Một số sản phẩm cây công nghiệp của Tây Nguyên đã trở thành mặt hàng tạo kinh tế chiến lược của nước ta. Để phát triển bền vững cây công nghiệp thì phải triển khai đồng bộ các giải pháp để góp phần khắc phục bất cập về quy hoạch. Bài viết sau nói về ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
A. sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo sản phẩm hàng hóa.
B. nâng cao trình độ của người lao động, bảo vệ môi trường.
C. tạo ra mô hình sản xuất mới, giải quyết việc làm.
D. hạn chế nạn du canh, góp phần phân bố lại dân cư.
Chọn đáp án A. Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp nên ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là sử dụng hợp lí tài nguyên, đồng thời sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa: cà phê, cao su, hồ tiêu và các sản phẩm chế biến từ cây công nghiệp.
2. Vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
Các loại cây công nghiệp
– Cà phê: Là loại cây công nghiệp quan trọng nhất với diện tích trồng khoảng 450.000 ha, chiếm 4/5 diện tích trồng cà phê của cả nước. Cà phê được trồng phổ biến tại các tỉnh như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, và Đắk Nông, trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng về chất lượng cả trong và ngoài nước.
– Chè: Được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng và Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. Các vùng chè nổi tiếng như chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Biển Hồ (Gia Lai) đã phát triển các nhà máy chế biến chè.
– Cao su: Là loại cây trồng lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu được trồng ở các vùng khuất gió như tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.
– Dâu tằm: Tây Nguyên là vùng trồng dâu tằm lớn nhất cả nước, đặc biệt là tại cao nguyên Di Linh – Lâm Đồng, nơi có các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu.
– Các loại cây công nghiệp khác như hồ tiêu và bông cũng đều phát triển khá tốt.
Kết quả của việc trồng cây công nghiệp này là thu hút lao động và tạo ra tập quán sản xuất mới. Để nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của việc sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên, các giải pháp sau có thể được áp dụng:
– Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp theo kế hoạch và dựa trên cơ sở khoa học, đồng thời bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
– Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp để giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm và tận dụng tài nguyên hiệu quả.
– Thúc đẩy việc chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và mở rộng xuất khẩu.
Thuận lợi về tự nhiên
– Đất badan: Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn => thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
– Khí hậu: Tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng) => Mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt nhưng mùa khô lại thuận lợi phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Mùa mưa cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng đất dễ bị xói mòn rửa trôi nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại.
– Các cao nguyên cao 400-500m có khí hậu khá nóng => trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu). Các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ => trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).
Tác động
– Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã:
+ Thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác.
+ Tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
– Bên cạnh các nông trường quốc doanh còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn (trồng cà phê, hồ tiêu…)
Giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên
– Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
– Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên. Đẩy mạnh công nghệ chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
3. Phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên:
Một số sản phẩm nông nghiệp của Tây Nguyên đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta. Tuy nhiên, để phát triển bền vững cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trên địa bàn Tây Nguyên thì nhất thiết phải triển khai đồng bộ các giải pháp để góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập về quy hoạch, phát triển cây công nghiệp; đồng thời ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Phát triển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch
Những ngày đầu tháng Tư, đến các địa phương của tỉnh Đắc Lắc – thủ phủ cà phê của Tây Nguyên chúng tôi không khỏi xót xa trước hàng nghìn hecta cà phê đang khô héo do nắng hạn kéo dài. Qua thống kê của các địa phương ở Tây Nguyên, nắng hạn kéo dài trong thời gian qua đã làm cho hơn 40.137ha cà phê, 2.290ha hồ tiêu bị ảnh hưởng, trong đó có 3.000ha cà phê mất trắng và thiệt hại hơn 70%, 4.038ha thiệt hại từ 30-70%. Trước tình trạng thời tiết tiếp tục khô hạn thì nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là rất lớn. Đây cũng chính là một trong những vấn đề đang đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương về triển khai giải pháp nhằm phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên.
Tây Nguyên là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: Cà phê, hồ tiêu, cao su. Hiện nay, các loại cây trồng này vẫn là cây chủ lực, tạo mặt hàng xuất khẩu chiến lược cho cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Diện tích cà phê vùng Tây Nguyên hiện có hơn 577.000ha, chiếm gần 88% diện tích cà phê cả nước; diện tích hồ tiêu hơn 53.000ha, chiếm hơn 50% diện tích cả nước. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật nên sản lượng cà phê năm 2015 của vùng Tây Nguyên đạt hơn 1,34 triệu tấn; hồ tiêu đạt gần 97,7 nghìn tấn. Xuất khẩu cà phê và hồ tiêu đã góp phần nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên năm 2015 đạt 1,8 tỷ USD. Cùng với những thành tựu đạt được, hiện nay sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, nhất là sự phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững, cần tập trung giải quyết.
Mức độ khô hạn diễn ra gay gắt ở nhiều nơi và tình trạng thiếu nước cho cây trồng vụ đông xuân 2015-2016 đang đặt ra yêu cầu cấp bách về phát triển thủy lợi. Một trong những rào cản lớn trong việc phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên là hệ thống liên kết trong sản xuất -thu mua -chế biến -tiêu thụ sản phẩm còn bất cập. Công tác tái canh cây cà phê triển khai chậm, làm gia tăng diện tích cà phê già cỗi. Diện tích cà phê hơn 20 năm tuổi của các tỉnh Tây Nguyên cần phải tái canh đến năm 2020 là 200.000ha, năm 2015 toàn vùng mới chỉ tái canh được 16.850ha.
Những năm qua, cây cà phê và cây hồ tiêu được giá cao trong thời gian tương đối dài nên người dân các tỉnh Tây Nguyên đã đầu tư mở rộng diện tích ồ ạt, tự phát, phá vỡ quy hoạch. Tính riêng trong năm 2015, diện tích cây cà phê đã tăng 4.000ha, diện tích cây hồ tiêu tăng 9.594ha. Chính vì vậy, việc triển khai các giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên đang là nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp, các ngành Trung ương, địa phương và người dân.
Giải pháp để phát triển bền vững
Trong quá trình canh tác, người sản xuất cần thực hiện trồng xen, đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch trên vườn cà phê, trồng xen hồ tiêu trong vườn cà phê, trồng cây trụ sống cho tiêu bám…; sử dụng các sản phẩm phục vụ sản xuất cà phê, hồ tiêu bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua hệ thống tưới
Nhà nước phải có dự báo, có chiến lược thị trường để nhân dân sản xuất những mặt hàng thị trường cần; đồng thời, có những chính sách cụ thể để người dân yên tâm, gắn bó với các loại cây mình đang trồng. Bên cạnh đó, các bộ, ngành Trung ương cần thành lập Ban Điều phối phát triển các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên; xây dựng các đề án liên kết nhằm huy động, tập trung nguồn lực phát triển đối với một số lĩnh vực, ngành hàng, sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược có đủ năng lực tài chính và quản trị làm nòng cốt cho việc hình thành liên kết phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thúc đẩy và thu hút cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Tây Nguyên để kết nối với các doanh nghiệp chủ lực; hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp của người nông dân làm cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, tiêu dùng. Thúc đẩy hợp tác công tư để huy động nguồn lực công và tư trong phát triển cơ sở hạ tầng, chuỗi giá trị nông nghiệp gắn với phát triển du lịch.
Thiệt hại do hạn hán gây ra đối với các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao ở Tây Nguyên là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Vì vậy, để các tỉnh Tây Nguyên phát triển bền vững cây công nghiệp theo đúng quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên, ứng phó hiệu quả trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cần rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, gắn với quy hoạch, phát triển cây trồng phù hợp với địa bàn các tỉnh Tây Nguyên…
THAM KHẢO THÊM: