Nhật Bản luôn khẳng định lập trường hướng tới một thế giới không hạt nhân, mong muốn đạt được những tiến bộ thực tế và ổn định về giải giáp hạt nhân trong khi vẫn duy trì và tăng cường khả năng răn đe để đối phó với các mối đe dọa. Sau đây là bài viết về Nhật Bản và vấn đề vũ khí hạt nhân, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Nhận định nào về Nhật Bản ngày nay là không đúng:
A. Nhật Bản là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
B. Nhật Bản là một cường quốc hạt nhân.
C. Nhật Bản là một nước có công nghệ sản xuất xe hơi phát triển mạnh.
D. Nhật Bản là một trong những nước có ngành khoa học vũ trụ phát triển.
Đáp án B
2. Nhật Bản cam kết hướng đến một thế giới không hạt nhân:
3. Lý do Nhật Bản không sử dụng vũ khí hạt nhân:
– Sự giới hạn khả năng Nhật Bản đeo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân: Mặc dù có những nhận xét về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, tuy nhiên nó chỉ giữ ở mức độ khiêm tốn và phần đông giới học giả tin rằng những ràng buộc trong nước cùng sức mạnh của liên minh Mỹ – Nhật sẽ làm giới hạn khả năng Nhật Bản đeo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân xét trong tương lai gần. Trong ngắn hạn, có quan điểm cho rằng các chuẩn mực chính trị của Nhật Bản và sức mạnh Mỹ sẽ chỉ giúp mở rộng chiến lược hiện tại của Nhật Bản.
– Nhật Bản có một nền văn hóa bài trừ vũ khí hạt nhân mạnh mẽ: Từ việc Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki gây thiệt hại và để lại hậu quả nặng nề cho đến ngày nay. Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản đã giúp tạo ra một nền văn hóa chiến lược “phản chiến”, theo đó tình cảm chống lại quân đội trỗi dậy mạnh mẽ đang bị chặn lại (khi thảo luận về vũ khí hạt nhân). Liên minh của Nhật Bản với Mỹ (và “chiếc ô hạt nhân” tiếp theo) đã cho phép nước này phát triển một lực lượng phòng thủ không vũ khí hạt nhân.
– Chính sách quốc phòng và chiến lược hiện tại của Nhật Bản: Đáng chú ý là các chính trị gia Nhật đang cố gắng “đùa” với sự cấm kỵ vũ khí hạt nhân đã tồn tại suốt hơn 60 năm. Cuộc trưng cầu do báo TokyoShimbun tiến hành đã khám phá ra rằng có 83 trong số 724 thành viên của Diet (Quốc hội Nhật Bản) đã công khai ủng hộ việc Nhật Bản trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân trước sự đe dọa từ những mối nguy ngay bên cạnh. Năm 2002, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, Yasuo Fukuda, đã phát biểu rằng cuộc tranh luận về tái đánh giá Hiến pháp Nhật (đặc biệt là Điều 9) cũng có thể nhìn thấy một số bổ sung đối với chính sách phi hạt nhân hóa. Bất chấp những nhận thức này thì chính sách chính thức của Chính phủ Nhật vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào lập trường phi hạt nhân hóa của nước này.
Phải khẳng định Nhật Bản rất thành thạo về công nghệ hạt nhân khi họ có một nền năng lượng hạt nhân tiên tiến cũng như các cơ sở xử lý plutonium nhằm kéo dài chu kỳ nhiên liệu hạt nhân. Ước tính rằng Nhật Bản hiện đang sở hữu 44 tấn Plutonium đơn phân tách, những kho hạt nhân này được cho là vẫn đang được dùng cho nhu cầu dân sự hoặc tư nhân, và chúng tuân theo các biện pháp bảo vệ của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), và chỉ có khoảng 5% tổng kho dự trữ hạt nhân hiện thật sự đang nằm trên lãnh thổ Nhật Bản. Mức độ xử lý hạt nhân tinh vi này đã vượt xa khả năng xử lý ở những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan hay CHDCND Triều Tiên.
Như vậy, Nhật Bản hoàn toàn có tiềm năng để trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân tinh vi nhất Châu Á. Và với năng lực công nghệ cùng các kho dự trữ plutonium, các học giả ước tính rằng Nhật Bản có tiềm năng sẽ lắp ráp vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng 12 tháng và số lượng có thể đạt 5.000 đầu đạn. Đồng thời tin tức về việc Nhật Bản có tham vọng trở thành siêu cường hạt nhân không phải là chuyện mới mẻ gì bởi năm 1957, Tổ chức ước tính tình báo quốc gia Mỹ (NIE) đã xác nhận rằng Nhật Bản đang là ứng viên hàng đầu để theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng một thập niên tới (theo báo cáo Potter & Mukhatzhanova năm 2010). Ngay cả nếu như chương trình vũ khí hạt nhân mang tính khả thi thì tác động của nó sẽ rất to lớn. Thứ nhất là trở ngại ngay trong nước Nhật liên quan đến việc cấm vận chuyển các vật liệu hạt nhân dùng cho nhu cầu quân sự. Yêu cầu này đã được quy định trong Luật căn bản về năng lượng nguyên tử (BLAE). Tuy nhiên, Quốc hội Nhật Bản có thể gỡ bỏ quy định này với sự ủng hộ từ các nghị sỹ đối lập.
Năm 2002, Phó chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Shinzo Abe (sau này là Thủ tướng Nhật) đã đăng đàn công khai nói rằng Nhật Bản có thể phát triển vũ khí hạt nhân một cách hợp pháp miễn là các kho dự trữ vẫn ở mức nhỏ – có nghĩa là dùng cho các mục đích phòng thủ. Nhưng với tư cách là thành viên của NPT, nếu phát triển vũ khí hạt nhân thì Nhật Bản sẽ vi phạm luật quốc tế trừ phi họ rút khỏi hiệp ước này. Nếu một khi Mỹ rút một lượng đáng kể quân số ra khỏi khu vực, Nhật Bản sẽ có xu hướng tăng cường khả năng quốc phòng và tái xét lại tổng thể vị trí chiến lược của mình. Ngoài ra nếu Mỹ cắt giảm mạnh kho dự trữ của họ thì sẽ đặt ra câu hỏi về khả năng của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản, vô hình trung tạo nên cám dỗ thôi thúc Nhật Bản tự thiết lập chương trình vũ khí hạt nhân cho riêng mình. Mặt khác, học giả Huge White cho rằng sự phụ thuộc của Nhật Bản vào an ninh Mỹ có thể mang tính trách nhiệm hơn nếu mối quan hệ Mỹ – Trung nảy nở khiến lợi ích của Tokyo bị gạt ra rìa và khuyến khích nước này gia tăng vị thế của mình.
THAM KHẢO THÊM: