phần dưới của dạ dày được nối với tá tràng thông qua lỗ môn vị. Nhờ khả năng dự trữ, thức ăn được nghiền nhỏ sẽ đi qua dịch vị với sự co bóp của cơ trơn. Ngoài ra, thức ăn còn được phân giải nhờ hệ thống men tiêu hóa của dịch vị nếu niêm mạc có độ pH thích hợp.
Dạ dày có mối quan hệ phức tạp và mật thiết với các cơ quan khác trong khoang bụng, gồm một lớp cơ chắc nên có khả năng co bóp mạnh và chứa được 4,6 – 5,5 lít nước. Cấu trúc dạ dày bao gồm tâm vị, đáy vị, thân vị, môn vị, thành trước và thành sau của dạ dày, các vòm nhỏ và lớn của dạ dày. Công việc đầu tiên của dạ dày là co bóp, phá vỡ và trộn đều để thức ăn có thể được hấp thụ bởi axit dạ dày. Một chức năng khác là phân giải thức ăn nhờ hệ thống men tiêu hóa có trong dịch vị.
Ruột non: Ruột non dài khoảng 6m và là khâu quan trọng nhất của quá trình tiêu hóa. Khi thức ăn di chuyển qua ruột non, nó tiếp tục được phân hủy bởi các enzym do mật từ tuyến tụy và gan tiết ra. Mật là một hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và loại bỏ các chất thải ra khỏi máu.
Nhu động đóng vai trò quan trọng trong ruột non vì chúng giúp thức ăn di chuyển dọc theo ruột non và giúp thức ăn hòa trộn với dịch tiêu hóa. Tá tràng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phân hủy thức ăn. Tiếp theo, hỗng tràng và hồi tràng hỗ trợ quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu.
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và ruột non không thể không nhắc đến sự hỗ trợ của các cơ quan khác. Những cơ quan này cụ thể là:
Tuyến tụy: thực hiện nhiều chức năng khác nhau, tiết ra các enzym trong ruột non giúp phân hủy protein, chất béo và carbohydrate trong thức ăn.
Gan: Có nhiều chức năng nhưng quan trọng nhất đối với bộ máy tiêu hóa là tiết mật và lọc máu chứa các chất dinh dưỡng hấp thu từ ruột non.
Túi mật: Là một ống dẫn mật hình quả lê nằm bên dưới gan. Mật được hình thành trong gan và di chuyển đến túi mật qua ống mật khi cần thiết. Khi bạn ăn, túi mật sẽ co bóp và giúp đẩy mật vào ruột non.
Đại tràng: Đại tràng là một ống cơ dài khoảng 1,5-1,8m, nối giữa manh tràng và trực tràng. Phân hoặc chất thải còn sót lại từ quá trình tiêu hóa được vận chuyển đến ruột già nhờ nhu động, đầu tiên ở dạng lỏng và đông đặc lại khi nước được tách ra khỏi phân. Thông thường phải mất 36 giờ để phân đến được đại tràng.
Thành phần chính của phân là chất thải thực phẩm và vi khuẩn. Các vi khuẩn này tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin, phân loại chất thải, bã thức ăn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại.
Hậu môn: Hậu môn dài khoảng 20 cm nối ruột già (trực tràng) với hậu môn. Trực tràng chịu trách nhiệm nhận phân từ ruột già và kích thích các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não để báo hiệu nhu cầu đi tiêu. Bộ não đưa ra quyết định đi đại tiện hay không. Nếu có, cơ vòng giãn ra để tống phân ra ngoài. Khi bạn không muốn đi tiêu, cơ vòng và trực tràng sẽ làm việc để tạm thời làm giảm nhu cầu đi tiêu.
Đây là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa, gồm các cơ vùng chậu và hai cơ vòng hậu môn. Hậu môn có nhiệm vụ chứa và tống phân ra ngoài, đồng thời tiết ra chất nhờn giúp phân ra khỏi cơ thể nhanh và dễ dàng hơn.
3. Quá trình tiêu hóa nào quan trọng nhất?
Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. Bởi vì ở miệng và dạ dày, thức ăn chỉ tiêu hóa về mặt cơ học là chủ yếu thôi, chỉ biến đổi về mặt hóa học đối với pro và cacbohiđrat. Các pro và cacbohidrat cũng mới chỉ được biến đổi bước đầu. Chỉ ở ruột mới có đủ tất cả các loại enzyme để tiêu hóa thức ăn về mặt hóa học.
Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất diễn ra ở ruột non vì:
– Ruột dài
– Có đầy đủ các enzim do các tuyến tiết ra
– Có cấu tạo 3 tầng bậc: bề mặt niêm mạc có nhiều nếp gấp; có lông ruột; trên lông ruột có vi nhung mao để hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.
4. Chức năng của hệ tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa có 3 chức năng chính: tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng; miễn dịch; thải độc.
Tiêu hóa, đồng hóa các chất dinh dưỡng: Nhiệm vụ quan trọng nhất, đầu tiên của hệ tiêu hóa, đúng như tên gọi, là tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể. Quá trình này giúp biến thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và cũng là chức năng chính của hệ tiêu hóa.
Miễn dịch: Các nhà khoa học nghiên cứu rằng hệ tiêu hóa quyết định đến 70% hệ miễn dịch của cơ thể. Và có đến 95% vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể của chúng ta qua đường tiêu hóa. Hệ thống miễn dịch đường ruột là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch toàn cơ thể và giúp chống lại hầu hết các tác nhân gây bệnh.
Thải độc: Trong niêm mạc ruột có khoảng 30 triệu nhung mao. Bên dưới lớp này là vi nhung mao. Trên diện tích khoảng 40-50m2 bề mặt, các nhung mao kết hợp cùng với lợi khuẩn đường ruột tạo thành màng lọc. Lớp màng này cho phép các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đi qua, ngăn vi khuẩn có hại và đưa chất độc ra khỏi cơ thể.
5. Cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh – ngăn ngừa bệnh tật:
5.1. Bổ sung nước sạch:
Nước giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng và giúp biến thức ăn thành năng lượng. Đồng thời, nước giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhẹ nhàng hơn và giảm thiểu nguy cơ táo bón. Không chỉ vậy nước còn giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể mỗi ngày.
Vì vậy, việc uống đủ nước để cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe là vô cùng cần thiết. Nhu cầu nước của mỗi người phụ thuộc vào cơ địa và tính chất công việc của mỗi người. Cách uống nước đúng cách:
‐ Uống nước 30 phút trước mỗi bữa ăn để tránh làm loãng dịch vị và nhờ đó giúp chúng ta có thể ăn ít hơn là giải pháp hiệu quả để duy trì cân nặng hợp lý.
‐ Uống nước mỗi sáng sau khi thức dậy rất có lợi cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
‐ Nước khoáng, nước tinh khiết đun sôi để nguội, nước hoa quả có thể dùng hàng ngày để nâng cao sức khỏe và đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
5.2. Bổ sung đủ chất cũng là cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh:
Các chất quan trọng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn như:
Probiotics
Hệ vi sinh vật đường ruột rất phong phú nhưng hiểu một cách đơn giản là có 2 loại: vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi. Khi hệ tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh thì số lượng lợi khuẩn càng nhiều và ngược lại khi hệ tiêu hóa của chúng ta gặp vấn đề thì hại khuẩn, có cơ hội bùng phát, chúng lên men khiến chúng ta bị đầy bụng, chướng bụng.
Bổ sung men vi sinh vào hệ tiêu hóa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, một số vấn đề bệnh lý như tiêu chảy do dùng kháng sinh, béo phì được cải thiện. Probiotics được tìm thấy trong một số sản phẩm: sữa chua uống lên men. Cả trẻ em và người lớn nên tạo thói quen dùng 1 hộp sữa chua sau mỗi bữa ăn để đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Kẽm nguyên tố
Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa. Các nhà dinh dưỡng cho rằng kẽm có liên quan mật thiết đến bệnh tiêu chảy. Do đó, kẽm có thể giúp điều trị triệu chứng tiêu chảy, viêm đại tràng và các rối loạn tiêu hóa khác. Nếu thiếu kẽm trong cơ thể sẽ gây khó tiêu.
Lượng kẽm cần thiết được khuyến nghị bổ sung hàng ngày, theo đó hàm lượng kẽm khuyến nghị cho nữ và nam trên 14 tuổi là 8mg và 11mg. Ăn các thực phẩm giàu kẽm như hàu, các loại hạt, trứng, v.v. để có đủ kẽm. Đây là một trong những cách giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
5.3. Chất xơ – liệu pháp ngăn táo bón tốt nhất:
Cơ thể của chúng ta không thể tiêu hóa chất xơ, nhưng chất xơ làm cho phân mềm và to hơn. Từ đó, thói quen đi cầu của bạn sẽ trở nên đều đặn, hạn chế tối đa tình trạng táo bón lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe. Bổ sung chất xơ thường xuyên còn có tác dụng tạo cảm giác no lâu, duy trì cân nặng, vóc dáng, tốt cho sức khỏe và còn góp phần giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh.
Chất xơ được chia thành hai loại:
Thứ nhất, Chất xơ hòa tan, có trong trái cây họ cam quýt, đậu Hà Lan, yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt, làm giảm lượng đường trong máu và cholesterol.
Thứ hai, Chất xơ không hòa tan có trong các loại rau: súp lơ, rau muống; ngũ cốc nguyên hạt; lúa mì,…
Hỗ trợ ít nhất 400g rau và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày, bổ sung ngũ cốc nguyên cám cho người lớn giúp bổ sung chất xơ hiệu quả đồng thời có thể phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa khác: trĩ, viêm ruột thừa.
5.4. Cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại vitamin, khoáng chất:
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò là chất xúc tác giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Đồng thời, chúng có khả năng của các tế bào tự nhiên, lớp niêm mạc của đường tiêu hóa, tấn công các tác nhân gây nhiễm trùng. Lí do là bởi vì chúng có khả năng chống lại quá trình oxy hóa và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
Vì vậy, nên bổ sung đủ vitamin và khoáng chất theo từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của chúng ta. Phải có đầy đủ các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K; vitamin tan trong nước như B, C, F; các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi,… Đa dạng các loại thực phẩm như rau, củ, quả, trứng, cá, sữa để bổ sung cho cơ thể lượng vitamin và khoáng chất đầy đủ nhất. Đó cũng là một cách hữu hiệu giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả mà chúng ta phải lưu ý khi chuẩn bị chế độ ăn uống hàng ngày.
5.5. Chọn nguồn cung protein tốt để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn:
Protein có vai trò tạo ra các enzym tham gia các quá trình sinh hóa cả trong và ngoài tế bào. Đường tiêu hóa cũng cần các enzym để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa, chẳng hạn như lactase, phá vỡ đường sữa và sucrose, thủy phân đường trong tinh bột.
Đạm được sử dụng chủ yếu là đạm thực vật (bơ, ngũ cốc…) và đạm động vật (thịt đỏ, thịt trắng và thủy sản). Và phần lớn người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng sử dụng thịt đỏ làm nguồn cung cấp chất đạm chính cho cả gia đình.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, việc tiêu thụ một lượng lớn thịt đỏ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Vì vậy, người dân được khuyến cáo nên hạn chế ăn thịt đỏ mà thay vào đó là khuyến khích sử dụng thịt trắng (thịt gà), động vật có vỏ (cá, tôm cua), phô mai, trứng, sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày. Làm thế nào để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì ít người hiểu nên chúng ta phải quan tâm đến nó.
5.6. Cung cấp đủ lượng chất béo lành mạnh:
Chất béo là nguồn năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Nếu bạn tiêu thụ bừa bãi chất béo không lành mạnh, chúng có thể làm nghẹt đường tiêu hóa và gây đầy bụng, thay vì cholesterol tích tụ trong thành mạch máu, gây xơ cứng động mạch và đột quỵ.
Chọn thực phẩm giàu chất béo tốt để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn như: cá, bơ, ô liu,…