Dạng câu hỏi Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? là dạng câu hỏi thường dùng trong cuộc sống hằng ngày và được giới thiệu trong chương trình tiếng việt cấp tiểu học. Sau đây, hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về mẫu câu này qua bài viết.
Mục lục bài viết
1. Đặt câu Ai là gì?
1. Mẹ em là nhân viên văn phòng
2. Bố tôi là một quân nhân
3. Thái Bình là vựa lúa miền Bắc Việt Nam
4. Anh trai em là huấn luyện viên thể hình
5. Ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta là Văn miếu Quốc Tử Giám
6. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học lớn của nước ta
7. Cô ấy là chị gái tôi
8. Hoa là bạn đầu tiên tới lớp
9. Ngô Quyền là vị vua đầu tiên của nhà Ngô
10. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
11. Ông em là một cựu chiến binh
12. Cô em là diễn viên múa
13. Chị ấy là sinh viên của trường Đại học Luật
14. Anh ấy là một mc chuyên nghiệp
15. Nhân là bạn học giỏi văn nhất lớp
16. Bangkok là thủ đô của Thái Lan
17. Hà Nội là một thành phố trực thuộc trung ương
18. Ngân là người chị mà em yêu quý nhất
19. Em trai em là lớp trưởng
20. Hải Phòng là một tỉnh ven biển của đất nước Việt Nam.
Có thể thấy khi đặt câu hỏi cho một câu trả lời dạng ai là gì ta sẽ nhấn mạnh đối tượng cần hỏi vào: một là chủ ngữ, hoặc hai là vị ngữ.
Chẳng hạn trong ví dụ trên, để đặt câu hỏi cho câu trả lời “Mẹ em là nhân viên văn phòng”, đây là một dạng câu trần thuật định nghĩa ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ bởi trợ từ “là”.
Phân tích thành phần của câu trên ta có chủ ngữ là “Mẹ em”, vị ngữ là “Nhân viên văn phòng”.
Ta sẽ đặt câu hỏi mẫu “ai là gì?” để hỏi về đối tượng “Mẹ em”, hoặc đối tượng “nhân viên văn phòng” bằng cách thay thế từ “ai” (thay thế chủ ngữ) hoặc từ “là ai” (thay thế vị ngữ) tương ứng vào tính vị trí đó trong câu trần thuật. Cụ thể câu hỏi ai là gì sẽ được thể hiện như sau:
– Đối tượng của câu hỏi là chủ ngữ: “Ai là nhân viên văn phòng?”
2. Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
1. Em đang nấu cơm.
2. Chú mèo con đang nằm ngủ rất say
3. An và Bình đang chơi cầu lông
4. Cả lớp tự tay làm thiệp tặng cô giáo nhân ngày 20/11
5. Chị gái tôi nấu ăn rất khéo
6. Lan giúp mẹ giặt đồ
7. Bố em đang sửa cái quạt bị hỏng
8. Em trai em đang làm bài tập về nhà
9. Trẻ con trong làng đang chơi bắn bi, trốn tìm
10. Anh trai tôi đang làm việc
11. Bà tôi đang hát ru cho em bé ngủ
12. Trà ngồi học bài rất chăm chỉ
13. Ông em đang trồng cây ngoài vườn
14. Những chú ong đang đi kiếm mật
15. Đàn kiến nhỏ bu đen xì quanh miếng thịt
16. Ông nội làm cho em một chiếc diều rất đẹp
17. Con mèo đang đuổi bắt chuột
18. Người làng em đang thu hoạch lúa
19. Lớp em đang dọn vệ sinh lớp học
20. Đàn cò đang sải cánh bay lượn trên bầu trời
Những ví dụ trên có thể thấy khi đặt câu hỏi cho một câu trả lời dạng ai làm gì ta sẽ nhấn mạnh đối tượng cần hỏi vào: một là chủ ngữ, hoặc hai là vị ngữ.
3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
1. Bà em rất hiền từ
2. Con mèo mướp có bộ lông màu xám óng ả
3. Vườn hoa nhà Lan rất rộng
4. Quả cóc này rất chua
5. Bố em rất giỏi sửa chữa đồ đạc
6. Bạn Trang xinh gái nhất lớp em
7. Bạn Nhân rất chăm học và học tốt
8. Quả bóng bố mới mua cho em rất đẹp
9. Con gấu của em rất đẹp
10. Thu là người bạn thân thiện và dễ gần
11. Bông hoa Hồng trông hồng thật rực rỡ trong nắng
12. Chú chó này rất khôn
13. Em bé có hai cái má phúng phính
14. Hai bím tóc của Nhung trông thật dễ thương
15. Những bông hoa sen nở rộ tỏa hương thơm ngào ngạt
16. Bàn tay mẹ đã trai sạn vì những lo toan, vất vả
17. Quyển vở của em được trang trí rất đẹp
18. Vườn cây nhà bác em ngập tràn sắc đỏ
19. Biển vào buổi đêm thật yên tĩnh
20. Váy trong cửa hàng trông thật đẹp
4. Phân biệt các kiểu câu Ai – là gì? Ai – làm gì? Ai thế nào?
Kiểu câu | Ai – là gì? | Ai – làm gì? | Ai thế nào? |
Chức năng giao tiếp | Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. | Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. | Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật. |
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? | – Chỉ người, vật
– Trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? | -Chỉ người, động vật hoặc vật được nhân hóa.
– Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?( trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.) | -Chỉ người, vật.
– Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? |
Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? (làm gì?/ thế nào? ) | – Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.
– Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con gì? | – Là từ hoặc các từ ngữ chỉ hoạt động.
– Trả lời cho câu hỏi làm gì? | – Là từ hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.
– Trả lời cho câu hỏi thế nào? |
Ví dụ | Bố em là quân nhân
Mẹ em là giáo viên Ai?: Bố em Là gì?: Là quân nhân | Bác nông dân đang gặt lúa
Ai?: Bác nông dân Làm gì?: đang gặt lúa | – chiếc điện thoại rất đẹp
– đàn ong đang hút mật Ai?: đàn ong Thế nào?: đang hút mật |
Nhưng trên thực tế học sinh có thể lúng túng, nhiều em đã làm sai những bài tập này. Trong cùng một câu em thì cho là kiểu câu này, em lại xác định là kiểu câu khác. Bản thân giáo viên, nếu không có kiến thức dày dặn và vững vàng, không có sự linh hoạt trong tư duy và phương pháp giảng dạy mà cứng nhắc dựa vào cấu trúc cơ bản của từng kiểu câu đó thì cũng trở nên lúng túng trong việc giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
Để giúp học sinh biết phân biệt tốt ba loại câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? trong từng trường hợp cụ thể, những biện pháp sau đây:
Yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể, vì chỉ có câu kể mới được phân thành ba kiểu câu. Do đó, khi xác định ba kiểu câu kể, học sinh phải xác định đúng câu kể. Tránh trường hợp nhầm câu khiến có hình thức giống câu kể thành câu kể.
Muốn xác định câu kể ta dựa vào đâu? Dựa vào hình thức câu kể: Cuối câu kể có dấu chấm; Dựa vào mục đích nói của câu kể để: Kể, tả, giới thiệu hoặc nhận xét. Muốn xác định được câu kể đó thuộc kiểu câu nào thì trước tiên các em phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ trong câu đó.
– Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? (con gì?). Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì?. Vì vậy Vị ngữ là động từ (cụm động từ) tạo thành.
– Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?). Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi thế nào?. Vì vậy Vị ngữ thường do tính từ (cụm tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm động từ chỉ trạng thái) tạo thành.
– Câu kể Ai là gì? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?). Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì? (là ai? là con gì?). Vì vậy Vị ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.