Tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là tác phẩm ấn tượng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu để ôn tập. Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1. Chuẩn bị nội dung bài học:
Yêu cầu (trang 37, 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Đọc trước đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tìm hiểu thêm những thông tin về Danh nhân văn hoá Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
Trả lời:
– Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu:
+ Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888, tên tục gọi là Đồ Chiểu.
+ Nguyễn Đình Chiểu sinh ra tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
+ Ông đỗ đạt năm 21 tuổi (1843), nhưng 6 năm sau (1849) ông bị mù.
+ Một số tác phẩm nổi tiếng của ông là: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định…
– Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên:
+ Truyện Lục Vân Tiên được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ 19.
+ Được viết theo thể loại: Truyện thơ Nôm.
+ Truyện Lục Vân Tiên có nhiều bản văn khác nhau, đôi khi có bản thêm bớt hàng trăm câu, nhưng bản văn thường dùng hiện nay có 2082 câu.
– Vị trí của đoạn trích: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở đầu truyện.
* Nội dung chính “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là đoạn trích ấn tượng, khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, qua đó cho thấy mong làm việc nghĩa, giúp đỡ người khác của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
2. Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý việc sử dụng từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ trong cả đoạn trích.
Trả lời:
Ngôn ngữ thơ trong đoạn trích giản dị, mộc mạc, mang màu sắc Nam Bộ: xông vô (xông vào), mầy (mày), chưa hãn dạ nầy (hãn: rõ, nầy: này), hay vầy (biết như thế này)….
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận biết các chi tiết miêu tả hành động của Lục Vân Tiên.
Trả lời:
– Các chi tiết miêu tả hành động của Lục Vân Tiên: bẻ cây làm gậy, xông vô, kêu rằng…, tả đột hữu xông, dẹp lũ kiến chòm ong…
Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý lời đối thoại giữa hai nhân vật chính?
Trả lời:
– Nhân vật Lục Vân Tiên: vừa giỏi văn vừa giỏi võ, dũng cảm chính trực, trọng lễ, làm việc thiện không mong được đền đáp.
– Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: hiền lành, lễ độ, có học thức, coi trọng nghĩa tình.
Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nguyệt Nga thể hiện lòng biết ơn với Lục Vân Tiên như thế nào?
Trả lời:
Cách xưng hô của Nguyệt Nga: ‘quân tử”, “tiện thiếp”
=> Thể hiện sự khiêm tốn, cách nói nhẹ nhàng, dịu dàng và muốn tỏ lòng biết ơn, cảm kích đến ân nhân.
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vân Tiên đã có hành động như thế nào trước thái độ của Nguyệt Nga?
Trả lời:
– Khi nghe Kiều Nguyệt Nga nói muốn được cảm ơn, Vân Tiên liền gạt phắt đi “Khoan khoan ngồi đó chớ ra.”, “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
= > Chàng không muốn nhận lời cảm ơn của hai cô gái, từ chối lời mời đến thăm nhà của Nguyệt Nga, không để cho nàng đền đáp ơn nghĩa và thẳng thắn từ chối nhận trâm cài tóc bằng vàng của nàng, chỉ cùng nhau viết một bài thơ rồi bình thản ra đi, không chút hối tiếc.
3. Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của từng phần?
Trả lời:
– Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” có thể chia thành 2 phần:
+ Phần 1: từ đầu đến “thân vong”: miêu tả cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp.
+ Phần 2: (còn lại): miêu tả cảnh Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): “Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau”, đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
Trả lời:
“Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau”, đặc điểm đó được thể hiện rõ nét trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:
– Phong Lai: một tên cướp ngông nghênh, hung dữ, độc ác, vô học. Khi nói năng, thái độ ngạo mạn, hống hách.
– Lục Vân Tiên: người anh hùng có sức mạnh và sự kiên cường chống lại bọn cướp. Bên cạnh đó, Lục Vân Tiên còn có những phẩm chất của Nho giáo, đó là sự hiểu biết về lễ nghi và giáo dục.
– Kiều Nguyệt Nga: Thể hiện hình ảnh người con gái của một vị quan thời phong kiến với sự dịu dàng, khiêm nhường, thanh lịch, hiếu nghĩa và sáng suốt.
Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ nội dung đoạn trích hãy trình bày những nét tính cách nổi bật của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Trả lời:
– Hình ảnh Lục Vân Tiên được miêu tả qua mô típ trong một truyện Nôm truyền thống: Một chàng trai trẻ tài giỏi cứu một cô gái khỏi tình cảnh nguy hiểm, từ nghĩa khí đến tình yêu. Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ vẻ đẹp và tính cách anh hùng, tài năng và trái tim của Lục Vân Tiên. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên chính là vẻ đẹp độc đáo của con người anh dũng, hết lòng vì việc nghĩa. Chàng đơn độc, trong khi bọn cướp thì đông đúc, gươm giáo đầy đủ, khí thế dữ tợn. Vậy mà Vân Tiên không hề lo sợ, vẫn can đảm “bẻ cây làm gậy” và lao vào đánh bọn cướp. Thái độ của Vân Tiên đối với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp là thái độ của một người ngay thẳng, hào hiệp, khiêm tốn, giản dị, chính trực và nhân từ. Thấy hai cô gái vẫn còn sợ hãi, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ: “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi thăm họ, cho thấy ở chàng sự đàng hoàng và trưởng thành. Khi nghe họ nói rằng muốn cúi đầu cảm ơn, Vân Tiên lập tức bỏ đi, từ chối lời mời đến nhà Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Đối với Vân Tiên, việc nghĩa là một số mệnh, một điều tự nhiên đối với một con người chân chính, dũng cảm: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Với những nét tinh tế đó, hình tượng Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, một hình tượng lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và hoài bão.
– Kiều Nguyệt Nga là một cô gái dịu dàng, duyên dáng, có học thức. Không những vậy, nàng còn là một con người đằm thắm, ân tình, luôn giữ lễ nghĩa, phép tắc. Với nàng, Vân Tiên không chỉ cứu mạng sống vô tội mà còn cứu sự trong trắng của nàng: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy – Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Nàng coi đó là một ơn nghĩa lớn và áy náy vì không biết làm sao để báo ơn: “Lấy chi cho phải tấm lòng cùng ngươi”.
Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích đặc điểm ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích.
Trả lời:
Sắc thái riêng của từng lời thoại của nhân vật trong đoạn trích:
– Vân Tiên: mạnh mẽ, nghiêm khắc, hùng hồn (với Phong Lai), dịu dàng với Nguyệt Nga.
– Phong Lai: hung dữ, gian ác và vô học.
– Nguyệt Nga: e ấp , đoan trang.
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm hiểu chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cho biết căn cứ để xác định chủ đề đó. Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
Trả lời:
– Chủ đề của văn bản: Khát vọng cứu đời, cứu người và những phẩm tốt đẹp của con người thông qua từng nhân vật trong tác phẩm
– Tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích: Ca ngợi những phẩm đẹp đẽ, chất phác, hào hiệp và khát vọng mãnh liệt cứu người để cứu đời của nhân vật Lục Vân Tiên.
Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
Trả lời:
Đoạn trích cho ta thấy Lục Vân Tiên là người dũng cảm, tài giỏi, chính trực, Kiều Nguyệt Nga là người hiền lành, đức độ, giàu tình cảm. Câu chuyện ca ngợi đức tính cứu đời, cứu người, thể hiện những ước mơ, khát vọng giản dị, trong sáng của nhân dân ta. Đồng thời, qua câu chuyện, ta cũng tìm thấy những bài học về đạo đức, nhân nghĩa của con người.