Rêu và tảo là 2 loại thực vật có cấu tạo khá giống nhau nên nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa 2 loại thực vật bậc thấp này. Bài viết này Luật Dương Gia đã phân tích và phân biệt đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo để bạn đọc dễ dàng nhận biết 2 loài thực vật này
Mục lục bài viết
1. Phân biệt, so sánh đặc điểm cấu tạo giữa tảo và rêu:
Giống nhau: Thực hiện so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo các bạn sẽ nhận ra điểm giống nhau của 2 loài thực vật này đều là những thực vật bậc thấp, có cấu tạo cơ thể đơn giản.
Khác nhau:
Mặc dù đều là thực vật bậc thấp, nhưng 2 loại thực vật này vẫn có một số điểm khác nhau mà người dùng có thể nhận dạng, phân biệt như:
– Cơ thể của tảo được cấu tạo ở dạng đa bào hoặc đơn bào. Nhưng rêu thì chỉ có một dạng duy nhất là đa bào.
– Tảo chưa phân hóa rõ rệt thành các bộ phận như lá, thân và rễ. Nhưng ở rêu, các bộ phận này đã được phân hóa khá chi tiết thành thân và rễ giả, và cũng có lá ở mức đơn giản.
– Tảo chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt, còn rêu có cơ quan sinh sản là các túi bào tử.
2. Tìm hiểu về Rêu:
Rêu là từ chung để gọi một nhóm trong thực vật có phôi (Embryophyta) mà không phải là thực vật có mạch. Nó cũng là một phần của thực vật không mạch khi coi tảo lục cũng thuộc về giới thực vật và là toàn bộ thực vật không mạch khi coi tảo lục thuộc nhóm sinh vật nguyên sinh. Rêu có các mô và các hệ thống sinh sản, nhưng không có mô mạch để lưu thông các chất lỏng. Rêu có hoa và sinh sản ra hạt
Rêu là một trong những ngành thực vật bậc cao đầu tiên có cấu tạo rất đơn giản. Những đại diện thấp của chúng cơ thể còn có dạng tản, các đại diện phức tạp hơn cơ thể đã phân hóa thành thân và lá, nhưng chưa có rễ thật, mà chỉ có rễ giả đơn hoặc đa bào, tức là những lông hút để giữ cây và hút nước, chưa có mô dẫn. Chính vì sự phân hóa các mô dẫn và mô cơ bản của Rêu còn sơ khai, do đó chúng ít thích nghi với đời sống ở cạn.
Trong chu trình phát triển, thể giao tử chiếm ưu thế. Cây trưởng thành ở trên đó mang cơ quan sinh sản hữu tính là túi tinh và túi noãn. Thể bào tử phát triển từ phôi và nằm trên thể giao tử , thường gồm 3 phần: bào tử nang, cuống và chân. Sự thụ tinh hoàn toàn nhờ nước.
Đặc điểm của rêu
– Rêu là một loài thực vật trên cạn thường sống ở những nơi ẩm ướt. Đồng thời cấu tạo của loài thực vật này đã được chia thành rễ, thân, lá dù cầu tạo của các bộ phận còn đơn giản.
– Rêu không có sự phân cành và thân ngắn. Bên cạnh đó, rêu còn có cấu tạo lá mỏng, nhỏ và có rễ giả nên có khả năng hút nước vô cùng tốt. Bên cạnh đó, rêu còn là thực vật chưa có mạch dẫn so với các loài khác.
– Cơ quan sinh sản: Rêu có cơ quan sinh sản nằm ở túi bào tử, ở ngọn cây. Do đó, rêu sẽ sinh sản bằng bào tử. Sau đó, những bào tử này sẽ nảy mầm và dần phát triển thành các cây rêu con mới.
Rêu là thực vật bậc cao bởi
– Rêu sống ở môi trường trên cạn
– Rêu có cấu tạo đa bào và bắt đầu đã có rễ, thân , lá dù cấu tạo còn đơn giản.
– Cơ quan sinh sản là túi bào tử và đã bắt đầu có sự phân hóa giữa cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng.
3. Tìm hiểu về Tảo:
Trên mặt nước ao, hồ, sông, suối tảo thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng này do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Ngoài ra tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn ở nước ngọt hoặc nước mặn. Tảo còn được gọi với tên gọi khác là cỏ biển, đây là nhóm lớn và có sự đa dạng bao gồm hầu hết các sinh vật sống bằng cách tự dưỡng. Chúng được cấu tạo gồm 1 hoặc nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản. Bên cạnh đó, tảo cũng là loài thực vật có màu sắc khác nhau và luôn tồn tại chất diệp lục trong cơ thể nhưng chưa có cấu tạo đầy đủ về thân, rễ và lá.
3.1. Cấu tạo của tảo:
* Tảo xoắn ( tảo nước ngọt )
– Nơi sống: các mương rãnh, ruộng lúa nước, chỗ nước đọng và nông.
– Đặc điểm: thường là những bứi sợi màu lục tươi, mảnh như tơ, sờ tay vào thấy trơn, nhớt. Tảo xoắn có màu lục có thể màu chứa chất diệp lục.
– Cấu tạo: Gồm nhiều tế bào nối tiếp nhau tạo thành sợi và mỗi tế bào gòm có vách tế bào, thể màu và nhân.
– Sinh sản: Sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng sợi thành những tảo mới. Hữu tính bằng cách kết hợp giữa hai tế bào gần nhau tạo thành hợp tử từ đó cho ra cơ thể mới.
* Rong mơ ( tảo nước mặn )
– Nơi sống: vùng biển nhiệt đới nước ta.
– Đặc điểm: thường sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giác bám ở gốc. Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu.
– Sinh sản
- Sinh dưỡng
- Hữu tính: Kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu
* Lưu ý:
– Rong mơ chưa có thân, rễ và lá thật vì ở các bộ phận đó chưa phân biệt được các loại mô. Đặc biệt là chưa có mô dẫn ( Do đó nó phải sống dưới nước ).
– Bộ phận giống quả ( màu trắng ) không phải là quả mà thực chất chỉ là những phao nổi bên trong chứa khí giúp rong mơ có thể đưng thẳng trong nước.
3.2. Đặc điểm chung của tảo:
Tảo tồn tại ở nhiều dạng tồn tại như: sợi xiên, đơn bào, sợi phân nhánh, hình phiến, hình ống. Hầu hết các loại tảo này đều không có mô dẫn truyền. Hiện nay, đa số các loài tảo đều sống trong nước và là các sinh vật ở vách thân có nhiều xenluloza.
Giống như những loài thực vật khác ở dưới nước, trong quá trình quang hợp tảo sẽ thải ra khí oxy giúp duy trì sự hô hấp cho các loài động vật khác ở dưới nước. Cùng với đó, các loại tảo nhỏ sống trôi nổi chính là nguồn thức ăn dồi dào và giàu dinh dưỡng cho những loài động vật dưới nước.
Ngoài ra, một số loại tảo còn được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc. Còn 1 số loài tảo được dùng để làm nguyên liệu để chế thành thuốc, phân bón hay nguyên liệu trong công nghiệp như thuốc nhuộm, giấy hoặc hồ dán,…
Mặc dù vậy thì hiện tại cũng đang có một số loại tảo đơn bào có tốc độ sinh sản quá nhanh gây nên hiện tượng thủy triều đỏ “nước nở hoa” và khi chết chúng làm môi trường nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh vật dưới nước. Các loại tảo vòng, tảo xoắn khi sống ở dưới ruộng lúa còn có thể bám, quấn lấy gốc cây khiến lúa không thể đẻ nhánh, làm giảm năng suất lúa khi thu hoạch.
3.3. Vai trò của tảo:
– Quang hợp tạo ra khí oxi giúp cho sự hô hấp của các động vật dưới nước.
– Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở dưới nước.
– Làm thức ăn cho người, là thực phẩm và gia súc như tảo tiểu cầu, rau diếp biển, rau câu…
– Làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm…
3.4. Tác hại:
– Một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh và nhiều gây hiện tượng nước nở hoa, khi chết làm cho nước bị ô nhiễm dẫn đến cá bị chết
– Ví dụ: tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa có thể cuốn lấy gốc lúa dẫn đến lúa khó đẻ nhánh.
Tất cả những kiến thức trên hầu hết đều là những kiến thức mà chúng ta đã được học trong môn Sinh Học các cấp học phổ thông nhưng đa số mọi người đều không chú ý đến những kiến thức rất phổ biến này. Nhưng hi vọng những phần kiến thức trên Luật Dương Gia đã phân tích sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về mặt khái niệm của rêu và tảo. Đặc biệt phần so sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo sẽ khiến mọi người dễ dàng hiểu và nhớ hơn về điểm giống nhau và điểm khác nhau của rêu và tảo. Qua đó mọi người sẽ có thể dễ dang phân biệt được rêu và tảo. Cảm ơn mọi người đã đọc và theo dõi bài viết.