Kiến thức bài 6 lịch sử lớp 9 là dạng kiến thức quan trọng trong chương trình lịch sử trung học cơ sở. Tổng hợp sơ đồ tư duy lịch sử 9 bài 6 sau đây sẽ giúp các em học sinh nắm được các kiến thức cơ bản, từ đó có cách tiếp cận dễ dàng hơn với môn học này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Sơ đồ tư duy Lịch sử 9 Bài 6 đầy đủ:
- 2 2. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 6:
- 3 3. Trả lời câu hỏi Lịch sử lớp 9 bài 6:
-
- 3.0.1 Câu 1: Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong cuộc sống phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
- 3.0.2 Câu 2: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Công Hòa Nam Phi đã đạt được thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?
- 3.0.3 Câu 3: Trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
-
- 4 4. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 6:
1. Sơ đồ tư duy Lịch sử 9 Bài 6 đầy đủ:
Mẫu số 1:
Mẫu số 2:
2. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 6:
2.1. Tình hình chung:
– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Phi đều là thuộc địa của tư bản phương Tây.
– Sau Chiến tranh, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập diễn ra sôi nổi.
+ Khởi đầu là phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Phi. Cuộc binh biến ở Ai Cập (7-1952), cuộc dấu tranh vũ trang kéo dài 8 năm của nhân dân An- giê-ri (1954-1962).
+ Tiếp theo là phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ở khắp châu Phi chống lại sự thống trị của các nước đế quốc.
– Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với 17 nước tuyên bố dộc lập.
– Năm 1975, hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha tan rã, ra đời các quốc gia độc lập: Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích… và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở cộng hoà Nam Phi (1993).
– Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
– Từ cuối những năm 80, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định như:
+ Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần và bệnh tật…
+ Chia rẽ và xung đột, nội chiến đã và đang làm cho các nước châu Phi ngày càng khó khăn, lâm vào những thảm hoạ đau.
– Đã hình thành tổ chức khu vực – tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU)
2.2. Cộng hòa Nam Phi:
– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên bang Nam Phi nằm trong khối Liên hiệp Anh.
– Năm 1961, trước áp lực đấu tranh của nhân dân, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.
– Thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa A-pác-thai) trong hơn 3 thế kỉ ở Nam Phi.
– Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen bền bỉ đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc, cộng đồng quốc tế đã ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân da đen.
– Tháng 12/1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp.
– Tháng 4/1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen-Xơn Man-đê-la đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên ở đây.
– Chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen.
3. Trả lời câu hỏi Lịch sử lớp 9 bài 6:
Câu 1: Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong cuộc sống phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
– Châu Phi nằm trong tình thế bất ổn: Xung đột, nội chiến, đói nghèo và bệnh tật (từ năm 1987 đến năm 1997 đã có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở Uanda có tới 800 nghìn người chết và 1,2 triệu người phải lang thang, chiếm 1/10 dân số).
– Châu Phi có 57 quốc gia nhưng có đến 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất của thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người) tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới (Ruanda 5,2%/năm)
– Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới. Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới
– Đầu thập kỉ 90, châu Phi nợ nần chồng chất: 300 tỉ USD.
=> Chính những điều đó đã cản trở rất nhiều đến sự phát triển của những nước trong khu vực này.
Câu 2: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Công Hòa Nam Phi đã đạt được thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?
Sau đợt chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. Kết quả buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai năm 1993. Nen-xơn Man-đê la là lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử Cộng hoà Nam Phi. Nạn phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ, nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 3: Trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và thu được một số thành tựu ban đầu. Tuy nhiên, châu Phi vẫn là một châu lục nghèo nàn, lạc hậu và gặp rất nhiều khó khăn.
– Xung đột sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên. (bi thảm nhất là cuộc nội chiến ở Ruanđa năm 1994 giữa 2 bộ tộc Hutu và Tuxi làm 80 vạn người thiệt mạng, 1,2 triệu người phải đi tị nạn.
– Bệnh tật và mù chữ, sự bùng nổ dân số.
– Đói nghèo, nợ nước ngoài chồng chất. (Trong số 43 nước nghèo nhất thế giới (1997) thì Châu Phi có 29 nước. Số nợ lên tới 300 tỉ USD – đầu những năm 90). Tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập (5/1963) đến năm 2002 đổi thành liên minh châu Phi (AU) đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục song còn phải rất lâu dài, gian khổ mới thu được kết quả.
4. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 6:
Câu 1. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở:
A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi.
Đáp án: B
Giải thích:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc ở châu Phi diễn ra mạnh mẽ, nhất là khu vực Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa tiêu biểu là ở An-giê-ri, Ai Cập,..
Câu 2. Năm 1960, có bao nhiêu nước châu Phi tuyên bố độc lập?
A. 15 B. 16 C. 17 D. 18
Đáp án: C
Giải thích:
Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước tuyên bố độc lập.
Câu 3. Trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào?
A. Pháp B. Tây Ban Nha C. Bồ Đào Nha D. Anh
Đáp án: D
Giải thích:
Đầu thế kỉ XIX, Anh chiếm Nam Phi. Năm 1919, Liên bang Nam Phi được thành lập nằm trong khối Liên hiệp Anh.
Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.
Câu 4. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu?
A. Hơn 50 năm.
B. Hơn một thế kỉ.
C. Hơn hai thế kỉ.
D. Hơn ba thế kỉ.
Đáp án: D
Câu 5. Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo?
A. Đại hội dân tộc Phi
B. Liên hợp quốc
C. Tổ chức thống nhất châu Phi.
D. PLO
Đáp án: A
Giải thích:
Tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã lãnh đạo người da đen tiến hành cuốc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Câu 6. Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?
A. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do.
B. Bầu cử được tiến hành, người da đen được bầu làm tổng thống.
C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.
D. Người da trắng vẫn được hưởng nhiều quyền lợi hơn người da đen.
Đáp án: D
Giải thích:
– Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.
– Năm 1993,chính quyền của người da trắng Nam Phi buộc phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
– Sau cuộc bầu cử tháng 4 – 1994, Nen-xơn Man-đê-la trúng cử trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này.
=> Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
Câu 7. Tội ác lớn nhất của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi là gì?
A. Bóc lột tàn bạo người da đen.
B. Gây chia rẽ nội bộ Nam Phi.
C. Tước quyền tự do của người da đen.
D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.
Đáp án: D
Giải thích:
Chính quyền thực dân da trắng ban hành hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, người da đen hoàn toàn không có quyền tự do dân chủ.
Câu 8. Sự kiện nào gắn liền với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
A. Lãnh tụ nổi tiếng trong phong trào chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
Đáp án: C
Giải thích:
Nen-xơn Man-đê-la là lãnh tụ của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Ông cũng là thủ tướng người da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.
Câu 9. Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định trong những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu giữa các sắc tộc, tôn giáo.
B. Bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất.
C. Sự xâm nhập, bóc lột của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
Giải thích:
– Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, ở châu Phi thường xuyên sảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu giữa các sắc tộc, tôn giáo. Từ năm 1987 đến 1997, ở châu Phi có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến.
– Bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, số nợ của các nước châu Phi lên tới 300 tỉ USD.
– Đến những năm 80, chế độ thực dân kiểu mới vẫn tồn tại ở châu Phi dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc ở 3 nước châu phi là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
Câu 10. Chiến lược “Kinh tế vĩ mô” (6/1996) ở Nam phi ra đời với tên gọi là gì?
A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen.
B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước.
C. Hội nhập, cùng phát triển.
D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.
Đáp án: D