Qua các bộ đề tham khảo đọc hiểu môn Văn thi vào 10 có đáp án sau, các em học sinh sẽ nắm vững các dạng câu hỏi đọc hiểu thuộc 3 cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn thi vào 10 cho học sinh của mình.
Mục lục bài viết
1. Đề tham khảo đọc hiểu môn văn thi vào 10 (Đề số 1):
Câu 1: Đọc 2 đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
a/ Xác định chủ đề và phương thức diễn đạt của hai đoạn văn.
b/ Câu nói : “ Lát mẹ về nhớ mua cho con li chè!” của cô bé, và thái độ “ấp úng không trả lời được” của cậu bé đã gợi cho em suy nghĩ gì? (viết từ 2 đến 4 câu trình bày suy nghĩ)
c/ Tìm và gọi tên hai phép liên kết khác nhau trong đoạn văn 2.
d/ Thể hiện là một người con trong gia đình, em hãy viết một đoạn văn (4-6 câu) nêu suy nghĩ của bản thân về cách cư xử đúng mực của con cái đối với cha mẹ.
e/ Từ hai đoạn văn trên, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về chủ đề của hai đoạn văn đưa ra .
Câu 2: Tục ngữ có câu: Một sự nhịn, chín sự lành.
Từ lời khuyên dạy của cha ông, em có suy nghĩ gì về “văn hóa nhường nhịn” trong cuộc sống hiện nay. Viết một bài văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ ấy.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a/ Xác định chủ đề và phương thức diễn đạt của hai đoạn văn.
– Sự vô tâm, vô cảm của con người trong cuộc sống
– PTBĐ: Đoạn văn 1: Tự sự
Đoạn văn 2:
b/ Câu nói : “ Lát mẹ về nhớ mua cho con li chè!” của cô bé, và thái độ “ấp úng không trả lời được” của cậu bé đã gợi cho em suy nghĩ gì? (viết từ 2 đến 4 câu trình bày suy nghĩ) –> Đây cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu.Hai trường hợp trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.
c/ Tìm và gọi tên hai phép liên kết khác nhau trong đoạn văn 2.
– Phép nối: Nhưng
– Phép lặp: cậu (2 lần)
d/ Thể hiện là một người con trong gia đình, em hãy viết một đoạn văn (4-6 câu) nêu suy nghĩ của bản thân về cách cư xử đúng mực của con cái đối với cha mẹ.
– Cư xử đúng mực với ông bà, cha mẹ
– Sống có hiếu thuận, kính trên nhường dưới
– Phải biết chia sẻ, yêu thương, biết phân biệt đúng sai.
e/ Cách viết:
1. Mở bài: Sự vô tâm của nhân vật ở 2 đoạn văn trên đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Việt. Điều này như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.
2. Thân bài:
+ Biểu hiện: Giải thích nội dung trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra – đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, …Hình ảnh một em bé thờ ơ, mặc kệ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình.
+ Nguyên nhân:
– Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỉ.
– Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.
– Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ, thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, …
+ Hậu quả:
– Khi không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên suy đồi về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.
– Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.
+ Cách khắc phục:
– Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, quan tâm, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.
– Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp của lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.
– Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỉ.
3· Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả chúng ta
Câu 2:
I. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự nhường nhịn
II. Thân bài:
* Giải thích và nêu biểu hiện của sự nhường nhịn:
– Sự nhường nhịn là gì?
Là một phẩm chất đáng quý trong cuộc sống, nhường nhịn không phải là chấp nhận thua cuộc mà là sự cảm thông đối với đối phương, việc nhường nhịn sẽ tạo nên những phẩm chất vô cùng đáng quý và góp phần tạo nên cho mình những điều đáng quý hơn, ngoài những điều đó bản thân mỗi người đều phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mình, mỗi người là một tấm gương cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức, nhường nhịn sẽ tạo nên cho mình một phẩm chất cao quý đó là sự cảm thông thấu hiểu và những hiểu biết chi tiết về bản chất của sự vật và sự việc.
– Biểu hiện của người sống nhường nhịn: Nhường nhịn không chỉ được áp dụng trong một ngôi nhà để thấy được sự hạnh phúc và ấm áp trong mỗi thành viên trong gia đình mà nó hiện hữu trong những trường hợp riêng và nó góp phần tạo nên một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Không chỉ trong gia đình nó tạo nên một cảm giác gần gũi mà nó tạo nên những cảm giác gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, những sự nhường nhịn đó sẽ làm nên cho chúng ta được những điều tuyệt vời nhất, gia đình lúc nào cũng có những cảm giác êm ấm và hạnh phúc. Mỗi người đều biết nhường nhịn và cảm thông cho nhau thì gia đình sẽ mãi luôn được hạnh phúc và nó phát triển một cách toàn diện hơn, sự nhường nhịn đó sẽ làm cho mỗi người luôn luôn có cảm giác an toàn hạnh phúc và không gian trong gia đình lúc nào cũng ấm áp và không có những tranh cãi riêng nó tạo nên cảm giác hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.
* Trình bày ý nghĩa của sự nhường nhịn:
– Sự nhường nhịn sẽ bảo vệ mối quan hệ giữa người với người thông qua việc bảo vệ và gìn giữ hòa khí, đồng thời thiết lập nên tinh thần gắn kết, đoàn kết.
– Sống nhường nhịn còn giúp con người bao dung, sẻ chia với những khó khăn, hoạn nạn của người khác và là biểu hiện của lối sống vị tha cao đẹp: “Mình vì mọi người”.
* Lên án: Những người sống ích kỷ, bon chen, tranh giành quyền lợi trong xã hội.
* Bài học nhận thức và hành động: Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác và Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.
III. Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.
2. Đề đọc hiểu môn Văn thi vào 10 có gợi ý đáp án (Đề số 2):
Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhắc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng. Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi …Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.
a. Thực trạng nào được phản ánh trong văn bản trên?
b. Theo tác giả, tiếng nói của con người dung để làm gì?
c. Phân tích một phép liên kết câu và một phép liên kết đoạn trong văn bản trên?
d. Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta “hãy nói với nhau đi” chứ “đừng chat, đừng port lên Facebook? Trả lời bằng cách viết đoạn văn khoảng 5- 8 dòng
Câu 2: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất những giá trị thực?
Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn khoảng 1 trang giấy thi trả lời cho câu hỏi trên
Câu 3: “Trong thời buổi công nghệ, có phải chúng ta càng ngày càng ít nói với nhau hơn ?’’. Em hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi ) trả lời cho câu hỏi trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
a. Đó là thực trạng con người ngày càng ít nói với nhau hơn
b. Theo tác giả, tiếng nói của con người dung để “thổ lộ, giải bày, xoa dịu”.
c. Quan hệ từ “và” nối câu câu 1 với câu 2 – Phép nối
Cụm từ “một tiếng” nối đoạn 1 với đoạn 2 – Phép lặp từ ngữ.
d. Hình thức: phải viết một đoạn văn trong khoảng 5-8 dòng.
Nội dung: Phải lí giải được điều đó bằng cách chỉ ra được ý nghĩa, vai trò của việc giao tiếp trực tiếp bằng lời nói hằng ngày giữa con người với nhau
Việc trò chuyện trực tiếp bằng lời nói, giúp:
– Có cơ hội thổ lộ giải bày rõ ràng những suy nghĩ của mình tránh hiểu nhầm, mâu thuần, xung đột
– Cảm nhận sâu sắc hơn thái độ tình cảm của người khác.Từ đó con người cởi mở, gần gũi, chan hòa, gắn bó với nhau hơn
Câu 2: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất những giá trị thực?
Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn khoảng 1 trang giấy thi trả lời cho câu hỏi trên
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài. Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề. (0.5 đ)
b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học nhận thức hành động. (2 đ)
Gợi ý giải quyết đề bài:
* Giới thiệu vấn đề: Có lẽ cụm từ “sống ảo” đã không còn xa lạ thậm chí quá quen thuộc và trở thành thói quen của xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng hiện nay hiện tượng này càng có xu hướng phát triển thái quá và có những hệ lụy tiêu cực. Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?
* Giải thích và nêu biểu hiện của vấn đề : Sống ảo là gì? Những giá trị thực là giá trị như thế nào? Biểu hiện của lối sống ảo đánh mật giá trị thực?
– “Sống ảo” là khái niệm chỉ cách sống trong hoang tưởng, không đúng với thực tại bản thân hay cố ý tự tô vẽ cho mình một cuộc sống tốt đẹp, hoàn hảo trong mắt người khác mà cuộc sống đó khác với thực tại. “Sống ảo” thường thể hiện rõ nhất qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,…
– Còn giá trị thực không chỉ dừng lại là sự thật về mỗi người trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những giá trị tinh thần tốt đẹp và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc xác định hai giá trị giữa “sống ảo” và “giá trị thực” khiến chúng ta phải suy ngẫm.
* Biểu hiện
Các bạn trẻ có thể kết bạn, nói chuyện, tâm sự những điều thầm kín hay thậm chí là yêu đương với những người mới biết qua mạng xã hội dù chưa hề gặp mặt. Họ còn dùng mạng xã hội như công cụ để khoe khoang những thứ không có thực của bản thân như giàu có, danh tiếng,…
* Bàn luận:
+ Sống ảo quả là đánh mất đi những giá trị thực : quen cuộc sống hào nhoáng mà mình tự tô vẽ, khi trở về thực tế cảm thấy hụt hẫng, chơi vơi; không xác định được năng lực, hoàn cảnh thực sự của bản thân để có hướng đi đúng đắn trong cuộc sống; …
+ Mở rộng: Tuy nhiên không phải ai sống ảo cũng đánh mất đi giá trị thực. Nếu chúng ta chỉ coi sống ảo là những giấy phút thư giãn, giãi trí, thì chính những giây phút ấy sẽ đem đến cho chúng ta những niềm vui ttrong cuộc sống, giúp ta lạc quạn hơn…
* Bài học nhận thức hành động: Dành nhiều thời gian cho cuộc sống ngoài đời thực, như học tập, lao động, đi tham quan du lịch, tham gia vào các hoạt động xã hội. Phải có mục tiêu, có mơ ước nhưng nỗ lực để biến ước mơ thành sư thật. Đừng mơ ước quá mông lung, xa vời…
c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sang tạo, thể hiện suy nghĩ sấu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận:
d. Chính tả, dung từ, đặt câu: Đảm bảo qi tắc chính tả, dung từ, đặt câu
Câu 3:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.( 0,5đ)
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.( 2đ)
Sau đây là một hướng giải quyết đề bài.
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận.
+ Giải thích: Ý kiến gợi cho người đọc những suy ngẫm về việc sử dụng thiết bị công nghệ trong thời buổi hiện đại. Có phải chính những tiện ích to lớn mà công nghệ đã mang lại trong cuộc sống thì nó còn khiến cho tình cảm giữa con người với con người càng xa cách nhau phải không?
+ Bàn luận:
– Đúng là sống trong thời buổi công nghệ, con người càng ít nói với nhau. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, một máy tính bảng hay laptop có kết nối mạng thì mọi thứ đều nằm gọn trong lòng bàn tay. Thông tin, tin tức được cập nhật liên tục. Chính sự phụ thuộc của con người vào công nghệ, để rồi cuộc sống con người thay đổi hòan toàn. Và theo đó sự quan tâm dành cho nhau ít đi.
– Không ai có thể phủ nhận những tiện ích to lớn mà công nghệ mang lại trong cuộc sống. Tuy nhiên, hãy biết sử dụng một cách có chừng mực để không lệ thuộc vào các thiết bị điện tử, kiểm soát bản thân để không bị lệ thưộc vào công nghệ thì chắc chắn sự quan tâm dành cho nhau vẫn tồn tại, vẫn tiếp diễn và ngày càng nhiều hơn.
– Phê phán những người sử dụng những công cụ công nghệ không phù hợp, lệ thuộc qúa nhiều vào thiết bị công nghệ.
Lưu ý: Học sinh cần phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
c. Sáng tạo: Có cách sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận (0,25điểm)
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Bảo đảm quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)
3. Đề tham khảo đọc hiểu môn Ngữ văn thi vào lớp 10 (Đề số 3):
Câu 1:
Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi! …
(Trịnh Công Sơn, Để gió cuốn đi)
Từ ý tưởng trong lời bài hát Để gió cuốn đi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2:
“Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lỳ và trong sáng như trước”. ( Theo A.L. Ghéc- xen, NXB Văn hóa- thông tin, Hà Nội, 1997)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra trong văn bản trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Mở bài:
– Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa câu nói của Trịnh Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
Thân bài: (2 điểm)
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
– Trước hết, nhạc sĩ khẳng định “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”
+ “Tấm lòng” đó là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người.
+ Nhạc sĩ đặt câu hỏi “Để làm gì, em biết không ?” rồi trả lời “Để gió cuốn đi”. Cách diễn đạt hình ảnh này nhằm để nói đến một lối sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đẹp, gió sẽ mang những điều cao đẹp ấy bay đến muôn nơi.
=> Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: sống trong đời sống, mỗi người cần phải có một tấm lòng không phải để mong được người khác ghi nhận, không phải để mong được trả ơn và cũng không phải để phô trương hay trang sức cho bản thân mình, … mà để “gió cuốn đi”. Cuộc sống như vậy mới thanh thản và bình yên.
2. Bàn luận về tấm lòng của con người trong cuộc sống:
a) Từ cách giải thích ở trên, ta thấy câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang đến cho ta bao điều hay, ý đẹp:
– “Tấm lòng” trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ : trong cuộc sống, khi một niềm vui được cho đi là chúng ta đang nhân đôi niềm vui ấy, khi ta chia sớt một nỗi buồn, nỗi buồn ấy sẽ vơi đi. Khi con người ta biết quan tâm đến nhau thì thế giới này không còn khổ đau và bất hạnh.
– “Tấm lòng” trong cuộc sống để tha thứ và khoan dung: Đây chính là thái độ sống rộng lượng với người khác (nhất là với những người gây ra đau khổ cho mình) đối lập với lòng đố kị, định kiến, thành kiến. Chúng ta nên hướng đến một cuộc sống mà không có sự ích kỉ, hận thù, chiến tranh. Chúng ta cần chung sức vì một nền hoà bình từ chính mỗi người.
– “Tấm lòng” của con người chính là sự dũng cảm cũng chính là đức hi sinh của con người. Đó chính là sức chịu đựng, chấp nhận những thiệt thòi về mình: Dũng cảm là dám xả thân vì lí tưởng cao đẹp, dám đương đầu với thử thách, dám đối diện. Cội nguồn của lòng dũng cảm chính là dám tin vào những điều tốt đẹp. Dám tin vào những điều tốt đẹp khiến con người có thể làm được nhiều điều.
b) Từ việc phân tích ở trên ta cần phê phán những kẻ sống thiếu “tấm lòng”:
– Sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết lo vun vén cho bản thân.
– Đó là lối sống biểu hiện sự nghèo nàn của tâm hồn.
3. Bài học nhận thức và hành động:
– Về nhận thức ta thấy: đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi con người trong cuộc sống.
– Về hành động ta cần: Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rèn luyện “tấm lòng” mình cho ý nghĩa, làm việc tốt mỗi ngày; phê phán sự thờ ơ, vô tâm, vô cảm trong xã hội.
Kết bài:
Tóm lại, những ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã giúp ta hiểu sâu sắc hơn về giá trị của “tấm lòng” trong cuộc đời. Mỗi con người sống trong xã hội, trong một cộng đồng chúng ta cần kết nối những tấm lòng ấy lại với nhau. Có như vậy xã hội mới thoát ra khỏi căn bệnh vô cảm
Câu 2
– Về phương diện hình thức: (0.5 điểm)
* Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng.
* Văn phong mạch lạc, liên kết.
* Bài viết không sai chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Về phương diện nội dung (2.5 điểm)
1. Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
a/ Giải thích nội dung văn bản:
– Con người không được sống cho riêng mình, cần phải được rèn luyện và thử thách
– Và dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ được những phẩm chất tốt đẹp
=> Ý nghĩa khái quát của văn bản.
b/ Chứng minh:
– Con người cần biết quan tâm, chia sẻ với mọi điều xung quanh.
– Vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
c. Bình luận
– Phê phán: những người sống ích kỉ, thiếu quan tâm, chia sẻ với mọi người …
– Phương hướng hành động: Sống yêu thương, quan tâm lẫn nhau.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại ý nghĩa của văn bản.