Nhân vật Xi-mông trong truyện ngắn Bố của Xi-mông là một đứa trẻ tội nghiệp không cha, phải hứng chịu biết bao xấu hổ, tủi nhục và cuối cùng em cũng tìm được cho mình người cha. Bài viết dưới đây là tổng hợp các mẫu Phân tích nhân vật Xi-mông trong Bố của Xi-mông hay nhất. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích nhân vật Xi-mông trong Bố của Xi-mông:
1.1. Mở bài:
Khái quát về tác giả, tác phẩm “Bố của Xi-mông”
Giới thiệu về nhân vật Xi-mông
1.2. Thân bài:
– Xi-mông là một cậu bé vô cùng đáng thương. Tuổi thơ cậu khi đến trường luôn bị bạn bè trêu chọc vì không có cha.
– Một lần nọ cậu đã có hành động dại dột, chạy ra bờ sông định tự tử để giải thoát.
– Tâm trạng: cậu vô cùng buồn chán và tuyệt vọng
– Khi gặp được chú Phi-líp và chú nhận làm con: cậu cảm thấy bản thân kiêu hãnh và tự tin, không còn buồn nữa mà nhìn lũ bạn một cách thách thức.
⇒ Nghệ thuật miêu tả, so sánh tâm trạng của cậu bé trước và sau khi có cha ⇒ Xi-mông là một cậu bé ngây thơ và hồn nhiên trong sáng, là cậu bé rất nghị lực nhưng cũng rất đáng thương.
1.3. Kết bài:
Nêu suy nghĩ về nhân vật Xi-mông, từ đó cho thấy ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
2. Phân tích nhân vật Xi-mông trong Bố của Xi-mông hay nhất:
Câu chuyện “Bố của Xi-mông” kể về câu chuyện của một cậu bé tên là Xi-mông. Đó là hoàn cảnh đáng thương của một đứa trẻ sinh ra không biết cha mình là ai. Cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh với những cái nhìn khinh thường, chê bai, thờ ơ của mọi người. Mẹ của cậu bé là Blăng-sốt. Bà từng là cô gái đẹp nhất vùng. Tuy nhiên, bà gặp phải người đàn ông tệ bạc, mất đi tuổi thanh xuân. Mẹ cậu luôn cố gắng giành những điều tốt đẹp và nuôi dưỡng cậu nên người.
Những tưởng từ đây Xi-mông sẽ không phải chịu đựng thêm bất cứ chuyện buồn gì nữa. Tuy nhiên, bất hạnh vẫn đeo bám cậu ở trường. Ngày đầu tiên đi học, cậu bị bạn bè gọi là đứa không có cha, cậu bị chế giễu, cười nhạo, xa lánh. Với sự thờ ơ và kỳ thị của bạn bè, cậu luôn sống trong bóng tối với mặc cảm tự ti. Chi tiết nước mắt chảy dài đã thể hiện rõ nỗi đau và sự tủi nhục của Xi-mông.
Đây chính là điều đã khiến bi kịch trong tâm hồn cậu bé bất hạnh trở thành sự thật và từ những suy nghĩ tiêu cực đó, cậu đã có ý nghi dại dột là tự tử để giải thoát những đau đớn và dày vò đó. Nhưng nhờ vẻ đẹp đặc biệt của thiên nhiên, nỗi buồn của cậu đã được giải tỏa phần nào. Chính lúc này, cậu đã gặp chú Phi-lip, một ngườ thợ rèn nhân hậu. Chú đã dẫn cậu về với mẹ.
Chính cuộc gặp gỡ định mệnh của hai người đã thay đổi hoàn toàn số phận của Xi-mông. Đó là sợi dây nối kết tình phụ tử, nối kết hạnh phúc gia đình. Chú Philip đã đồng ý làm cha của Xi-mông, từ nay cậu đã có bố. Chính nhờ điều này đã giúp Xi-mông tự tin và hãnh diện vào cuộc sống. Thể hiện sự tin tưởng, tinh thần lạc quan và niềm hạnh phúc trọn vẹn của một gia đình. Đó là niềm hạnh phúc mà ai cũng có quyền được hưởng.
Như vậy qua nhân vật Xi-mông, chúng ta hiểu rõ hơn được cuộc sống và những ước mơ, khát khao về mái ấm gia đình với tình yêu thương của những số phận bất hạnh.
3. Phân tích nhân vật Xi-mông trong Bố của Xi-mông ý nghĩa nhất:
Nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng là cây bút giàu tính nhân văn, cuộc sống của ông trải qua là một phần của thế giới thực, nơi mà những gia đình tan vỡ và thiếu vắng tình yêu thương không phải là điều hiếm gặp. Năm lên mười, ông đã chứng kiến cảnh cha và mẹ ly thân, sống trong môi trường mà tình yêu thương của cha mẹ không còn. Nhưng đó không chỉ là câu chuyện của riêng ông mà còn đại diện cho hàng triệu trẻ em khách trên thế giới thiếu vắng tình thương của cha mẹ. Tác phẩm “Bố của Xi-mông” là một cậu chuyện vô cùng cảm động của ông, qua đó ta thấy được nỗi bất hạnh, cô đơn, đau khổ và tủi nhục của những đứa trẻ mồ côi cha, trước những định kiến bất công của xã hội thời bấy giờ.
Xi-mông là một đứa trẻ có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Từ khi sinh ra cậu đã không có cha, cậu được nuôi dưỡng bởi bàn tay của mẹ. Khi cậu đến trường, vào ngày đầu tiên đi học, cậu đã bị bạn bè chế giễu, cười nhạo chỉ vì cậu không có bố. Lúc đó, Xi-mông đã vô cùng buồn bã và tuyệt vọng, nhưng em chỉ là một đứa trẻ và không biết tìm ai để tâm sự. Chợt Xi-mông nảy ra ý định tìm đến cái chết để giải thoát tất cả. Nhưng khi ra đến bờ sông, nhìn khung cảnh xung quanh thật đẹp, tâm trạng của em cũng đã bình tĩnh hơn. Sau khi chơi đùa, cậu chợt nhớ ra ý nghĩ ban đầu khi đến đây, cậu bé lại khóc. Thật may mắn, lúc đó em đã gặp được bác Phi- líp, bác đã động viên, an ủi em, bác nói rằng: “Người ta sẽ cho cháu một ông bố. Nghe thấy thế, Xi-mông liền cảm thấy vui vẻ và đồng ý theo bác về nhà, bởi cậu nghĩ rằng đó là chuyện rất đơn giản. Khi về nhà và nhìn thấy mẹ, cậu bé ôm chầm lấy mẹ và khóc, lúc đó cậu quay ra hỏi bác Phi-líp: “Bác có muốn làm bố của cháu không?”. Cậu bé lấy cái chết ra để dọa dẫm và ép bác Philip nhận lời đề nghị của mình. Tất cả những điều đó thể hiện Xi-mông rất trẻ con, cậu bé hoàn toàn chưa hiểu được mọi việc, nhưng vẫn khao khát có một người bố để tự tin, hãnh diện với bạn bè và hơn nữa là để được bố bảo vệ.
Mặc dù tình cờ gặp Xi-mông, nhưng khi hiểu được hoàn cảnh của hai mẹ con cậu, bác Philip đã đồng ý với yêu cầu làm bố của cậu bé. Điều đó chứng tỏ ông là một người đàn ông giàu tình thương và nhân hậu. Một người đàn ông biết suy nghĩ và quan tâm đến người khác, đặc biệt ở ông là một tình yêu thương vô bờ bến với trẻ em.
Người phụ nữ đã sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ Xi-mông bấy lâu nay chính là mẹ của cậu, chị Blăng-sốt. Chỉ vì một sai lầm của chị, Xi-mông khi sinh ra đã không có bố, chị đã một mình vật lộn nuôi dưỡng Xi-mông. Dành cho con trai tình yêu thương của cả cha và mẹ, chị luôn cố gắng để con mình không phải buồn vì bất cứ điều gì. Thế nhưng cho đến khi đi học, Xi-mông lại bị bạn bè trêu chọc, chế giễu và xa lánh vì không có bố. Điều đó khiến chỉ cảm thấy xót xa, đau đớn tột cùng.
Nỗi đau khổ ngày một tăng cho ta thấy nhân cách của chị là người phụ nữ đức hạnh, người mẹ rất thương con và cũng là người có lòng tự trọng cao. Một mình nuôi con khôn lớn dù không có sự giúp đỡ của chồng, chị vẫn đảm nhiệm tốt vai trò của cả cha lẫn mẹ, cho con đầy đủ tình yêu thương. Hai mẹ con sống trong căn nhà nhỏ, luôn sạch sẽ và quét vôi trắng. Chỉ cần nhìn bên ngoài của ngôi nhà, ta đã thấy được bàn tay của người phụ nữ chăm chỉ, đảm đang, luôn chăm lo cho cuộc sống của hai mẹ con thật tốt đẹp. Mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng chị luôn sưởi ấm cho con bằng tất cả tình yêu thương của mình. Khi bác Philip dẫn cậu bé về và cậu đòi nhận bác làm cha, chị cảm thấy sự hổ thẹn và lòng tự trọng của mình đang bị tổn thương, qua đó ta thấy được nhân cách cao đẹp và đức hạnh của chị.
Như vậy, thông qua truyện ngắn “Bố của Xi-mông”, tác giả nhắn gửi đến người đọc một thông điệp về tình yêu thương, sự quan tâm lẫn nhau và đặc biệt là sự cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh. Đồng thời, người đọc cũng nhận thấy được tình mẹ con thiêng liêng bền chặt, hết lòng vì con của người phụ nữ. Từ đó rút ra bài học sâu sắc cho chúng ta về lòng nhân ái, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.