Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh. Phát triển công nghiệp chế biến sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm cây công nghiệp. Bài viết sau đây phân tích biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
A. thay đổi giống cây trồng
B. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh
C. năng cao chất lượng đội ngũ lao động
D. phát triển mô hình kinh tế trang trại
Chọn đáp án B
Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh. Vì phát triển công nghiệp chế biến cho phép nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cây công nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đầu ra của sản phẩm đảm bảo góp phần lớn vào việc phát triển cây công nghiệp lâu năm
2. Điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
Các loại cây công nghiệp
– Cà phê: Là loại cây công nghiệp quan trọng nhất với diện tích trồng khoảng 450.000 ha, chiếm 4/5 diện tích trồng cà phê của cả nước. Cà phê được trồng phổ biến tại các tỉnh như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, và Đắk Nông, trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng về chất lượng cả trong và ngoài nước.
– Chè: Được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng và Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. Các vùng chè nổi tiếng như chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Biển Hồ (Gia Lai) đã phát triển các nhà máy chế biến chè.
– Cao su: Là loại cây trồng lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu được trồng ở các vùng khuất gió như tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.
– Dâu tằm: Tây Nguyên là vùng trồng dâu tằm lớn nhất cả nước, đặc biệt là tại cao nguyên Di Linh – Lâm Đồng, nơi có các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu.
– Các loại cây công nghiệp khác như hồ tiêu và bông cũng đều phát triển khá tốt.
Kết quả của việc trồng cây công nghiệp này là thu hút lao động và tạo ra tập quán sản xuất mới. Để nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của việc sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên, các giải pháp sau có thể được áp dụng:
– Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp theo kế hoạch và dựa trên cơ sở khoa học, đồng thời bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
– Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp để giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm và tận dụng tài nguyên hiệu quả.
– Thúc đẩy việc chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và mở rộng xuất khẩu.
Thuận lợi về tự nhiên
– Đất badan: Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn => thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
– Khí hậu: Tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng) => Mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt nhưng mùa khô lại thuận lợi phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Mùa mưa cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng đất dễ bị xói mòn rửa trôi nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại.
– Các cao nguyên cao 400-500m có khí hậu khá nóng => trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu). Các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ => trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).
Tác động
– Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã:
+ Thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác.
+ Tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
– Bên cạnh các nông trường quốc doanh còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn (trồng cà phê, hồ tiêu…)
Giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên
– Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
– Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên. Đẩy mạnh công nghệ chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
Với cây cà phê thì tiếp tục có chính sách hỗ trợ các địa phương tái canh, tổ chức các phiên đấu giá sản phẩm trong nước, phát triển cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao, cà phê cảnh quan. Với cây chè cần có giải pháp hỗ trợ để nông dân phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng hữu cơ; đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tích cực xúc tiến thương mại. Với ngành sơ chế cao su thiên nhiên là mã ngành hàng nông nghiệp, không áp mã ngành hóa chất; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư chăm sóc, bảo vệ, khai thác bền vững nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra nên rà soát, phân loại vườn điều già cỗi, năng suất thấp để xây dựng kế hoạch trồng cải tạo, thay thế giống điều có chất lượng. Không phát triển thêm các cơ sở chế biến hạt điều mới, cần tái cơ cấu, đổi mới quản lý nâng cao năng lực các cơ sở hiện có bằng các giải pháp đổi mới thiết bị, sử dụng công nghệ tự động hóa các công đoạn chế biến, đa dạng các sản phẩm chế biến nhân điều và phụ phẩm từ điều, tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở chế biến – xuất khẩu điều với vùng trồng điều ở trong nước và các nước Campuchia và Lào…
3. Bài tập về phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
Câu 1: Tại tỉnh nào của Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê nhiều nhất?
A. Lâm Đồng.
B. Đắk Lắk.
C. Gia Lai.
D. Kon Tum.
Trả lời:
Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk trong Tây Nguyên, nhờ vào điều kiện thích hợp ở địa phương này.
Đáp án: B.
Câu 2: Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên hiện nay là
A. cao su.
B. cà phê.
C. ca cao.
D. hồ tiêu.
Trả lời:
Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là cà phê. Việt Nam là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới về xuất khẩu cà phê.
Đáp án: B.
Câu 3: Các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở Tây Nguyên là
A. công nghiệp khai khoáng.
B. sản xuất vật liệu xây dựng.
C. chế biến nông – lâm sản.
D. sản xuất hàng tiêu dùng.
Trả lời:
Tây Nguyên là vùng lớn thứ hai về trồng cây công nghiệp và có diện tích rừng lớn nhất Việt Nam, do đó ngành công nghiệp chế biến nông – lâm sản phát triển mạnh mẽ ở đây.
Đáp án: C.
Câu 4: Loại cây công nghiệp phát triển nhất ở Tây Nguyên là:
A. chè.
B. cao su.
C. cà phê.
D. điều.
Trả lời:
Loại cây công nghiệp phát triển nhất ở Tây Nguyên là cà phê, theo sau là cao su, điều, và nhiều loại cây khác.
Đáp án: C.
Câu 5: Đà Lạt, ngoài nổi tiếng với hoa, còn là nơi sản xuất nhiều
A. cây công nghiệp.
B. rừng lá kim.
C. đại gia súc.
D. rau quả ôn đới.
Trả lời:
Đà Lạt, ngoài việc nổi tiếng với hoa, còn là nơi sản xuất nhiều rau quả ôn đới nhờ vào khí hậu mát mẻ và thời tiết đa dạng.
Đáp án: D.
Câu 6: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là:
A. Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
B. Gia Nghĩa, Bảo Lộc, Kon Tum.
C. Đắk Tô, Đăk Min, Di Linh.
D. Krông Buk, Krông Ana, Buôn Đôn.
Trả lời:
Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là Plây Ku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp, Đà Lạt là trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, Plây Ku là trung tâm thương mại và du lịch.
Đáp án: A.
THAM KHẢO THÊM: