Ngành thủy sản là ngành có tiềm năng phát triển lớn nhất trong các ngành kinh tế tại nước ta. Nhưng trong quá trình phát triển ngành thủy sản gặp 1 số khó khăn nhất định. Bài viết sau đây nói về khó khăn lớn nhất về tự nhiên với phát triển ngành thủy sản nước ta, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên với phát triển ngành thủy sản nước ta là:
A. Bão.
B. Lũ lụt.
C. Hạn hán.
D. Sạt lở bờ biển.
Đáp án: A. Hàng năm, ở nước ta có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa Đông Bắc gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
2. Khái quát về ngành thủy sản nước ta:
Điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản
– Thuận lợi:
+ Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
+ Nguồn lợi hải sản rất phong phú.
+ Có nhiều ngư trường (4 ngư trường trọng điểm): Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa.
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn; nhiều sông, suối, kênh, rạch…;
+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển.
+ Nhân dân có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phương tiện ngày càng phát triển, thị trường mở rộng…
– Khó khăn: Thiên tai, bão lũ, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra, thiếu vốn đầu tư, chất lượng chế biến còn hạn chế…
Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
* Tình hình chung:
– Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá.
– Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
* Khai thác thủy sản:
– Sản lượng khai thác liên tục tăng.
– Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản.
– Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau (4 tỉnh chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác cả nước).
* Nuôi trồng thủy sản:
– Nuôi tôm:
+ Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he, tôm rảo, …) và tôm càng xanh phát triển mạnh.
+ Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
+ Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
+ Tính đến năm 2005, sản lượng tôm nuôi đã lên tới 327194 tấn, riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 265.761 tấn (chiếm 81,2%).
– Nuôi cá nước ngọt:
+ Cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (nổi bật là An Giang)
+ Tính đến năm 2005, sản lượng cá nuôi đã lên tới 179 triệu tấn.
3. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta:
Tình hình chung
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm
Nguồn nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản
Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thủy sản và hoạt động nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu như chưa thật sự khép kín toàn bộ qui trình nguồn nguyên liệu của mình, nên tình trạng thiếu hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp.
Chuỗi giá trị và sự liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản
Khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản. Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, doanh nghiệp càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh.
Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn.
Nguồn con giống
Nguồn con giống trong hoạt động của ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, nó là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản, nên có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại của chuỗi sản xuất. Nhưng hiện chất lượng nguồn con giống thủy sản ở Việt Nam khá thấp.
Đối với cá tra, tỉ lệ cá tra bột lên cá hương chỉ khoảng 20-35%, chất lượng cá bố mẹ thấp, chưa được chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thoái hóa giống. Hiện nguồn cá tra giống chủ yếu được thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng không đảm bảo do trình độ kỹ thuật của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế.
Đối với tôm, chất lượng nguồn tôm giống đang là vấn đề đáng báo động. Hiện lượng tôm giống đã qua kiểm dịch chưa cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên nên chất lượng không đồng đều. Việc quản lý nhà nước về tôm giống còn nhiều bất cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ.
Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nước
Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với sự đa dạng về chủng loại thủy sản, nhưng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:
Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng…
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại…
Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại….
Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra – ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển.
Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra – basa, cá rô phi, cá chép…
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất lần lượt là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh Phú, Quốc Việt), TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng… Đồng thời, cần chú trọng nghiên cứu sản xuất những con giống nuôi cho giá trị kinh tế cao. Nhà nước cần có chính sách thu hút, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kỹ thuật, ban quản trị các hợp tác xã và tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và các cơ sở nuôi để có khả năng tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ số trong nuôi trồng thủy sản.
THAM KHẢO THÊM: