Với việc tìm hiểu bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam Ngữ văn lớp 10 Cánh diều, luật Dương Gia sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng và học tốt được môn học này
Mục lục bài viết
1. Chuẩn bị bài soạn:
Yêu cầu (trang 94 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
– Khi đọc văn bản thông tin nói chung và văn bản thông tin tổng hợp nói riêng, cần lưu ý:
+ Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (ví dụ: nhan đề / tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích, …
+ Cấu trúc của văn bản ( nguyên nhân – kết quả; trật tự thời gian, phân loại, vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong quy trình..)
+ Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và đánh giá giá trị, ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống.
+ Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc.
+ Trong quá trình đọc hiểu, cần kết nối với hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và các hoạt động tra cứu khác để hỗ trợ việc tìm hiểu và vận dụng thông tin từ văn bản.
– Đọc trước văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam và tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi: Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.
Trả lời:
– “Thăng Long” gắn với truyền thuyết về việc dời đô của vua Lý Công Uẩn năm 1010. Nó có nghĩa là rồng bay lên.
“Hà Nội” được hiểu là thành phố bên trong sông. Năm 1831, vua Minh Mạng tiến hành cải tổ hành chính, chia cả nước thành 29 tình thành, trong đó có tỉnh Hà Nội (bao gồm cả trấn Thăng Long).
“Đông Đô” nghĩa là thành phố ở phía đông, tên gọi thường để chỉ kinh đô của các nước phong kiến Á Đông trong giai đoạn có nhiều kinh đô khác nhau.
– Trần Quốc Vượng (1934 – 2005) quê ở Hà Nam, ông là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam. Ông từng làm cán bộ giảng dạy tại khoa Lịch Sử, Trường Đại Học Tổng hợp Hà Nội. Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách cả trong và ngoài nước như Việt Nam khảo cổ học, Trong Cõi, Tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam…
2. Đọc hiểu:
2.1. Nội dung chính:
Văn bản nhằm cung cấp đến bạn đọc những thông tin về quá trình hình thành văn hoá Việt Nam (lịch sử, địa lý) và những đặc điểm văn hoá của Thăng Long Hà Nội.
2.2. Trả lời câu hỏi:
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp các yếu tố: địa lý, lịch sử, văn hoá xã hội
+ Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có những bản sắc văn hóa riêng: ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích, … Toàn bộ trữ lượng văn hoá dân gian ấy được chuyển dồn về trung tâm Hà Nội, kết tụ và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây – Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.
+ Triều nhà Lý, Trần đưa việc thơ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng, Bố Cái, Mai Hắc Đế,… về giữa phố phương và xóm trại ven đô. Sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, xã hội thủ đô phong phú
Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Con người Hà Nội là kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài, học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Người Hà Nội sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của hùng anh cả nước, làm ăn tài, địa diện của tinh hoa dân tộc. Người Thăng Long – Hà Nội nhờ truyền thống hiếu học, nhờ có điều kiện giao lưu văn hoá xã hội, thu nhận nhanh nhạy, nhiều liều lượng thông tin khác nhau, trở nên đặc biệt mẫn cảm về chính trị – tình cảm.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
– Nhan đề nêu bật thông tin về văn hoá Việt Nam, cụ thể ở Thăng Long (Hà Nội)
– Hằng số văn hoá: Đây là những yếu tố địa – văn hóa cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc, từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai
Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
– Đề tài: Văn hoá Thăng Long (Hà Nội)
– Căn cứ: nhan đề, các luận điểm trong văn bản
Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nội dung và hình thức:
– Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội.
+ Nội dung: lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử, nhà nước dân tốc; các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội.
+ Hình thức: dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ).
– Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.
+ Nội dung: những nguyên nhân giải thích lí do cho sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội; trích những câu thơ, ca dao, tục ngữ để làm sáng tỏ cho nội dung.
+ Hình thức: chữ in nghiêng; dấu ngoặc đơn.
Câu 4 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
– Lịch sử: triều nhà Lý Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Thánh Gióng,…về giữa phố phường và xóm trại ven đô; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền. đấu vật, hất phết, tung còn,…trang phục sang trọng hơn.
– Địa lí: Hà Nội – theo như các nhà địa lí học nhận định, đây là trung tâm đầu não của cả nước; Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có một trữ lượng.
– Văn hóa, xã hội: người Hà Nội là kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí,…làm thầy cũng giỏi, làm thợ cũng giỏi
Câu 5 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
– Thuyết minh kết hợp tự sự, nghị luận
+ Tự sự: kể về quá trình hình thành văn hoá Đông Đô
+ Nghị luận: bàn luận về đặc điểm văn hoá Đông Đô
– Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng cảm nhận, phân tích quá trình hình thành cũng như đặc điểm của văn hoá Việt Nam. Không chỉ là một bài thuyết minh đơn thuần, việc kế hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt tạo cho bài văn có tính chính xác, độ tin cậy cao hơn, giúp người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin chính xác hơn.
Câu 6 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều):
– Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nguồn gốc văn hoá của Hà Nội cũng như nếp sống đẹp của người Tràng An.
Em thích nhất đặc điểm về đặc điểm con người Hà Nội được nêu lên trong bài. Đó là những người thanh lịch, giản dị mà thanh cao với cốt cách trong sáng, dịu dàng, đằm thắm. Họ đại diện cho nét đẹp về con người, phẩm chất của người Việt Nam, đẹp từ suy nghĩ cho đến lối sống. Văn hóa truyền thống của dân tộc đã tạo ra những con người như vậy, vừa mang vẻ đẹp của truyền thống và của hiện đại, cao quý
– Vùng miền quê hương em có làn điệu dân ca quan họ quen thuộc – đó là món ăn tinh thần đặc trưng của vùng đất Bắc Ninh. Những làn điệu du dương đưa ta quay về một thời điểm nào đó, ở đó con người với những nét đẹp trong phẩm chất được ngợi ca. Đó là niềm tự hào của địa phương em với làn điệu dân ca truyền thống để rồi ai đi xa cũng nhớ đến, người đến thì khó quên. Tiếng hát đó mang theo cả hơi thở, con người, đời sống của vùng đất Kinh Bắc xưa kia, nơi mà có những người vốn hiếu khách, trọng chữ “tình”.
3. Tìm hiểu chi tiết Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam:
3.1. Sự hình thành của văn hóa Hà Nội:
– Lịch sử văn hóa hình thành từ lâu đời và phong phú
– Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý –Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê.
– Thờ phụng các anh hùng dân tộc giữa phố phường hoặc xóm trại ven đô
– Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội
+ Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình
– Tổ chức sinh hoạt văn hóa, lễ hội dân gian thường niên.
3.2. Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội:
– Người Hà Nội thông minh, tài hoa
– Hà Nội là nơi hội tụ những người lao động giỏi
– Là nơi hội tụ tinh hoa bốn phưong
– Người Hà Nội biết thưởng thức, sành ăn, sành mặc
+ Nhu cầu lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về.
+ Từ đó có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt
– Người Hà Nội nhanh nhạy, hiểu biết
+ Có điều kiện thuận lợi để giao lưu và tiếp thu văn hóa cộng thêm truyền thống hiếu học
=> Thời gian đã tạo nên những người con Hà Nội đằm thắm, thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, rất cởi mở và thân thiện.