Nhật Bản là quốc gia có những thành tựu vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ đến văn hóa và trong cả lĩnh vực nông nghiệp. Với diện tích đất đai hẹp nhưng tinh thần sáng tạo không giới hạn, nền nông nghiệp Nhật Bản đã trở thành một điển hình cho sự phát triển vượt bậc. Sau đây là bài viết phân tích nền nông nghiệp Nhật Bản, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Nhận xét không đúng về nông nghiệp của Nhật Bản là:
A. những năm gần đây một số diện tích trồng cây khác được chuyển sang trồng lúa.
B. chè, thuốc lá, dâu tằm là những cây trồng phổ biến.
C. chăn nuôi tương đối phát triển, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà.
Chọn đáp án A
2. Giới thiệu về nông nghiệp Nhật Bản:
Nhật Bản là một quốc đảo với khoảng 72% diện tích đất nước là đồi núi, giữa là cao nguyên và bồn địa. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm chưa đến 14% diện tích lãnh thổ. Do nguồn tài nguyên đất sử dụng để phát triển nông nghiệp rất hạn chế, buộc người Nhật phải nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại và tối ưu hóa việc sử dụng đất đai cũng như nguồn nước.
Nông nghiệp Nhật Bản tập trung đa dạng nhiều loài cây trồng với các ngành chính gồm trồng lúa, rau, trái cây như táo, cam, quýt, lê và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đất nước mặt trời mọc nổi tiếng với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng hàng đầu thế giới. Không chỉ người Nhật Bản, Việt Nam mà người dân nhiều nước cũng rất chuộng đồ Nhật.
Chính phủ nước bạn đã rất thành công khi xây dựng được nhận thức tiêu dùng cho các sản phẩm Made in Japan. Sản phẩm được bán trên thị trường đều phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm chặt chẽ, có chứng nhận bởi chính phủ hoặc các tổ chức uy tín. Và họ cũng làm rất tốt việc biến nông nghiệp lạc hậu trở thành ngành phát triển và hiện đại.
Nông nghiệp Nhật Bản trước khi cải cách
Trước đây, nông nghiệp của xứ sở hoa anh đào cũng lạc hậu và nghèo nàn. Lúa nước là cội nguồn chính. Ngoài ra, người dân cũng đa dạng các loại cây trồng khác như lúa mì, lúa mạch, đỗ tương, củ cải…
Thời bấy giờ, có đến 80% dân số Nhật Bản gắn bó với nghề nông. Người dân canh tác theo kiểu truyền thống nên năng suất mang lại không cao. Thêm vào đó, việc thường xuyên phải đối mặt với bão lũ, động đất phá hoại mùa màng khiến cuộc sống của họ rơi vào cảnh lầm than.
Và cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị đã bùng nổ, tạo nên một bước ngoặt lớn trong kinh tế xứ sở hoa anh đào nói chung và nền nông nghiệp nói riêng.
Nền nông nghiệp sau cải cách
Người Nhật bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp canh tác của phương Tây để áp dụng linh hoạt trong nền nông nghiệp nước nhà. Họ liên tục thử nghiệm và lai ghép cho ra những loại cây nông nghiệp mới với chất lượng tốt và năng suất cao hơn. Nhiều phương pháp thâm canh được sử dụng để tối đa sản lượng.
Đặc biệt, các loại máy móc nông nghiệp được áp dụng triệt để như máy ủi, máy cày… giúp giảm sức lao động và gia tăng sản lượng một cách đáng kinh ngạc. Điều này được minh chứng qua sản lượng gạo tăng từ 9,5 triệu tấn năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975.
Nông nghiệp Nhật Bản hiện đại
Hiện nay, nền nông nghiệp Nhật Bản rất phát triển với việc áp dụng kỹ thuật mới, tự động hoá và robot. Nông sản đều đạt chất lượng tốt và năng suất cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU… Tuy nhiên, người dân Nhật hiện đã không còn mặn mà với việc mưu sinh trên đồng ruộng, số lượng nông dân chỉ còn vỏn vẹn 3%, dẫn đến việc thiếu hụt lao động trầm trọng. Bởi vậy, các đơn hàng đi XKLĐ ngành nông nghiệp rất nhiều thu hút nhiều lao động đăng ký tham gia.
3. Yếu tố giúp nền nông nghiệp Nhật Bản phát triển:
Mặc dù tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển nông nghiệp rất hạn chế nhưng xứ sở hoa đào vẫn sở hữu một nền nông nghiệp phát triển đáng để nhiều quốc gia học tập nhờ vào các yếu tố sau:
Sử dụng robot
Máy móc và robot hiện đang có những đóng góp không nhỏ cho nền nông nghiệp xứ sở mặt trời mọc. Robot là lực lượng lao động chính tại nhiều nông trại, làm hầu hết các khâu từ tưới nước, bón phân cho đến thu hoạch. Trong khi đó, các máy móc hiện đại cũng được ứng dụng như máy cày tự hành có thể canh tác và bón phân sau khi kiểm tra chất lượng đất, các loại máy thu hoạch và thiết bị như một chiếc balo giúp người dân thu hoạch trái cây… Việc áp dụng này đã giúp sản lượng các loại nông sản tăng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Đồng thời, chất lượng sản phẩm cao khẳng định vị thế nông sản Nhật trên thị trường quốc tế.
Cũng giống như những ngành nghề khác, nông nghiệp Nhật Bản đang dần có sự thay đổi toàn diện trong thời đại 4.0. Robot hiện đang góp phần không nhỏ trong phát triển ngành nông nghiệp Nhật Bản. Để hỗ trợ việc thu hoạch nông sản, robot được tạo ra với kích thước nhỏ gọn để có thể dễ dàng luồn qua các khe trống giữa 2 luống canh tác mà không làm ảnh hưởng đến cây trồng.
Từ khi sử dụng robot trong nông nghiệp, Nhật Bản đã cho ra những con số vô cùng bất ngờ. Nếu năm 1868, Nhật Bản sử dụng 80% dân số tham gia vào hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp thì đến thời điểm hiện tại, chỉ có 3% dân số tham gia hoạt động nông nghiệp. Con số này khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục. Có thể thấy, việc sử dụng robot trong ngành nông nghiệp Nhật Bản đã đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn đối với nền nông nghiệp nước này.
Đầu tiên, phải kể đến sản lượng cho ra hàng năm. Từ khi ứng dụng robot vào sản xuất, sản lượng nông nghiệp không chỉ đáp nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Chất lượng của sản phẩm nông nghiệp cũng được cải thiện rất nhiều, đem lại giá trị kinh tế cao, khẳng định vị trí mặt hàng nông sản của Nhật trên thương trường thế giới. Ngành nông nghiệp Nhật Bản đang có sự đầu tư đúng đắn, tập trung vào điểm mạnh là áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa thiết bị tân tiến nhất tham gia sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc
Áp dụng kỹ thuật nhà kính
Nếu như nền nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thời tiết và mùa vụ thì việc nuôi trồng và canh tác của nông nghiệp Nhật Bản diễn ra quanh năm. Nhờ vào trồng trọt trong nhà kính mà các loại nông sản phát triển không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay khí hậu.
Văn hóa của người Nhật trong nông nghiệp
Người dân xứ sở hoa anh đào rất yêu quý thiên nhiên nên khi trồng loại cây nào họ cũng đều nghĩ tới sự sống còn của chúng. Người nông dân Nhật sẽ để 5 – 10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên. Tại đất nước này, làm hàng giả, nhái, kém chất lượng đều bị nghiêm cấm và phạt rất nặng, còn bị xã hội tẩy chay. Họ cho rằng những người này là “kẻ diệt chủng” và phải nhận những hình phạt thích đáng. Bởi vậy, trên thị trường Nhật gần như không có sản phẩm độc hại. Các nông sản nhập khẩu vào cũng phải qua sự kiểm định rất khắt khe.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật không cho phép sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học bừa bãi. Phần lớn họ sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn và theo đuổi nông nghiệp hữu cơ.
THAM KHẢO THÊM: