Với một nước đông dân tộc anh em, với 54 anh em dân tộc. Địa bàn phân bố của các dân tộc cũng không có sự đồng đều. Trung du miền núi Bắc Bộ là một vùng rộng lớn của nước ta và tập trung đa dạng các dân tộc với những nét đẹp văn hóa đa dạng.
Mục lục bài viết
1. Giới thiệu về vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ:
Trung du và miền núi Bắc Bộ Việt Nam giai đoạn trước năm 1954 được gọi là Trung du và miền núi, đây là vùng núi và bán sơn địa phía Bắc Việt Nam. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, tổng diện tích toàn vùng khoảng 116.898 km², chiếm 35% diện tích tự nhiên cả nước, nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm; Trong vùng có hơn 30 dân tộc anh em sinh sống, với dân số 14,7 triệu người, chiếm khoảng 15,2% dân số cả nước. Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của Tổ quốc. Đồng thời, đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, diện tích đồi núi, rừng núi lớn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và có nhiều danh lam thắng cảnh di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ.
Về mặt hành chính, vùng này bao gồm các tỉnh phía Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh cùng với 21 huyện, thị xã phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Về địa lý, vùng này bao gồm 3 tiểu vùng là Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Thanh Hóa, Tây Nghệ An.
2. Vị trí địa lý:
Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, mạng lưới giao thông đang được đầu tư nâng cấp nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng trong cả nước và xây dựng nền kinh tế mở. Sự phát triển của mạng lưới giao thông sẽ tạo thuận lợi cho việc thông thương, trao đổi hàng hóa với vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, cũng như phát triển nền kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ phía bắc giáp ba tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ.
3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
3.1. Địa hình:
Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc.
Tây Bắc là vùng chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, thung lũng sâu hoặc hẻm núi, cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao nhất và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh cao nhất là Phan Xi Păng (3143m).
Vùng núi Đông Bắc chủ yếu gồm núi trung bình và thấp. Khối núi thượng lưu sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên và dưới 2000m, là nơi cao nhất vùng. Từ khối núi này ra biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có 4 cung lớn: cung Sông Gâm, cung Ngân Sơn, cung Bắc Sơn và cung Đông Triều.
Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc xuống đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những quả đồi có đỉnh tròn, sườn thoai thoải. Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.
3.2. Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: gió mùa Tây Nam khô nóng, mưa nhiều, gió mùa Đông Bắc lạnh khô, mùa đông ít mưa. Chế độ gió tạo nên thời tiết hơi khắc nghiệt, gây khô nóng, khô hạn, sương muối ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
3.3. Tài nguyên khoáng sản:
Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta. Các loại khoáng sản chủ yếu là than, sắt, thiếc, chì kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch ngói, gạch chịu lửa… Tuy nhiên, việc khai thác hầu hết các mỏ đòi hỏi phương tiện hiện đại và chi phí cao.
– Than: mỏ Uông Bí, Đèo Nai, Cọc Sáu (Quảng Ninh).
– Đồng – niken: Sơn La.
– Đất hiếm: Lai Châu.
– Sắt: Yên Bái.
– Thiếc, bô xít: Cao Bằng.
– Kẽm – chì: Chợ Đồn (Bắc Kạn).
– Đồng – vàng: Lào Cai.
– Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tuyên Quang.
– Apatit: Lào Cai.
– Sắt: Thái Nguyên.
– Đông: Vạn Sài – Suối Chát.
– Nước khoáng: Kim Bôi (Hòa Bình), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai Châu), Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La).
Vùng than Quảng Ninh là trung tâm than lớn nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện sản lượng khai thác đã vượt ngưỡng 30 triệu tấn/năm. Than khai thác chủ yếu làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu. Trong vùng có các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Uông Bí mở rộng (Quảng Ninh) với tổng công suất 450 MW, Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW, Na Dương (Lạng Sơn) 110 MW. Trong quy hoạch, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) sẽ được xây dựng với công suất 600 MW.
Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng-niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). Vùng Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, nổi bật là sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), kẽm – chì (Chợ Điền – Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Túc ( Cao Bằng). Mỗi năm khu vực này sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc.
Khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm, hai thác khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
3.4. Tài nguyên nước:
Các sông suối có công suất thuỷ điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ lượng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà đã cung cấp gần 6 triệu kWW. Nguồn thủy điện lớn này đã và đang được khai thác. Thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW). Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1.920 MW). Hiện nay đang xây dựng thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các nhánh của các con sông. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng, đặc biệt là khai thác, chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện giá rẻ và dồi dào. Nhưng với những công trình kỹ thuật lớn như vậy cần phải quan tâm đến những thay đổi rõ rệt của môi trường.
3.5. Tài nguyên đất:
Vùng trung du miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là loại đất feralit trên đá phiến sét, đá vôi và các loại đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa được tìm thấy dọc theo các thung lũng sông và cánh đồng ở các vùng núi như: Nghĩa Lộ, Điện Biên, Than Uyên và Trùng Khánh.
4. Cơ sở hạ tầng:
Trung du miền núi bắc bộ rất có tiềm năng phát triển kinh tế tuy nhiên do cơ sở hạ tầng vẫn còn rất nhiều hạn chế nên nền kinh tế ở đây vẫn chưa thật sự phát triển.
Hệ thống đường ô tô gồm các quốc lộ: Quốc lộ 2 dài 312km chạy từ Hà Nội – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Mèo Vạc đi qua các đô thị công nghiệp và các vùng giàu khoáng sản, lâm sản, khoáng sản. Vùng chăn nuôi gia súc lớn; Quốc lộ 3 Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng – Thụy Khẩu dài 382km, nối Khu kim loại màu mới với Thái Nguyên và Hà Nội; quốc lộ 18 Bắc Ninh – Uông Bí – Đông Triều – Móng Cái đi qua vùng sản xuất than và điện; Quốc lộ 4 từ Mũi Ngọc – Móng Cái – Lạng Sơn – Cao Bằng – Đồng Văn đi qua vùng cây ăn quả, nối với cửa khẩu Việt Trung….
Hệ thống đường sắt tuyến Hà Nội – Đồng Đăng dài 123km nối với ga Bằng Tường (Trung Quốc). Đây là tuyến đường sắt quan trọng trong việc tạo kết nối qua một số khu vực trọng điểm về kinh tế – quốc phòng Bắc Giang – Chi Lăng – Lạng Sơn; tuyến Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai…
Đây chính là động lực để tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở vùng Trung du và miền núi bắc bộ.
5. Dân cư vùng Trung du miền núi Bắc Bộ:
Với diện tích rất rộng lớn, cùng với tiềm năng kinh tế đang chờ đợi khai phá thì Trung du miền núi bắc bộ là nơi tập trung của khá nhiều thành phần dân cư, bao gồm: 30 dân tộc ít người cùng sinh sống, điển hình như: Thái, Mường, Dao, Mông… ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông… ở Đông Bắc. Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.
Có được sự đa dạng về dân tộc này, trước hết phải kể đến vị trí địa lý. Trung du miền núi bắc bộ có vị trí địa lý rất rộng, có đường biên giao với các nước, trong lịch sử đây là một trong những nơi khai phá đầu tiên của con người. Cùng với đó, thời chiến tranh, việc người dân di cư đến những nơi khó tìm kiếm để ẩn náu, bảo vệ tính mạng. Đây cũng là nơi xây dựng căn cứ địa căn cách lớn của nước ta.
Hiện nay, nền kinh tế đã bắt đầu phát triển, nhà nước cũng có những chính sách phát triển kinh tế ở những vùng miền có nhiều tiềm năng và chính sách di dân nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng miền rất được hưởng ứng. Chính vì thế việc người dân di cư lên vùng trung du miền núi bắc bộ để sinh sống khá phổ biến. Đây là nguyên nhân khiến vùng này đa dạng về thành phần dân tộc cư trú, cũng là nguyên nhân khiến văn hóa ở vùng này mang nhiều nét đa dạng.
THAM KHẢO THÊM: