Đông Nam Á là vùng nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là vùng địa lý quan trọng gồm hệ thống đảo, bán đảo, quần đảo đan xen giữa biển, vịnh biển vô cùng phức tạp. Bài viết sau đây nói về vị trí địa lý Đông Nam Á, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lý của Đông Nam Á:
A. Nằm phía đông nam của châu Á
B. Là nơi giao thoa giữa nền văn hóa lớn
C. Là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và Ô-xtrây-li-a
D. Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
Chọn đáp án D.
Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, không tiếp giáp với Đại Tây Dương
2. Điều kiện tự nhiên khu vực Đông Nam Á:
Phạm vi lãnh thổ
– Kéo dài từ 10º Nam đến 28º Bắc và 92º Đông đến 152º Đông bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp;
– Diện tích: 4,5 triệu km2
– Đông Nam Á được chia thành 2 khu vực địa lý: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo
Vị trí địa lý
– Nằm ở phía đông nam châu Á, nằm ở khu vực nội chí tuyến.
– Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
Ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực
Thuận lợi
– Tạo nên sự đa dạng về địa hình, khí hậu, hệ động – thực vật, khoáng sản,… thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển
– Nơi giao thoa của các nền văn hoá, tạo nên sự đa dạng về văn hoá, xã hội của khu vực
– Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến
Khó khăn
– Vị trí địa lý mang tính chính trị quan trọng nên thường xuyên bị sự nhòm ngó của các nước đế quốc
– Chịu nhiều thiên tai, bão lũ,…
Địa hình
Đông Nam Á lục địa
– Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
– Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc…
Đông Nam Á biển đảo
– Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.
– Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
– Khoáng sản nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng…
Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
– Khí hậu: mang tính chất gió mùa.
+ Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực.
+ Mùa đông: gió có tính chất lạnh, khô. Đây là vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão nhiệt đới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
– Sông ngòi
+ Phần đất liền: có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,…
+ Phần hải đảo có sông nhỏ, ngắn, dốc.
– Sinh vật
+ Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
+ Đa dạng về hệ sinh thái, như hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô,…
– Khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như: thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí tự nhiên,… Trong đó, trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, có giá trị kinh tế cao, phân bố ở các thềm lục địa.
– Biển
Có vùng biển rộng lớn, thông qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Các biển nằm trong khu vực nội chí tuyến; đường bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú,…
Ảnh hưởng của sông, hồ đến phát triển kinh tế – xã hội
– Do ảnh hưởng của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa => Mưa nhiều => Mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn.
– Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa => Các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
– Các sông có vai trò cung cấp nước, sinh hoạt, sản xuất tạo điều kiện thuận lợi để đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
– Một số sông có tiềm năng lớn về thuỷ điện, thuận lợi phát triển giao thông đường thuỷ,…
– Ở Đông Nam Á có nhiều hồ, có vai trò điều tiết nguồn nước, là nơi dự trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, nuôi trông và đánh bắt thuỷ sản. Ngoài ra, xung quanh hồ có nhiều cảnh đẹp thuận lợi để phát triển du lịch,…
3. Câu hỏi trắc nghiệm về vị trí địa lý Đông Nam Á:
Câu 1. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương và Nam Đại Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Chọn A
Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á, phía bắc giáp khu vực Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ Dương.
Câu 2. Đông Nam Á là cầu nối lục địa
A. Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
B. Phi với lục địa Ô-xtrây-li-a.
C. Nam Mĩ với lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. Phi với lục địa Á – Âu.
Chọn A
Đông Nam Á có vị trí đặc biệt quan trọng, nằm trên con đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương; là cầu nối châu Âu, châu Phi, khu vực Nam Á với khu vực Đông Á; nối lục địa Á – Âu với Ô-xtrây-li-a.
Câu 3. Khu vực Đông Nam Á bao gồm có
A. 12 quốc gia.
B. 11 quốc gia.
C. 10 quốc gia.
D. 13 quốc gia.
Chọn B
Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê).
Câu 4. Khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng, tài nguyên biển giàu có khoáng sản.
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đa dạng.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nhưng chủ yếu đổi núi thấp, nhiều sông lớn.
Chọn A
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú và mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 5. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Xin-ga-po.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Thái Lan.
D. Phi-lip-pin.
Chọn C
Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê).
Câu 6. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á hải đảo?
A. Việt Nam.
B. Cam-pu-chia.
C. Xin-ga-po.
D. Mi-an-ma.
Chọn C
Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma) và Đông Nam Á hải đảo (Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin và Ti-mo Lét-xtê).
Câu 7. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.
B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.
C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.
D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.
Chọn C
Một phần lãnh thổ phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ đại lục Trung Quốc thổi về.
Câu 8. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. cận xích đạo.
B. cận nhiệt đới.
C. ôn đới lục địa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Chọn D
Khí hậu Đông Nam Á phân hóa đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. Phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
Câu 9. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là
A. bán đảo Đông Dương.
B. bán đảo Mã Lai.
C. bán đảo Trung – Ấn.
D. bán đảo Tiểu Á.
Chọn C
Các nước Đông Nam Á lục địa nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên còn có tên gọi khác là Bán đảo Trung – Ấn.
THAM KHẢO THÊM: