Đất là nguồn tài nguyên quý giá đối với mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề giữ gìn môi trường đất là vô cùng quan trọng. Việc làm nào có thể gây ô nhiễm đất? Dưới đây là bài viết trả lời cho câu hỏi nêu trên, mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Việc làm nào sau đây gây ô nhiễm đất:
A. Sử dụng nhiều phân bón hóa học trong trồng trọt
B. Chôn chất thải hữu cơ để làm phân bón
C. Xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu
D. Sử dụng phân vi sinh cho cây trồng
Chọn đáp án A: Sử dụng nhiều phân bón hóa học trong trồng trọt là việc làm gây ô nhiễm đất.
2. Nguyên nhân sử dụng nhiều phân bón hóa học làm ô nhiễm đất:
Khi sử dụng lượng lớn phân bón hóa học trong nông nghiệp đang gây ra tình trạng ô nhiễm đất, đây là một vấn đề đáng quan ngại cho môi trường đất. Lượng phân bón này được sử dụng quá mức hoặc không đúng cách, chúng có thể tích tụ trong đất, gây ra một loạt các vấn đề môi trường. Các hợp chất hóa học trong phân bón có thể làm thay đổi cấu trúc đất, làm giảm khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của đất. Nó không chỉ gây ra suy thoái đất mà còn có thể dẫn đến ô nhiễm nước ngầm và sự suy giảm của hệ sinh thái đất, bao gồm cả việc giảm sự đa dạng của vi sinh vật trong đất, ảnh hưởng đến cây trồng và thực phẩm trong đất.
Bảo vệ môi trường đất cần áp dụng các biện pháp quản lý trong việc sử dụng phân bón và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp đang làm gia tăng tình trạng ô nhiễm đất và gây ra một loạt vấn đề môi trường. Đây là lý do tại sao việc này có thể gây ô nhiễm đất:
– Thay đổi cấu trúc đất: phân bón hóa học có thể làm thay đổi cấu trúc đất bằng cách làm tăng nồng độ muối và chất khoáng trong đất. Điều này có thể gây ra hiện tượng đóng cứng đất, làm giảm khả năng thoát nước và tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây trồng.
– Tích các hợp chất hóa học: phân bón hóa học chứa các hợp chất hóa học như nitơ, phốtpho và kali. Khi sử dụng quá mức hoặc không đúng cách, các chất này có khả năng tích tụ trong đất theo thời gian. Tích tụ này dẫn đến tình trạng gọi là “ô nhiễm phân bón,” khiến cho lượng chất này trong đất tăng lên đáng kể và gây ra tác động độc hại cho môi trường đất.
– Ô nhiễm nước ngầm: Các chất từ phân bón hóa học có thể rò rỉ vào nước ngầm thông qua hiện tượng trôi đi của nước mưa hoặc sự thẩm thấu qua lớp đất. Điều này có thể gây ô nhiễm nước ngầm, ảnh hưởng đến nguồn nước cho con người và động vật, và tạo ra vấn đề cho sức kháng của hệ sinh thái đất.
– Suy giảm đa dạng sinh học: Sử dụng phân bón hóa học có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong đất. Việc sử dụng quá mức phân bón hoặc các loại phân bón chứa các hợp chất độc hại có thể gây chết chất đất, vi sinh vật cần thiết cho việc phân hủy hữu cơ và duy trì sự cân bằng sinh học trong đất.
Do vậy, cần phải thực hiện quản lý cẩn thận trong việc áp dụng phân bón, tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng, và khuyến khích việc sử dụng các phương pháp nông nghiệp bền vững như quản lý phân bón hữu cơ và sử dụng bón xanh.
3. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường đất:
Ô nhiễm môi trường đất bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là các tác động cụ thể sau:
Do lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Hiện nay, có rất nhiều nhà máy và khu công nghiệp bất chấp các quy định về an toàn nước thải mà xả thẳng chúng ra bên ngoài môi trường khi chưa được qua xử lý. Từ đó, dẫn đến những hệ lụy vô cùng nguy hại cho môi trường đất. Như tại các nhà máy nhiệt điện, lượng than hằng ngày được đốt cháy rất nhiều, khi này sẽ có một số chất không phân hủy được sẽ tồn tại dưới dạng tro rồi thẩm thấu xuống lòng đất, lâu dần sẽ tích tụ và biến thành các chất thải độc hại.
Hoạt động công nghiệp hiện nay đang phát sinh bụi, nước thải, và rác thải ra môi trường khiến môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng như bụi thải từ các nhà máy sản xuất xi măng, các cơ sở khai thác đá,… Ngoài ra các chất thải khác đến từ các hoạt động sản xuất cơ khí, thép, gia công kim loại, sửa chữa ô tô, xe máy,… chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ mà công nghệ xử lý nước thải lại chưa được bảo đảm tiêu chuẩn. Thêm vào đó, các chất thải từ quá trình sản xuất giấy và bột giấy đều chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy, sunfua gây ảnh hưởng lớn đến vi sinh vật sống trong đất và chất lượng đất.
Do chất thải từ các hoạt động nông nghiệp: Quá trình canh tác trong nông nghiệp thường xuyên phải sử dụng đến các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Tuy nó là phương pháp khá hiệu quả đối với người nông dân, thế nhưng các loại độc tính ở trong các loại hóa chất này có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Bên cạnh đó, các hóa chất khi ngấm vào trong lòng đất cũng có thể sẽ ngấm xuống các mạch nước ngầm và làm cho toàn bộ nguồn nước bị ô nhiễm, điều này sẽ đặc biệt nguy hại đối với những hộ gia đình đang sử dụng các nguồn nước giếng chưa qua xử lý. Thuốc trừ sâu có độc tính cao để tiêu diệt sâu bệnh, tuy nhiên thành phần trong hoá chất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh vật, môi trường. Thuốc diệt cỏ cũng được người dân sử dụng để tiêu diệt cỏ dại. Tuy nhiên, có một số loại thuốc diệt cỏ có lẫn tạp chất dioxin. Chất này rất độc hại và có thể gây tử vong khi ở nồng độ thấp, tác động trực tiếp tới nguồn nước mặt (hồ, ao, sông, suối,..) và gây nguy hiểm tới hệ sinh thái dưới nước như cá, tôm, cua,…
Do tình trạng đất nhiễm mặn, đất nhiễm phèn lan rộng: Nước nhiễm mặn là do lượng muối ở trong biển, nước thủy triều dâng cao hay từ các mỏ muối. Khi này nồng độ Na, Cl, Kali cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn sinh lý ở giới thực vật phát triển. Bên cạnh đó, nguồn nước nhiễm phèn thì được cho là do nước đã bị nhiễm sắt, làm cho độ Ph ở trong môi trường giảm dẫn đến tình trạng ngộ độc cho cây cũng như động vật sinh sống ở trong môi trường đó.
Rác thải sinh hoạt: Chất thải sinh hoạt trong quá trình sinh sống của con người như rác thải, đồ ăn, túi nilon, chai nhựa, nước thải sinh hoạt,… Do các loại tác thải này xả trực tiếp lên mặt đắt hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt. Nên môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông; cùng các tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị cũng gây nên ô nhiễm môi trường đất. Môi trường đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất. Nó còn là mối đe dọa tiềm tàng khi xâm nhập vào tầng nước ngầm. Cơ thể chúng ta phải tiếp xúc nhiều với crom, chì, các kim loại nặng khác, xăng dầu,… và nhiều thuốc hóa học trừ sâu và diệt cỏ. Các chất này có thể gây các bệnh mãn tính, ung thư hay là mắc phải rối loạn bẩm sinh. Các loại phân gia súc dược thải từ các hoạt động chăn nuôi nông nghiệp cũng có thể ngấm vào mạc nước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ô nhiễm đất còn ảnh hưởng đến sự phát triển hệ sinh thái. Đất bị ô nhiễm, cây cối kém phát triển nên việc bảo vệ đất tránh xói mòn bị hạn chế.
Ngoài những yếu tố trên, tình trạng ô nhiễm môi trường đất còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như là do các hoạt động khai thác trái phép, cháy rừng, chất thải rắn, chất thải hạt nhân,…