Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. Thâm canh giúp tăng năng suất, sản lượng của cây trồng. Sau đây là nguyên nhân khiến Nhật Bản phải thâm canh và một số kiến thức liên quan về nông nghiệp Nhật Bản, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Nguyên nhân khiến Nhật Bản phải đẩy mạnh thâm canh:
Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản phải đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp là:
A. thiếu lương thực thực phẩm.
B. diện tích đất nông nghiệp ít.
C. công nghiệp phát triển.
D. muốn tăng năng suất.
Đáp Án: B
Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. Thâm canh giúp tăng năng suất, sản lượng của cây trồng.
2. Khái quát nền nông nghiệp Nhật Bản:
Nền nông nghiệp Nhật Bản mang nhiều đặc điểm nổi bật biến nền nông nghiệp quốc gia này trở thành “kiểu mẫu” bởi các đặc điểm sau:
– Nông nghiệp Nhật Bản tuy phát triển nhưng lại chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 1%, nắm vai trò thức yếu. Diện tích đất trồng rất ít chỉ chiếm chưa đầy 14% diện tích lãnh thổ. Điều kiện thiên nhiên không ủng hộ, xong thứ họ thu về lại đạt kết quả đáng mơ ước.
– Nền nông nghiệp Nhật Bản ưu tiên phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản.
– Mặc dù diện tích đất trồng trọt ít, đất không màu mỡ, phì nhiêu, điều kiện thiên nhiên ban tặng cũng chẳng ưu ái, hỗ trợ, nhưng lúa gạo vẫn được trồng trên đất nước Nhật, là cây trồng chính với diện tích chiếm khoảng 50% diện tích đất canh tác. Ngoài ra, họ còn trồng các cây trồng phổ biến như chè, thuốc lá, dâu tằm,…
– Về chăn nuôi ở quốc gia này tương đối phát triển. Họ chuyên tâm chăn nuôi chính với các con vật như lợn, gà, bò nhằm cung cấp, đáp ứng một nhu cầu lớn của thị trường tiêu thụ.
– Hải sản cũng được chú trọng, sản lượng hải sản đánh bát hàng năm cao chủ yếu với các loại cá thu, cá ngừ, tôm, cua,… Nghề nuôi trồng thủy sản được chú trọng thúc đẩy và phát triển. Họ tập trung vào nuôi trồng tôm, sò, trai lấy ngọc, rong biển,… nhiều hơn.
Một đặc điểm khác của nông nghiệp Nhật Bản là cam kết mạnh mẽ về chất lượng và hương vị. Là một quốc gia khắt khe và khó tính, họ có yêu cầu rất cao về chất lượng các sản phẩm, đề cao tính an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, chất lượng các sản phẩm nông sản của Nhật đều đạt được các yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe nhất. Hiện nay, diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản đã cắt giảm bớt diện tích nông nghiệp của quốc gia này rất nhỏ và ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời, cơ cấu bữa ăn của người Nhật cũng đã được thay đổi theo xu hướng ăn uống của người Phương Tây, bắt đầu giảm lượng gạo trong khẩu phần bữa ăn.
Nó cũng như một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề lương thực, lúa gạo khi nguồn cung đang bị ảnh hưởng giảm dần do tác động của thiên nhiên. Ngoài ra, lý do để giảm thiểu diện tích đất trồng lúa còn được lý giải bằng việc quốc gia này đang tăng cường diện tích đất để trồng một số cây trồng khác thích hợp hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúa gạo như chè, thuốc lá, dâu tằm,… Tuy điều kiện thiên nhiên không ưu đãi, nhưng bằng sự cố gắng không ngừng của con người, cùng sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại đã giúp quốc gia chịu nhiều thiệt thòi về tài nguyên này vẫn đứng vững trong top những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Đồng thời, họ vẫn duy trì được một nguồn cung hợp lý đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản của người dân trong thị trường nước nhà.
3. Lý do Nhật Bản thành công trong việc nâng tầm giá trị nông sản:
Tạo giá trị hoàn hảo cho nông sản
Nông nghiệp Nhật Bản vào những năm đầu thế kỷ 20 giống như nhiều nước châu Á có nền nông nghiệp lúa nước, công nghệ canh tác còn tương đối lạc hậu. Do đó, có nhiều loại cây trồng được mang về từ nước ngoài. Điều đáng nói là những giống cây trồng đó qua nhiều giai đoạn đều được áp dụng công nghệ Nhật Bản, dần dần biến đổi trở thành những sản phẩm có chất lượng cao, không những đáp ứng thị trường trong nước mà còn được thị trường nước ngoài ở phân khúc thượng lưu ưa chuộng.
Để đảm bảo thương hiệu, Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản đã công bố danh mục các giống cây trồng cấm đưa ra nước ngoài. Đây là biện pháp thực hiện nhằm vừa ngăn chặn việc các giống cây đặc biệt bị đưa ra nước ngoài, vừa thúc đẩy việc bảo vệ các thương hiệu nội địa hướng tới mục tiêu 5 nghìn tỷ yên từ giá trị xuất khẩu nông sản của Chính phủ Nhật. Do là quốc gia có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nên diện tích nông nghiệp của Nhật Bản chỉ chiếm 14% diện tích lãnh thổ. Nên tại Nhật Bản loại nông sản nào cũng có thể trồng, nhưng số lượng ít, và để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, loại nông sản nào cũng phải nhập khẩu. Ngược lại, chất lượng hàng nông sản của Nhật Bản thì vô cùng cao khi có giá đắt nhất tại tất cả các siêu thị, còn các loại nông sản như thịt bò, cá, rau quả… nhập từ Mỹ, Australia… thì lại rẻ và dành cho phân khúc người tiêu dùng bình dân. Mặc dù thế, trên kệ hàng, nông sản Nhật Bản bao giờ cũng hết trước.
Tự động hóa đang được áp dụng hoàn toàn tại Nhật Bản. Và bí quyết của nền nông nghiệp Nhật Bản là để tạo ra chất lượng tốt nhất là phải thực hiện “ba tinh chế”, đó là định vị chính xác, thiết bị tinh chế và kiểm soát chất lượng tinh chế. Điều này đã biến nền nông nghiệp Nhật Bản trở thành nền nông nghiệp cao cấp, với những sản phẩm hoàn hảo.
Triệt để xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phương
Nhật Bản có 47 tỉnh thành, và mỗi khu vực đều có đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau. Mỗi địa phương đều tận dụng triệt để điều kiện thuận lợi để tạo ra những sản phẩm có một không hai, xây dựng thương hiệu mạnh cho thị trường nông sản. Nhắc tới thành phố Kobe, tỉnh Hyogo là nghĩ ngay tới thịt bò Kobe, gạo ngon là tỉnh Niigata, dâu là Tochigi, hay khoai tây Tokyo…
Giá đắt ngoài mức tưởng tượng
Tại Nhật Bản, 9 sản phẩm nông sản Nhật Bản có kim ngạch bán ra nhiều nhất đó là gạo, sữa tươi, thịt bò, thịt lợn, trứng gà, thịt gia cầm, cà chua, sữa bò và dâu. Trong đó có những sản phẩm được bán đấu giá với mức giá rất cao. Việc “thổi giá” cho một số sản phẩm nông sản đã trở thành nét văn hóa thương mại, cách quảng bá đặc biệt của Nhật Bản. Năm 2019, một cặp dưa lưới được trồng tại thành phố Yubari (thuộc tỉnh Hokkaido) đã được bán với giá kỷ lục 5 triệu Yên (tương đương 45.000 USD). Mức giá này tương đương giá một chiếc xe ô tô Toyota hạng sang tại thị trường Nhật Bản.
Tại tỉnh Tochigi-khu vực đi đầu trong sản xuất dâu tây hơn nửa thế kỷ qua, ngoài việc cung cấp những quả dâu ngon cho người tiêu dùng còn trồng được những quả dâu có giá đắt. Theo Thống đốc tỉnh Tochigi, ông Fukuda Tomikazu thì có những quả dâu được đấu giá lên tới 50.000 Yen (tương đương hơn 10 triệu đồng). Tỉnh Tochigi nổi tiếng với loại dâu Tochiotome. Loại dâu này chiếm 90% sản lượng dâu của toàn tỉnh, chinh phực người tiêu dùng bởi độ to và ngọt, có màu đỏ đậm. Nó được mệnh danh là “cô gái Tochigi” bởi sự tan chảy khi thưởng thức dâu. Ngoài ra, giống dâu Skyberry khiến trái tim của những người yêu dâu đổ gục bởi độ thơm. Loài dâu này được ví như những nốt nhạc có vị chua ngọt.
Vậy hiếm có quốc gia nào trên thế giới lại tạo ra những sản phẩm nông sản hoàn hảo như ở Nhật Bản. Một yếu tố quan trọng để đạt được như vậy là Nhật Bản đã tận dụng triệt để trí tuệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và coi chất lượng sản phẩm là mục đích.
THAM KHẢO THÊM: