Biểu đồ đường là một trong các loại biểu đồ thường hay xuất hiện trong các bài tập thực hành môn địa lý chương trình phổ thông. Sau đây là bài tập vẽ biểu đồ đường môn địa lý có đáp án và cách vẽ loại biểu đồ đường hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây!
Mục lục bài viết
1. Bài tập vẽ biểu đồ đường môn Địa lý:
Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH CHO SẢN PHẨM MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016 (Đơn vị: Nghìn ha)
Năm | 2010 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Điều | 339,8 | 300,9 | 285,8 | 280,3 | 288,3 |
Cao su | 429,1 | 548,8 | 570,0 | 593,8 | 600,1 |
Cà phê | 518,2 | 581,3 | 588,8 | 604,3 | 622,2 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự phát triển của một số sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2016?
b) Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2016?
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
DIỆN TÍCH CHO SẢN PHẨM MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
– Các sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian.
+ Cây điều có diện tích nhỏ nhất (288,3 nghìn ha) và có xu hướng giảm (51,5 nghìn ha) nhưng không ổn định.
+ Cây cao su tăng lên liên tục và tăng thêm 171 nghìn ha.
+ Cây cà phê có diện tích lớn nhất (622,3 nghìn ha), tăng lên liên tục qua các năm và tăng thêm 104 nghìn ha.
– Tốc độ tăng của các cây công nghiệp cũng khác nhau. Cây cao su tăng nhanh nhất (139,9%), tiếp đến là cây cà phê (120,1%) và cây điều giảm (84,8%).
* Giải thích
Sự tăng, giảm không ổn định của các sản phẩm cây công nghiệp là do ảnh hưởng của sự không ổn định thị trường trong nước và quốc tế. Sự ưu chuộng về một sản phẩm sẽ kích thích việc mở rộng sản xuất, mở rộng diện tích cây trồng và ngược lại. Ngoài ra còn do một số yếu tố tự nhiên (khí hậu, đất đai,…) và yếu tố kinh tế (cơ sở chế biến, bảo quản, vận chuyển,…).
Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2015
Năm | Tổng số dân (nghìn người) | Sản lượng lương thực (nghìn tấn) | Bình quân lương thực theo đầu người (kg / người) |
1990 | 66016 | 19879,7 | 301,1 |
2000 | 77635 | 34538,9 | 444,9 |
2005 | 82392 | 39621,6 | 480,9 |
2010 | 86947 | 44632,2 | 513,4 |
2015 | 91731 | 50498,3 | 550,6 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ phát triển của tổng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta, giai đoạn 1990 – 2015?
b) Nhận xét và giải thích.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
* Xử lí số liệu
– Công thức: Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm trước / giá trị năm gốc x 100%.
– Lấy năm 1990 là 100%, áp dụng công thức trên. Ta tính được bảng sau:
TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC
THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2015 (Đơn vị: %)
Năm | Tổng số dân | Sản lượng lương thực | Bình quân lương thực theo đầu người |
1990 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
2000 | 117,6 | 173,7 | 148,7 |
2005 | 124,8 | 199,3 | 159,7 |
2010 | 131,7 | 224,5 | 170,5 |
2015 | 138,9 | 254,0 | 182,9 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
* Vẽ biểu đồ
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2015
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
– Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều có xu hướng tăng liên tục qua các năm.
– Sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (254%), tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người (182,9%) và dân số có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (138,9%).
– Giai đoạn 1990 – 2015, sản lượng lương thực tăng nhanh và tăng thêm 30618,6 nghìn tấn; dân số tăng thêm 25715 nghìn người và bình quân lương thực đầu người tăng 249,5 kh/người.
* Giải thích
– Sản lượng lương thực tăng nhanh là do sự phát triển của cơ giới hóa trong nông nghiệp, việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa có chất lượng cao,… sản lượng lương thực tăng nhanh đã làm cho bình quân lương thực tăng theo.
– Dân số tăng do qui mô dân số ở nước ta lớn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn ở mức cao so với nhiều nước trên thế giới.
Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 (Đơn vị: %)
Năm | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Việt Nam | 100,0 | 138,8 | 152,1 | 165,5 | 173,4 |
Thái Lan | 100,0 | 102,7 | 129,4 | 142,7 | 151,5 |
Bru-nây | 100,0 | 120,5 | 127,4 | 121,8 | 118,8 |
Cam-pu-chia | 100,0 | 105,0 | 102,4 | 101,8 | 100,1 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2011 – 2015?
b) Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP và giải thích tại sao Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá nhanh?
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
– Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP khác nhau.
– Việt Nam có tốc độ tăng liên tục và tăng nhanh nhất (173,4%).
– Thái Lan có tốc độ tăng liên tục và tăng nhanh thứ hai (151,5%).
– Bru-nây có tốc độ tăng (118,8%) nhưng không ổn định (2011 – 2013 tăng; 2013 – 2015 giảm).
– Cam-pu-chia có tốc độ tăng chậm nhất (100,1%) nhưng không ổn định (2011 – 2012 tăng; 2012 – 2015 giảm).
* Giải thích
– Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng không giống nhau là do mỗi quốc giá có chính sách thương mại riêng và các điều kiện về tự nhiên, kinh tế – xã hội khác nhau.
– Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bền vững do những chính sách hội nhập, đa phương hóa với nhiều thị trường. Đầu tư và thu hút vốn đầu tư mạnh từ các nước phát triển để phát triển kinh tế – xã hội,…
Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP/NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: %)
Năm | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Ma-lai-xi-a | 100,0 | 115,0 | 119,5 | 121,0 | 124,7 | 107,7 |
Phi-lip-pin | 100,0 | 110,6 | 121,4 | 129,9 | 133,9 | 135,4 |
Việt Nam | 100,0 | 123,4 | 137,3 | 149,8 | 161,2 | 165,7 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia Đông Nam Á, giai đoạn 2010 – 2015?
b) Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia.
Lời giải
a) Vẽ biểu đồ
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP/NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA QUA CÁC NĂM
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
– GDP/người của các quốc gia đều có xu hướng tăng nhưng có sự khác nhau.
– GDP/người của Việt Nam có tốc độ tăng liên tục và tăng nhanh nhất (165,7%).
– GDP/người của Phi-lip-pin tăng liên tục và tăng nhanh thứ hai (135,4%).
– GDP/người của Ma-lai-xi-a tăng (107,7%) nhưng không ổn định.
+ Giai đoạn 2010 – 2014 tăng và tăng thêm 24,7%.
+ Giai đoạn 2014 – 2015 giảm và giảm 17%.
* Giải thích
– GDP/người của các quốc gia đều tăng là do hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
– Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là do nhờ những chính sách, chiến lược đúng đắn của Nhà nước; thực hiện phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa và các sản phẩm của Việt Nam thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính (Bắc Mĩ, EU, Nhật,…).
2. Bài tập bổ sung:
Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG HỒ TIÊU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
Năm | 2010 | 2014 | 2015 | 2017 |
Diện tích (nghìn ha) | 51,3 | 85,6 | 101,6 | 152,0 |
Sản lượng (nghìn tấn) | 105,4 | 151,6 | 176,8 | 241,5 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2010 – 2017?
b) Nhận xét về tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta. Giải thích?
Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 – 2012
Năm | 1995 | 2000 | 2006 | 2010 | 2012 |
Than (triệu tấn) | 8,4 | 11,6 | 38,8 | 44,8 | 45,1 |
Dầu thô (triệu tấn) | 7,6 | 16,3 | 16,8 | 15,0 | 16,7 |
Điện (tỉ kwh) | 14,7 | 26,7 | 57,9 | 91,7 | 115,1 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta thời kỳ 1995 – 2012?
b) Nhận xét tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm năng lượng ở nước ta. Giải thích vì sao sản lượng điện tăng nhanh?
Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG,
GIAI ĐOẠN 2000 – 2015
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2015 |
Diện tích (nghìn ha) | 1212,6 | 1186,1 | 1155,5 | 1150,1 |
Sản lượng (nghìn tấn) | 6586,6 | 6398,4 | 6796,8 | 6803,4 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt)
a) Vẽ biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả năm ở vùng đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 2000 – 2015?
b) Nhận xét biểu đồ đã vẽ. Giải thích tại sao năng suất lúa ở vùng Đồng bằng sông Hồng ngày càng tăng?
Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH XUẤT – NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA TRONG,
GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 (Đơn vị: triệu USD)
Năm | Kim gạch xuất khẩu | Kim gạch nhập khẩu |
2000 | 14 482,7 | 15 636,5 |
2005 | 32 447,1 | 36 761,1 |
2010 | 72 236,7 | 84 836,6 |
2014 | 114 529,2 | 113 780,4 |
2017 | 150 217,1 | 147 849,1 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2017?
b) Nhận xét và giải thích.
3. Cách vẽ biểu đồ đường:
Bước 1: Xử lí bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ
– Phân tích bảng số liệu đã xử lí (tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất) để xây dựng hệ tọa độ.
– Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.
– Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lí chiều cao trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.
Bước 2: Vẽ biểu đồ
– Đánh số chuẩn trên trục tung phải cách đều nhau.
– Chia khoảng cách năm ở trục hoành đúng và hợp lí.
– Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).
– Năm đầu tiên chính là trục tung (không có khoảng cách như biểu đồ cột).
– Nối các điểm bằng các đoạn thẳng (nên hoàn thành từng đường nhằm tránh nối nhầm).
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
– Ghi số liệu tại các điểm (nếu các đường quá gần nhau thì không nhất thiết phải ghi).
– Viết đơn vị vào trục tung và trục hoành.
– Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
– Đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ.
– Không dùng chung một kí hiệu cho nhiều đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.
4. Cách nhận xét biểu đồ đường:
* Trường hợp thể hiện một đối tượng
– So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu.
– Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không?
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.
– Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
* Trường hợp cột có hai đường trở lên
– Nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c, d.
– Tiến hành so sánh (cao, thấp,…), tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
– Kết luận và giải thích.
THAM KHẢO THÊM: