Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga vô cùng tài tinh thông qua tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Bài viết dưới đây là các mẫu phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga kèm dàn ý chọn lọc hay nhất giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập. Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý hân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Giới thiệu nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm
1.2. Thân bài:
Sau khi nghe Lục Vân Tiên nói, Kiều Nguyệt Nga biết ân nhân của mình là một nam tử hán, nên đã kể rõ hoàn cảnh của mình: Nàng và tì nữ tên là Kim Liên, người huyện Tây Xuyên, cha nàng là tri phủ Hà Khê, khi nhận được thư cha nên nàng lên đường để sắp đặt hôn sự.
Nguyệt Nga muốn tỏ lòng biết ơn đối với hành động chính nghĩa của Vân Tiên, nàng muốn “cúi đầu” để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Đây được coi là hành động rất đúng đắn và cũng thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc, chân thành của nàng.
Kiều Nguyệt Nga cũng bày tỏ mong muốn Lục Vân Tiên cùng nàng về gặp cha để tỏ lòng biết ơn.
=> Thể hiện Kiều Nguyệt Nga là một tiểu thư quyền quý, một người biết rõ trước sau, hiếu nghĩa.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
2. Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga chọn lọc ngắn gọn nhất:
Bên cạnh nhân vật Lục Vân Tiên – nhân vật trung tâm của tác phẩm thì hình tượng Kiều Nguyệt Nga cũng được nhà thơ khắc họa một cách sống động, chân thực, đặc biệt là qua trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
Trong chuyến đi đến Hà Khê, Kiều Nguyệt Nga đã phải đối mặt với hiểm nguy lớn từ một nhóm cướp dữ tợn. Tuy nhiên, khi được cứu bởi hành động hào hiệp, nhân đạo của Lục Vân Tiên, những lời nói và hành động tiếp theo của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ phẩm chất dịu dàng, có học thức và tao nhã của một tiểu thư quyền quý:
“Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay”
Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ
Trong xe chật hẹp khôn phô
Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng”
Qua những lời Kiều Nguyệt Nga đáp lại Lục Vân Tiên chúng ta có thể thấy rằng nàng là người có học thức, lời nói và cách cư xử rất trong sáng, nhẹ nhàng và chừng mực: “Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ”.
“Cúi đầu trăm lạy cứu cô tôi cùng” Nguyệt Nga muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với hành động chính nghĩa của Vân Tiên, nàng muốn “cúi đầu” để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình.
Chúng ta thấy nàng là một người con gái rất dịu dàng và đức hạnh; một người con gái có hiếu, luôn vâng lời cha “làm con đâu dám cãi cha”. Và để thực hiện mong muốn của cha là “tiện bề nghi gia” nàng đã không ngại phải đi ngàn dặm ” Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.
“Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
Chút tôi liễu yếu đào thơ
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần
Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”
Đứng trước ơn nghĩa cứu mạng của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga tha thiết muốn đền đáp chàng và bày tỏ mong muốn mời Vân Tiên về nhà cùng nàng để tiện trả ơn.
Và đây cũng là lần thứ hai Kiều Nguyệt Nga muốn quỳ xuống cảm ơn Vân Tiên. “Xin cho tiện thiếp lạy rồi mới thưa”. Vốn là một tiểu thư quyền quý, nhưng Nguyệt Nga lại khiêm tốn xưng bản thân là “tiện thiếp”, thể hiện sự chuẩn mực và kỷ luật, đồng thời cũng thể hiện sự khiêm tốn của nàng.
Có thể thấy, cô gái này “tài sắc vẹn toàn”, phong thái vừa nữ tính vừa tài giỏi, học thức uyên bác. Bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên chân dung người thiếu nữ Kiều Nguyệt Nga rất hiện thực, gần gũi với những nét đẹp mang đậm dấu ấn của người phụ nữ Việt Nam: dịu dàng, duyên dáng, hiếu thảo, trọng ơn nghĩa.
3. Phân tích nhân vật Kiều Nguyệt Nga chọn lọc ý nghĩa nhất:
Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, nhân vật Kiều Nguyệt Nga không được miêu tả chút nào. Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga được tác giả thể hiện qua những lời chân thành mà cô gái dành cho Lục Vân Tiên. Đó là những lời của một tiểu thư quyền quý, dịu dàng, đoan trang, có học thức, hiểu biết về lễ nghi.
Kiều Nguyệt Nga cũng là một cô gái dịu dàng, đoan trang, có nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần. Nàng nói năng nhẹ nhàng, đúng mực. Nàng trình bày rõ ràng, súc tích, vừa đáp lại mọi điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với vị cứu tinh của mình.
Cách xưng hô của nàng vừa cung kính, vừa khiêm nhường: nàng xuất thân từ gia đình quyền quý nhưng không vì thế mà có lời lỗ mãng như những cô tiểu thư quan lại khác. Lời lẽ của nàng dịu dàng, nhẹ nhàng, vô cùng chân thành, muốn đền đáp lại lòng tốt của Lục Vân Tiên. Khi Lục Vân Tiên từ chối, biết tính anh hùng, nàng không nói nhiều. Cử chỉ của nàng cũng vô cùng cung kính:
“Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiên thiếp lạy rồi sẽ thưa”.
Cúi đầu trước ân nhân, khiêm nhường cung kính, càng khiến nàng cao quý hơn. Nàng không chỉ có vẻ ngoài xinh đẹp, mà nội tâm cũng rất cao quý: “Ơn ai một chút chẳng quên”. Khắc ghi sự biết ơn sâu sắc là điều Kiều Nguyệt Nga mong muốn giành cho vị ân nhân của mình. Trước hết, nàng muốn tỏ lòng biết ơn bằng phép lịch sự. Sau đó, nàng đề cao:
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.
Lục Vân Tiên không chỉ giải quyết được một mối nguy hiểm, mà còn cứu được sự trong trắng của nàng. Đối với một người con gái, điều đó còn quý giá hơn cả mạng sống. Cho nên, nếu không báo đáp được, nàng không thể an tâm. Là một người như vậy đã đủ trọn đạo nghĩa rồi:
“Gẫm câu báo đức thù công
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người”.
Kiều Nguyệt Nga luôn mong muốn báo ơn vị ân nhân, nhưng Lục Vân Tiên đã từ chối tất cả. Bản tính anh hùng chính trực của chàng không cho phép chàng vì một phút xúc động mà làm những chuyện tầm thường. Kiều Nguyệt Nga hiểu điều đó và càng khâm phục chàng hơn. Đó cũng là hình mẫu mà nàng hằng mong ước. Vì thế, từ đó, nàng nguyện gắn bó cuộc đời mình với Lục Vân Tiên mãi mãi. Nghĩ về Lục Vân Tiên ngày nay qua hai câu thơ:
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Câu chuyện về Lục Vân Tiên có cấu trúc và cốt truyện rất giống với truyện dân gian về những người tài giỏi, tốt bụng. Cấu trúc truyện dân gian thường xoay quanh cuộc đời của một chàng trai tài giỏi, tình cờ gặp một cô gái xinh đẹp. Từ đó, họ nảy sinh tình cảm. Sau bao khó khăn, thử thách nhỏ, chàng trai lập nhiều thành tích, bảo vệ lẽ phải, tìm lại được cô gái. Từ đó, họ sống hạnh phúc bên nhau. Cấu trúc truyện Lục Vân Tiên có thể hiện thực hóa mong muốn của tác giả về một người anh hùng chính trực, ra tay diệt trừ cái ác, dẹp loạn, bảo vệ cuộc sống bình yên.
Với ngôn ngữ thơ giản dị, chắt lọc từ ngôn ngữ đời sống, không trau chuốt, gần gũi với lời nói của nhân dân lao động, truyện Lục Vân Tiên nhanh chóng được đón nhận khắp miền Nam. Giọng thơ liên tục thay đổi, lúc thì gấp gáp, lúc thì nhẹ nhàng, chậm rãi, phù hợp với không khí truyện.
Kiều Nguyệt Nga là đại diện cho hình tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, vừa đẹp về hình thức, vừa cao quý về tâm hồn, tính cách. Có lẽ, Nguyễn Đình Chiểu đã dành trọn tâm huyết cho nhân vật này. Ông cho thấy tầm quan trọng của người phụ nữ trong xã hội và luôn mong muốn họ có cuộc sống tốt đẹp, xứng đáng với giá trị vốn có của mình. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã chiếm được tình cảm của nhân dân, những người luôn đặt lòng biết ơn lên hàng đầu, coi lòng biết ơn là gốc rễ của đạo đức.