Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một tác phẩm khó trong chương trình ngữ văn lớp 12. Dưới đây chúng tôi xin gửi đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh những bộ đề đọc hiểu, trắc nghiệm Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Mục lục bài viết
1. Bộ đề trắc nghiệm Hồn Trương Ba, da hàng thịt mới nhất:
Câu 1: Nhận xét nào đúng nhất khi nói về nội dung đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 12, tập 1?
A: Đoạn trích tái hiện lại bức tranh sinh động về làng quê Việt Nam thế kỷ XIX.
B: Đoạn trích giúp người đọc thấy được tình cảnh trớ trêu, đau khổ của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao phải ẩn trong thân xác anh hàng thịt, từ đó lí giải quyết định giải thoát của nhân vật này.
C: Đoạn trích giúp người đọc hiểu thêm về một câu chuyện dân gian.
D: Đoạn trích tái hiện lại một sự việc tưởng tượng không có thật: đó là hồn nhập vào xác.
Đáp án: B
Câu 2: Điền tiếp vế còn thiếu trong nhận xét sau sao cho hợp lý nhất về ý nghĩa vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt: “Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt………..”.
A: Đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ về xã hội và con người với ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc
B: Là tác phẩm mang dấu ấn chính trị sâu sắc.
C: Mang lại tiếng cười hóm hỉnh.
D: Tất cả các đáp án đều sai.
Đáp án: A
Câu 3: Ở cuối đoạn trích, Trương Ba quyết định trả xác cho anh hàng thịt. Đây là hành động chứng tỏ điều gì?
A: Đáp án “Quan niệm sống đúng đắn của Trương Ba.” và “Cách sống dễ dàng buông xuôi, phó mặc số phận của Trương Ba” đều đúng.
B: Cách sống dễ dàng buông xuôi, phó mặc số phận của Trương Ba.
C: Quan niệm sống đúng đắn của Trương Ba.
D: Tất cả các đáp án đều sai.
Đáp án: C
Câu 4: Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, qua các nhân vật Tây Vương Mẫu, Nam Tào, Bắc Đẩu, tác giả muốn nói lên điều gì?
A: Phê phán cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của một bộ phận những người có nhiều quyền thế trong xã hội.
B: Phê phán những kẻ giả dối, chạy theo sở thích tầm thường, bản năng, xác thịt.
C: Phê phán sự vô trách nhiệm, quan liêu, thờ ơ của những người lãnh đạo, những người nắm quyền hành trong tay trước cuộc sống, số phận của người dân.
D: Tất cả các đáp án đều đúng.
Đáp án: D
Câu 5: Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, cái chết của cu Tị có vai trò gì đối với sự phát triển của xung đột kịch?
A: Mở ra giải pháp để giải quyết xung đột kịch.
B: Buộc nhân vật phải có sự lựa chọn dứt khoát và đẩy nhanh diễn biến kịch đến chỗ mở nút.
C: Tạo điều kiện để nhân vật Trương Ba thay đổi hình dáng, số phận.
D: Tất cả các đáp án đều đúng.
Đáp án: B
Câu 6: Câu nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.” là của nhân vật nào trong tác phẩm?
A: Đế Thích.
B: Xác anh hàng thịt.
C: Hồn Trương Ba.
D: Chị Lụa.
Đáp án: C
Câu 7: Sau khi được sống lại bằng cách nhập vào thân xác của anh hàng thịt, Hồn Trương Ba đã có cuộc sống như thế nào?
A: Mãn nguyện vì đã được hồi sinh.
B: Sung sướng và hạnh phúc bên vợ con.
C: Đau khổ, dằn vặt vì phải sống nhờ thân xác người khác.
D: Tất cả các đáp án đều đúng.
Đáp án: C
Câu 8: Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích ở cuối đoạn trích, toát lên ý nghĩa gì?
A: Người và thần tiên luôn luôn bất đồng quan điểm sống
B: Cuộc nói chuyện giữa người thường và thần tiên.
C: Cuộc tranh luận về sự sống và cái chết.
D: Khát vọng sống đẹp, khát vọng tự giải phóng cho tâm hồn thanh cao của Hồn Trương Ba. Đó là khát vọng tự hoàn thiện nhân cách.
Đáp án: D
Câu 9: Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, thái độ và hành động của Hồn Trương Ba có sự thay đổi như thế nào?
A: Lúc đầu tra vấn xác anh hàng thịt sau chuyển sang thành người bị xác anh hàng thịt tra vấn.
B: Lúc đầu đối thoại rồi chuyển sang tranh luận và cuối cùng là kết tội xác anh hàng thịt.
C: Lúc đầu giận dữ, quát tháo sau dần đuối lí, bất lực và tuyệt vọng.
D: Lúc đầu bình tĩnh, ôn hòa sau bất bình, giận dữ.
Đáp án: A
Câu 10: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về chiều sâu triết lý của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
A: Phải biết đấu tranh vì sự sống còn của bản thân.
B: Nếu có cơ hội được sống lại, hãy tận dụng.
C: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Hạnh phúc chân chính của con người là được sống chân thật với chính mình và với mọi người.
D: Hãy tồn tại bằng bất cứ giá nào.
Đáp án: C
Câu 11: Câu nói sau là của nhân vật nào trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt: “Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…”
A: Chị con dâu
B: Cái Gái
C: Cu Tị
D: Chị Lụa
Đáp án: B
Câu 12: Trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, thái độ của nhân vật xác anh hàng thịt trong cuộc đối thoại với Hồn Trương Ba như thế nào?
A: Khinh bỉ, coi thường.
B: Giễu cợt, tự đắc.
C: Đe dọa, uy hiếp.
D: Nhường nhịn, van xin.
Đáp án: B
2. Bộ đề trắc nghiệm Hồn Trương Ba, da hàng thịt đầy đủ nhất:
Câu 1 : Nguyên nhân nào khiến Trương Ba chết?
A. Do Trương Ba bị bệnh
B. Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm
C. Do sự tắc trách của Đế Thích khiến Trương Ba bị chết nhầm
D. Do sự tắc trách của Bắc Đẩu khiến Trương Ba bị chết nhầm
Đáp án : B
Câu 2 : Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho Hồn Trương Ba nhập vào xác của cu Tị. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án : B
Câu 3 : Mở đầu đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Trương Ba đối thoại với ai?
A. Xác hàng thịt
B. Vợ Trương Ba
C. Chị con dâu
D. Đế Thích
Đáp án : A
Câu 4 : Khi đối thoại với xác hàng thịt, Hồn Trương Ba có suy nghĩ như thế nào?
A. Trương Ba cho rằng mình không thể tách rời khỏi xác hàng thịt
B. Trương Ba cho rằng mình phải chấp nhận cái thân xác “cồng kềnh, thô lỗ” của anh hàng thịt
C. Trương Ba cho rằng mình vẫn còn một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn
D. Trương Ba cho rằng mình phải sống hòa thuận với xác hàng thịt để tiếp tục cuộc sống này
đáp án : C
Câu 5 : Trong cuộc đối thoại với xác hàng thịt, thái độ và hành động của Trương Ba có sự thay đổi như thế nào?
A. Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
B. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
C. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, bịt tai, tuyệt vọng
D. Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế
đáp án : C
Câu 6 : Khi đối thoại với hồn Trương Ba, xác hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác hàng thịt. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
đáp án : A
Câu 7 : Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, thái độ của xác hàng thịt như thế nào?
A. Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
B. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
C. Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, bịt tai, tuyệt vọng
D. Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế
đáp án : D
3. Bộ đề trắc nghiệm Hồn Trương Ba, da hàng thịt về tác giả Lưu Quang Vũ:
Câu 1 : Lưu Quang Vũ sinh ra tại:
A. Hưng Yên
B. Phú Thọ
C. Vĩnh Phúc
D. Nam Định
Đáp án: B
Câu 2 : Lưu Quang Vũ sinh ra trong một gia đình:
A. Trí thức
B. Công giáo
C. Nông dân
D. Giàu có
Đáp án: A
Câu 3: Nội dung sau về Lưu Quang Vũ đúng hay sai?
“Cha ông là bác sĩ Lưu Quang Thuận”.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Câu 4 : Từ năm 1965 đến năm 1970, Lưu Quang Vũ làm công việc gì?
A. Vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân
B. Làm nhiều nghề mưu sinh: chấm công cho một đội cầu đường, vẽ pa-nô,…
C. Biên tập viên cho tạp chí Sân khấu
D. Vẽ tranh thuê
Đáp án: A
Câu 5 : Từ năm 1978 đến năm 1988, Lưu Quang Vũ làm công việc gì?
A. Vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân
B. Làm nhiều nghề mưu sinh: chấm công cho một đội cầu đường, vẽ pa-nô,…
C. Biên tập viên cho tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói
D. Vẽ tranh thuê
Đáp án: C
Câu 6 : Vở kịch đầu tay của Lưu Quang Vũ là tác phẩm:
A. Lời nói dối cuối cùng
B. Nàng Xi-ta
C. Lời thề thứ 9
D. Sống mãi tuổi 17
Đáp án: D
Câu 7 : Vở kịch nào dưới đây không phải là sáng tác của Lưu Quang Vũ:
A. Tôi và chúng ta
B. Con nai đen
C. Khoảnh khắc và vô tận
D. Bệnh sĩ
Đáp án: B
Câu 8 : Đặc điểm thơ của Lưu Quang Vũ:
A. Sắc sảo, dữ dội
B. Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.
C. Giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: C
Câu 9 : Nội dung sau về kịch của Lưu Quang Vũ đúng hay sai?
“Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 10 : Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?
A. 1999
B. 2000
C. 2001
D. 2002
Đáp án: B
3. Bộ đề đọc hiểu Hồn Trương Ba, da hàng thịt:
3.1. Đề số 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đế Thích: Ông Trương Ba… (đắn đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quí mến ông, tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng… Nhưng còn ông… rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai?
Hồn Trương Ba: (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ… (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!
Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.
Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn…
Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào…
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được… Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa…
Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa.
Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc.
(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục – 2008, tr.151-152)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Giới thiệu vài nét về vở kịch này.
Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 3. Vì sao Hồn Trương Ba lại quyết định “không muốn nhập vào hình thù ai nữa”? Quyết định đó cho thấy vẻ đẹp gì trong Hồn Trương Ba?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với cách giải quyết của Hồn Trương Ba hay không? Vì sao?
3.2. Đề số 2:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục – 2008, tr.149)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? Giới thiệu vài nét về thể loại đó.
Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 3. Thái độ của Hồn Trương Ba trước vấn đề Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. được thể hiện như thế nào? Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Hồn Trương Ba.
Câu 4. Theo anh/chị, con người ta cần phải sống như thế nào?