Nhật Bản thường xuyên hứng chịu thiên tai động đất, núi lửa. Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ. Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản thường xuyên xảy ra các trận động đất và núi lửa hoạt động mạnh. Bài viết sau đây sẽ làm rõ thiên tai động đất tại Nhật Bản, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Thiên tai nào sau đây thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản:
A. Cháy rừng.
B. Động đất.
C. Hạn hán.
Chọn B
Nhật Bản thường xuyên hứng chịu thiên tai động đất, núi lửa. Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ, sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương nơi thường xuyên xảy ra các trận động đất và núi lửa hoạt động mạnh, Nhật Bản đã ghi nhận khoảng 2% trong số những trận động đất có độ lớn từ 6 trở lên trên thế giới. Mỗi năm, nước này hứng chịu khoảng 2.000 trận động đất có độ rung lắc mà con người có thể cảm nhận được. Gần đây trận động đất mạnh 7,6 độ richter xảy ra vào ngày 1/1 đã phá hủy các tòa nhà, làm hàng chục nghìn ngôi nhà bị mất điện và khiến người dân ở một số khu vực ven biển phải sơ tán đến vùng đất cao hơn.
2. Lý do động đất thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản:
Có các lý do chính cho việc Nhật Bản có nhiều thiên tai:
– Quần đảo Nhật Bản được hình thành bởi bốn mảng (mảng Biển Philippine, mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mỹ, mảng Á- Âu), và các hoạt động địa chấn và núi lửa đang diễn ra do chuyển động của các mảng. Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất là do Nhật Bản có đến 4 mảng va chạm vào nhau. Sự chuyển động của mảng kiến tạo không chỉ ảnh hưởng đến động đất mà còn ảnh hưởng đến núi lửa. Sự va chạm này cũng khiến magma tích trữ dưới núi lửa. Đổi lại, nhờ điều này mà Nhật Bản có nguồn suối nước nóng dồi dào. Có nhiều thí nghiệm địa nhiệt đang được tiến hành, mục đích là để tận dụng nguồn năng lượng khổng lồ này. Số trận động đất dao động khác nhau qua từng năm. Một vài thành phố chịu ít hơn 500 trận động đất, ít hơn ¼ so với bình thường, đây là một dấu hiệu xấu. Các mảng kiến tạo vẫn chuyển động nhưng năng lượng phát sinh lại không được giải phóng. Không có động đất đồng nghĩa với việc năng lượng bị tích tụ, dẫn đến khả năng xảy ra một trận động đất với quy mô đáng sợ trong tương lai.
Nhật Bản nằm dọc Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào. Khu vực này có hình dạng tương tự vành móng ngựa, bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương. Trong vành đai lửa, một số mảng kiến tạo bao gồm mảng địa tầng Thái Bình Dương và mảng kiến tạo Philipines thường xuyên phân tách và va chạm. Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng lớn luôn luôn di chuyển. Khi các mảng tương tác với nhau, chúng gây tác động lớn. Sự dịch chuyển của mảng kiến tạo Philipines phía dưới mảng Á – Âu có khả năng gây ra những trận động đất gần đây tại Nhật Bản.
– Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng lớn luôn luôn di chuyển. Khi các mảng tương tác với nhau, chúng gây tác động lớn. Theo nhà địa vật lý Paul Caruso, sự dịch chuyển của mảng kiến tạo Philipines phía dưới mảng Á – Âu có khả năng gây ra những trận động đất gần đây tại Nhật Bản. Trong Vành đai lửa Thái Bình dương, một số mảng kiến tạo va chạm và cọ xát với nhau. Trong các đới hút chìm, một mảng kiến tạo sẽ bị uốn cong và trượt xuống dưới phía đối diện, làm cho lớp vỏ chìm xuống. Đầu năm nay, vào tháng 4 đã có một trận động đất cường độ 7,0 độ richter xảy ra ở vùng Kumamoto thuộc phía Nam nước Nhật, chỉ 2 ngày sau khi diễn ra một trận động đất 6,2 độ richter cũng ở khu vực này.
– Núi dốc chiếm phần lớn diện tích đất liền, sông ngòi ngắn và chảy xiết. Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa Châu Á, lượng mưa lớn thường xảy ra vào mùa mưa và mùa bão. Bên cạnh đó các thành phố và đất nông nghiệp đều tiếp giáp với sông, bờ biển và núi lửa.
Có thể thấy, có nhiều yếu tố như địa hình, khí hậu, phương thức sử dụng đất bắt nguồn từ đó có khả năng xảy ra thiên tai và dễ bị thiệt hại lớn. Chỉ cần sống ở Nhật Bản, người dân không thể tránh khỏi những thảm họa thiên nhiên.
3. Các trận động đất đã xảy ra tại Nhật Bản:
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia thường xuyên trải qua động đất và sóng thần. Nhật Bản nằm dọc Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào. Khu vực này có hình dạng tương tự vành móng ngựa, bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương. Trong vành đai lửa, một số mảng kiến tạo bao gồm mảng địa tầng Thái Bình Dương và mảng kiến tạo Philipines thường xuyên phân tách và va chạm. Sau đây có thể kể tới một số trận động đất ở Nhật Bản gồm:
Ngày 16/1/1995: Trận động đất có độ lớn 7,3 tấn công miền trung Nhật Bản tàn phá thành phố cảng Kobe. Với hơn 6.400 người thiệt mạng và thiệt hại lên tới 100 tỷ USD, đây được đánh giá là trận động đất gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với Đất nước mặt trời mọc trong 50 năm qua.
Ngày 23/10/2004: Trận động đất có cường độ 6,8 đã làm rung chuyển vùng Niigata cách Tokyo khoảng 250km về phía bắc, làm 65 người thiệt mạng và 3.000 người bị thương.
Ngày 11/3/2011: Trận động đất có độ lớn lên tới 9,0 và sóng thần đã xuất hiện tại khu vực đông bắc Nhật Bản. Thiên tai đã cướp đi tính mạng của gần 20.000 người và gây ra vụ rò rỉ phóng xạ hạt nhân nghiêm trọng từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trên thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl.
Ngày 16/4/2016: Thành phố Kumamoto trên đảo phía nam Nhật Bản đã hứng chịu trận động đất có cường độ 7,3. Hơn 220 người đã thiệt mạng do trận động đất này.
Ngày 18/6/2018: Tại Osaka, 4 người đã thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương và các dây chuyền sản xuất tại một khu công nghiệp phải tạm dừng hoạt động sau trận động đất có cường độ 6,1.
Ngày 6/9/2018: Trận động đất có độ lớn 6,7 đã làm tê liệt đảo Hokkaido ở phía bắc Nhật Bản. Theo thống kê, ít nhất 7 người thiệt mạng đã thiệt mạng, hơn 5,3 triệu cư dân sống trong cảnh mất điện và nhiều vụ sạt lở đã xuất hiện sau động đất.
Ngày 13/2/2021: Trận động đất có cường độ 7,3 đã xảy ra ngoài khơi bờ biển Fukushima ở miền đông Nhật Bản, làm hàng chục người bị thương và mất điện trên diện rộng.
Ngày 16/3/2022: Động đất với độ lớn tương tự tiếp tục xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển Fukushima. Hai người đã thiệt mạng và gần 100 người khác bị thương. Trận động đất này gợi lại ký ức về thảm động đất và sóng thần xảy ra hơn 1 thập kỷ trước đó.
Ngày 1/1/2024: Trong buổi chiều đầu tiên của năm mới, đã xảy ra một trận động đất với cường độ mạnh 7,6 ở khu vực miền trung Nhật Bản. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết, chấn tâm của trận động đất cách thành phố Wajima, tỉnh Ishikawa khoảng 30km về phía đông-đông bắc, với độ sâu chấn tiêu khoảng 16km. Theo đó, cơn địa chấn này được xác định ở cấp cao nhất trên thang cường độ địa chấn 7 cấp của Nhật Bản. Lần gần nhất trước đó Nhật Bản từng chứng kiến động đất mạnh như vậy là vào cuối năm 2018 tại Hokkaido.
Số liệu thống kê cho thấy, Nhật Bản đã hứng chịu 155 trận động đất ở các cấp độ khác nhau trong đó, đa số được xác định là dư chấn của trận động đất đầu tiên có độ lớn 7,6. Cơ quan chức năng của Nhật Bản vẫn đang đánh giá mức độ thiệt hại do động đất và các dư chấn gây ra. Đến nay, đã có ít nhất 30 người thiệt mạng và số người chết được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Động đất đã tàn phá hàng trăm tòa nhà và đẩy hàng chục nghìn hộ gia đình sống trong cảnh mất điện
THAM KHẢO THÊM: