Vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là một cuộc thi đầy ý nghĩa, đây không chỉ là dịp vinh danh Chiến thắng Điện Biên Phủ mà còn cổ động toàn quân, toàn dân ta tiếp tục ra sức thi đua, lập nên nhiều chiến công “Điện Biên Phủ” trong thời bình. Sau đây là bài viết về cuộc thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ:
Thông qua hình ảnh và màu sắc từ các bức tranh vẽ về chiến thắng Điện Biên Phủ, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về ý nghĩa, tầm vóc giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Qua đây, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ; tôn vinh và tri ân sâu sắc tới các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ra sức phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ chính trị, giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam về truyền thống yêu nước, đấu tranh quật cường chống giặc ngoại xâm và nâng cao ý thức gìn giữu hòa bình, phát triển đất nước trong thời bình. Sau đây là 1 số những bức tranh tiêu biểu:
- Mẫu số 1:
- Mẫu số 2:
- Mẫu số 3:
- Mẫu số 4:
- Mẫu số 5:
2. Một số yêu cầu cuộc thi vẽ tranh:
Hình thức tác phẩm dự thi vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên phủ và hình ảnh Điện Biên phủ:
– Tác phẩm dự thi là tranh vẽ, được thể hiện bằng các chất liệu/màu tự chọn như: Bột màu, màu sáp, sơn dầu, màu nước, bút dạ màu (không vẽ bằng chì đen);
Kích thước tranh vẽ 29,7 cm x 42,0 cm, bo viền không dưới 0,5cm (không đóng khung).
– Mặt sau tranh vẽ có đính kèm giấy A4 ghi rõ tên bức tranh, họ và tên tác giả, số điện thoại và địa chỉ liên hệ của phụ huynh hoặc người đại diện của tác giả, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt;
Kèm theo giới thiệu thông tin về bài dự thi: ý tưởng thể hiện và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải (không quá 01 trang giấy A4).
Đồng thời tại thể lệ cuộc thi Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên phủ và hình ảnh Điện Biên phủ hôm nay cũng có nêu rõ về nội dung tác phẩm như sau:
Tác phẩm tham dự bám sát chủ đề Cuộc thi, tập trung vào một số nội dung sau:
– Tái hiện chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024);
– Ca ngợi chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa, lịch sử của Điện Biên;
– Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về những đổi thay của Điện Biên hôm nay.
Giải thưởng:
Theo Mục VI Quyết định 670/QĐ-BGDĐT 2024 quy định rõ cơ cấu giải thưởng cuộc thi Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên phủ và hình ảnh Điện Biên phủ hôm nay như sau:
Cơ cấu giải thưởng bao gồm: Giải cá nhân và Giải tập thể.
– Giải cá nhân: Số tác phẩm đoạt giải không vượt quá 50% số tác phẩm dự thi, trong đó:
+ Giải Nhất (không quá 05% tổng số bài dự thi);
+ Giải Nhì (không quá 10% tổng số bài dự thi);
+ Giải Ba (không quá 15% tổng số bài dự thi);
+ Giải Khuyến khích (không quá 20% tổng số bài dự thi).
– Giải tập thể: Ban Tổ chức trao 10 giải cho 10 Sở Giáo dục và Đào tạo có tỷ lệ học sinh tham gia làm bài thi nhiều nhất
(số lượng thí sinh dự thi/tổng số học sinh của tỉnh, thành phố).
Ngoài ra, thí sinh đạt giải còn được khen thưởng như sau:
– Giải cá nhân”
+ Giải Nhất: được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
+ Giải Nhì: được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
+ Giải Ba: được tăng Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tiền thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
+ Giải Khuyến khích: được cấp Giấy chứng nhận đạt giải Khuyến khích cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
– Giải tập thể: Mỗi giải được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng của Ban Tổ chức Cuộc thi.
3. Tuổi của học sinh các cấp tham gia cuộc thi:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, tuổi của học sinh các cấp:
– Tuổi của học sinh tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
– Tuổi của học sinh trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
– Tuổi của học sinh trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
Ngoài ra, học sinh được học vượt lớp học ở độ tuổi cao hơn tuổi theo quy định nêu đáp ứng các yêu cầu:
– Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
– Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: