Tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là tác phẩm mang lại thanh công lớn cho nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Bài viết dưới đây là tổng hợp các mẫu Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên kèm dàn ý chọn lọc hay nhất. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích nhân vật Lục Vân Tiên kèm dàn ý chọn lọc hay nhất:
1.1. Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
+ Giới thiệu chung về nhân vật Lục Vân Tiên.
1.2. Thân bài:
*Lục Vân Tiên đánh bại bọn cướp
– Tình huống: Kiều Nguyệt Nga bị giặc cướp chặn đường, Lục Vân Tiên tình cờ đi ngang qua thấy vậy liền chạy đến cứu.
– Hành động của Lục Vân Tiên vô cùng dũng cảm
=> Hình ảnh so sánh Lục Vân Tiên với anh hùng Triệu Tử để thể hiện sức mạnh và tài năng của nhân vật Lục Vân Tiên.
– Kết quả: bọn cướp hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn, thủ lĩnh Phong Lai không đánh trả được, bị Lục Vân Tiên tiêu diệt.
*Lục Vân Tiên gặp và trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga
=> Lục Vân Tiên xúc động trước hoàn cảnh của hai cô gái, khẳng định mình đã dẹp sạch giặc cướp.
=> Từ ngôn ngữ đến cách nói năng đều cho thấy Lục Vân Tiên là người có học thức, coi trọng lễ nghi phong kiến.
=> Bày tỏ phương châm sống của người nam nhi: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên.
2. Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên kèm dàn ý chọn lọc hay nhất:
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nước ta ở thế kỷ 19. Ông có cuộc đời đầy biến động và những biến động này đã ảnh hưởng đến văn chương của ông, khiến mỗi tác phẩm của ông đều trở nên vô cùng đặc biệt. Tác phẩm nổi bật nhất của ông là tác phẩm “Lục Vân Tiên”, phản ánh ánh sáng của xã hội Việt Nam thời bấy giờ và hình ảnh người anh hùng tưởng tượng Lục Vân Tiên. Trong toàn bộ tác phẩm, có một trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện rõ nhất tinh thần anh hùng và khí phách hiên ngang của ông.
Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên bắt gặp cảnh bọn cướp Phong Lai bắt người vô tội, chàng liền ra tay trợ giúp không chút toan tính:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ lũ hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
Tuy không biết hoàn cảnh của những người bị hại, nhưng chỉ nhìn thấy họ trong hoàn cảnh khó khăn, Vân Tiên không ngại gian khổ mà sẵn sàng thay trời hành đạo. Hành động “bẻ cây” làm vũ khí của chàng đã chứng minh lòng dũng cảm vô bờ bến của chàng khi chàng lao vào trận chiến bằng tay không. Qua đó cũng thể hiện sự quyết tâm và tinh thần chính nghĩa của chàng. Những hành động đó hoàn toàn đối lập với việc làm của những tên cướp Phong Lai. Vân Tiên anh dũng cứu người chẳng khác nào một vị danh tướng đang ra trận:
Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Đặt trong mối tương quan giữa một bên là một nhóm cướp đông đảo được trang bị đầy đủ vũ khí và một bên là Lục Vân Tiên một mình sử dụng nhánh cây bên vệ đường, ta đã thấy sự thiệt thòi của chàng, nhưng cũng chính trong tình cảnh đó càng nổi bật sự nghĩa khí và tài nghệ hơn người của Lục Vân Tiên.
Sau khi dọn sạch “lũ kiến chòm ong”, Vân Tiên đến thăm người trong xe ngựa vừa chịu sự càn quấy của bọn cướp. Nghe lời cảm ơn của người hầu gái, Vân Tiên liền đoán rằng người ngồi trong xe ngựa là một tiểu thư, nên đã can ngăn:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái ta là phận trai
Chính lời can này cho thấy sự hợp lý của Lục Vân Tiên khi chàng dành cho Kiều Nguyệt Nga sự tôn trọng về lễ nghĩa của xã hội phong kiến, nam nữ không đụng chạm nhau. Cốt cách của người đàn ông này càng thể hiện rõ hơn qua việc Vân Tiên không màng danh lợi, thẳng thắn từ chối sự báo đáp của Kiều Nguyệt Nga:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn?
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Những lời trên của Lục Vân Tiên một lần nữa khẳng định rằng chàng là một anh hùng không nghĩ đến lợi ích cá nhân, chàng chỉ đơn giản nghĩ rằng “giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha” và không đòi hỏi sự đền đáp.
Thông qua những miêu tả chân thực với những từ ngữ và hình ảnh độc đáo, góp phần quan trọng trong việc miêu tả tính cách nhân vật, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng thành công hình ảnh người anh hùng lý tưởng của dân tộc ta, một Lục Vân Tiên vừa giỏi văn vừa giỏi võ, có lễ nghi mẫu mực và tinh thần nhân nghĩa cao cả.
3. Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên kèm dàn ý chọn lọc ý nghĩa nhất:
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở đầu tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” và là đoạn trích ấn tượng nhất trong tác phẩm. Trích đoạn kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa hai nhân vật chính. Trên đường ra kinh đô thi cử, Lục Vân Tiên gặp một đám cướp và đã cứu giúp người gặp nạn, người đó chính là Kiều Nguyệt Nga. Nàng đang trên đường đến Hà Khê theo sự sắp xếp của phụ thân gả cho nàng một tấm chồng. Nhờ sự hào hiệp của Lục Vân Tiên, nàng đã biết ơn và đem lòng yêu Lục Vân Tiên. Trong trích đoạn, nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên như một người anh hùng. Là một hiệp sĩ, sẵn sàng chiến đấu với cái ác để bảo vệ người tốt. Chàng cũng là một người trọng phép tắc, có lễ nghi của một người thanh lịch và có học thức.
Mở đầu đoạn trích, hình ảnh của Lục Vân Tiên hiện lên: “Vân Tiên ghé lại bên đàng/Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” thể hiện sự nhanh trí của chàng khi đối đầu với bọn cướp. Đồng thời, chàng hét lớn: “Bớ đảng hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”, ta thấy được sự dũng cảm của một người quân tử, trước khi ra tay chàng đã nói rõ lý do ra tay vì công lý chứ không phải đánh lén. Trận đánh vô cùng quyết liệt, Phong Lai nổi giận: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây” và ra lệnh “Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”. Nhưng Vân Tiên không hề sợ hãi, chàng chẳng khác nào người anh hùng Triệu Tử ngày xưa. Kết quả là bọn cướp thất bại thảm hại, “bốn phía vỡ tan”, “quăng gươm giáo để tìm đường trốn chạy” trong khi thủ lĩnh Phong Lai của bọn chúng thì không kịp trở tay đã bị Vân Tiên “một gầy thác rày thân phong”, nhận kết quả đúng với tội ác chúng gây ra.
Sau khi đã “dẹp xong lũ kiến chòm om”, Vân Tiên liền đến hỏi thăm người gặp nạn: “Ai than khóc ở trong xe này?”. Nghe thấy tiếng cảm ơn của người ngồi trong xe, đoán là phụ nữ, chàng đã hành động rất đúng mực: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra/Nàng là phận gái, ta là phận trai”. Ở đây, Vân Tiên hiện ra như một người có học thức. Chàng luôn tuân thủ lễ nghi phong kiến, tôn trọng chuẩn mực đạo đức ngay cả khi ở vị trí ân nhân của người gặp nạn. Sau đó, chàng hỏi thăm về hoàn cảnh của Kiều Nguyệt Nga. Biết Lục Vân Tiên là người có nghĩa khí, Kiều Nguyệt Nga kể lại mọi việc, bày tỏ mong muốn báo đáp ân đức của chàng. Lục Vân Tiên nghe vậy cười nói:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Có thể thấy Lục Vân Tiên coi việc hành hiệp là một việc làm nghĩa khí, xuất pháp từ tấm lòng chứ không phải vì muốn được đền đáp. Chàng từ lâu đã coi của cải, vật chất là những thứ phù phiếm. Còn việc giúp đỡ người gặp nạn là trách nhiệm cao cả của một bậc anh hùng.
Tóm lại, hình ảnh Lục Vân Tiên xuất hiện trong đoạn trích trên là một con người dũng cảm, tài giỏi và chính trực – đó là những phẩm chất đáng quý của một người anh hùng.