Đồng bào các tôn giáo luôn luôn là một bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần tích cực vào việc phát triển chính sách đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Dưới đây là mẫu thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm:
Trước hết, vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, tôn giáo tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần, đời sống kinh tế, các tôn giáo lớn không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong phạm vi một quốc gia riêng lẻ mà còn có tầm ảnh hưởng mang tính quốc tế. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, hoạt động sinh hoạt tôn giáo và phân bổ quản lý tổ chức tôn giáo. Mẫu thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số B30 ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…(1)…, ngày … tháng … năm …
THÔNG BÁO
Danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung
Kính gửi: …(2)…
Tên tổ chức (chữ in hoa): … (3) …
Trụ sở: …
Thông báo danh mục hoạt động …(4)… với các nội dung sau:
STT | Tên các hoạt động tôn giáo | Thời gian tổ chức | Địa điểm diễn ra hoạt động tôn giáo | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
N |
|
|
|
|
TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)
Lưu ý trong quá trình làm mẫu thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm như sau:
(1) Cần phải ghi cụ thể thông tin liên quan đến địa danh nơi có trụ sở của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp trung ương đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung của các tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau; cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung của các tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều quận, huyện trong cùng một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung của các tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều xã, phường trong cùng một quận, huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã, phường đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung của các tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở cùng một xã, phường, thị trấn.
(3) Thông tin liên quan đến tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
(4) Hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung.
2. Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo được thực hiện mấy lần trong một năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. Theo đó:
-
Văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo cần phải nêu rõ thông tin liên quan đến: Tên tổ chức, tên các hoạt động tôn giáo, thời gian diễn ra hoạt động, địa điểm diễn ra hoạt động;
-
Việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm sẽ chỉ được phép thực hiện một lần. Đối với các hoạt động tôn giáo không nằm trong danh mục đã thông báo trước đó thì người đại diện tổ chức cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thông báo bổ sung chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động tôn giáo trên thực tế.
Như vậy, đối chiếu theo điều luật nêu trên thì việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chỉ được phép thực hiện 01 lần duy nhất. Riêng đối với hoạt động tôn giáo không nằm trong Danh mục đã thông báo trước đó thì cá nhân đại diện tổ chức cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thông báo bổ sung chậm nhất trong khoảng thời gian 20 ngày trước thời điểm diễn ra hoạt động.
3. Thẩm quyền phê duyệt việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về vấn đề thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. Theo đó, các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo bằng văn bản về danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chậm nhất trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo theo quy định như sau:
-
Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã, phường, thị trấn gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã;
-
Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn thuộc một huyện thì cần phải gửi thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện;
-
Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở phạm vi nhiều quận, huyện thuộc cùng một tỉnh, thành phố thì gửi thông báo đến Cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh;
-
Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau gửi thông báo đến Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp trung ương.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về hội nghị của tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc. Theo đó:
-
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi tổ chức hội nghị thường niên cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo bằng văn bản, gửi văn bản thông báo đó đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 chậm nhất trong khoảng thời gian 20 ngày trước ngày tổ chức hội nghị. Văn bản thông báo cần phải nêu rõ thông tin như: Tên tổ chức, sự kiện, dự kiến thành phần, số lượng người tham gia, nội dung, chương trình, địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức hội nghị;
-
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi tổ chức hội nghị liên tôn giáo, hội nghị có yếu tố nước ngoài cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ gửi văn bản đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo ở cấp trung ương. Văn bản đề nghị đó cần phải nêu rõ một số nội dung như tên tổ chức, lý do tổ chức hội nghị, dự kiến thành phần tham gia, số lượng người tham gia, nội dung, thời gian tiến hành, chương trình, địa điểm tổ chức hội nghị. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo ở cấp trung ương có nghĩa vụ và trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong khoảng thời gian 45 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, trong trường hợp không chấp nhận thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Như vậy, hoạt động tôn giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng, một trong những vai trò quan trọng nhất của tôn giáo đó là bồi đắp những giá trị tư tưởng đạo lý nhân văn, phát triển tốt truyền thống của dân tộc, góp phần xây dựng một nền tảng chung về đạo đức và phong cách sống cho các tín đồ, khuyến khích công dân thực hiện những hành động tốt, đối xử công bằng với những người xung quanh, hoạt động tôn giáo đóng góp giá trị to lớn về đạo đức và tạo dựng cộng đồng, đồng hành cũng những người khó khăn thông qua các hoạt động từ thiện xã hội.
THAM KHẢO THÊM: