H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4 là phương trình phản ứng khi dẫn khí H2S vào trong ống nghiệm có chứa dung dịch CuSO4 thấy hiện tượng xảy ra có kết tủa màu xám đen, điều đó chứng tỏ có kết tủa của CuS tạo thành không tan trong axit mạnh. Để hiểu rõ hơn về phương trình phản ứng này, mời các bạn cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phương trình phản ứng H2S tác dụng với CuSO4:
H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4
Điều kiện phản ứng: Phản ứng hóa học diễn ra ở hiệt độ phòng
Hiện tượng để nhận biết phản ứng hóa học: Khi dẫn khí H2S vào trong ống nghiệm có chứa dung dịch CuSO4 thấy hiện tượng xảy ra có kết tủa màu xám đen, điều đó chứng tỏ có kết tủa của CuS tạo thành không tan trong axit mạnh. Các muối đồng như CuCl2, Cu(NO3)2, PbCl2…. cũng tương tự như vậy khi cho tác dụng với H2S tạo thành kết tủa đen.
2. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của H2S:
2.1. Tính chất vật lý của H2S:
– Hiđro sunfua (H2S) là chất khí không màu, rất độc, có mùi trứng thối đặc trưng, nặng hơn không khí (d ≈ 1,17).
– Hiđro sunfua hóa lỏng ở nhiệt độ – 60oC và hóa rắn ở nhiệt độ – 86oC.
– Độ tan trong nước của Hiđro sunfua: S = 0,38g/100g H2O (ở 20oC, 1atm).
– Chất hiđro sunfua có cấu trúc phân tử cũng tương tự như cấu trúc phân tử của nước đó là đều bị phân cực .Tuy nhiên chất hiđro sunfua có khả năng tạo thành liên kết Hiđro yếu hơn nước.
– Hiđro sunfua là chất khí ít tan khi ở trong nước nhưng chất này lại tan nhiều khi ở trong dung môi hữu cơ.
2.2. Tính chất hóa học của H2S:
a, Tính axit yếu
Khi ở trong nước Hidro sunfua tan tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), có tên gọi là axit sunfuhiđric (H2S).
Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm sản phẩm tạo thành 2 loại muối đó là muối trung hòa (Na2S có chứa ion S2- ) và muối axit (NaHS chứa ion HS−).
Phương trình: H2S + NaOH → NaHS + H2O
Phương trình: H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
b, Tính khử mạnh
H2S là chất có tính khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất đó là – 2.
Khi H2S tham gia vào phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất của mình và nồng độ của chất oxi hóa, nhiệt độ,…mà nguyên tố lưu huỳnh (S) có số oxi hóa là – 2 (S-2) có thể bị oxi hóa chuyển thành (S0), (S+4), (S+6).
c, Tác dụng với oxi
H2S tác dụng với oxi có thể tạo S hoặc SO2 tùy thuộc vào lượng của oxi và cách tiến hành phản ứng hóa học.
Phương trình: 2H2S + 302 2H20 + 2SO2 (dư oxi)
Phương trình: 2H2S + 02 2H20 + 2S
Khi ở nhiệt độ cao, khí H2S cháy ở trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt và khí H2S bị oxi hóa thành SO2:
Phương trình: 2H2S + 3O2 2H20 + 2SO2
d, Tác dụng với Clo
H2S tác dụng với Cl có thể tạo thành S hay H2SO4 tùy thuộc vào điều kiện phản ứng hóa học.
Phương trình: H2S + 4Cl2 + 4H2O → 8HCl + H2SO4
Phương trình: H2S + Cl2 → 2HCl + S (khí clo gặp khí H2S)
3. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của CuSO4:
Định nghĩa: Đồng (II) sunfat là loại muối được tạo bởi Cu (II) có gốc sunfat. Loại muối này tồn tại dưới một vài dạng ngậm nước khác nhau như: CuSO4 (muối khan, khoáng vật chalcocyanite), CuSO4.5H2O (phổ biến nhất là ở dạng pentahydrat, khoáng vật chalcanthite), CuSO4.3H2O (ở dạng trihydrat, khoáng vật bonattite) và CuSO4.7H2O (ở dạng heptahydrat, khoáng vật boothite).
– Công thức phân tử là: CuSO4
3.1. Tính chất vật lý của CuSO4:
– CuSO4 là hợp chất muối có màu xanh lam, tồn tại dưới dạng tinh thể rắn hoặc dạng bột.
– CuSO4 hòa tan được ở trong nước, methanol tuy nhiên chất này không tan được trong ethanol.
– Đồng sunfat có khối lượng mol là 159.62 g/mol (khan) và 249.70 g/mol (ngậm 5 nước).
– CuSO4 có khối lượng riêng là 3.603 g/cm3 (khan) và 2.284 g/cm3 (ngậm 5 nước).
– Điểm nóng chảy của CuSO4 là ở nhiệt độ 150 °C (423 K) (ngậm 5 nước).
– Độ hòa tan trong nước của đồng sunfat khi ở dạng ngậm 5 nước là 316 g/L (0 °C) và 2033 g/L (100 °C).
3.2. Tính chất hóa học của CuSO4:
– Đồng Sunphat tác dụng với kiềm, sản phẩm tạo ra là natri sunphat đồng hydroxit.
Phương trình: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
– Đồng Sunphat tác dụng với dung dịch NH3.
Phương trình: CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
– Đồng Sunphat hấp thụ nước thường được dùng để phát hiện các vết nước có trong chất lỏng.
Phương trình: CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O (màu xanh).
– Đồng Sunphat tác dụng với các kim loại hơn phản ứng với đồng như: Mg, Fe, Zn, Al, Sn, Pb, …
Phương trình: CuSO 4 + Zn → ZnSO 4 + Cu
Phương trình: CuSO 4 + Fe → FeSO 4 + Cu
Phương trình: CuSO 4 + Mg → MgSO 4 + Cu
Phương trình: CuSO 4 + Sn → SnSO 4 + Cu
Phương trình: 3 CuSO 4 + 2 Al → Al 2 (SO 4 ) 3 + 3 Cu
4. Bài tập vận dụng:
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói đến tính chất hóa học của hiđro sunfua.
A. Hidro sunfua có tính axit mạnh và có tính khử yếu.
B. Hidro sunfua có tính bazơ yếu và có tính oxi hóa mạnh.
C. Hidro sunfua có tính bazơ yếu và có tính oxi hóa yếu.
D. Hidro sunfua có tính axit yếu và có tính khử mạnh.
Hướng dẫn giải: Đáp án: D
Câu 2. Trong các dung dịch dưới đây, dung dịch nào dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch Pb(NO3)2.
C. Dung dịch K2SO4.
D. Dung dịch NaOH.
Hướng dẫn giải: Đáp án: B
Giải thích: Dung dịch Pb(NO3)2 dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2. Khí H2S tạo thành kết tủa đen còn khí CO2 không xảy ra hiện tượng.
Câu 3. Dẫn khí H2S vào trong ống nghiệm có chứa dung dịch CuSO4 thấy phản ứng có xuất hiện kết tủa màu xám đen, điều này chứng tỏ:
A. Có xảy ra phản ứng oxi hoá – khử.
B. Có xảy ra hiện tượng kết tủa CuS tạo thành và không tan trong axit mạnh.
C. Axit sunfuhiđric mạnh hơn axit sunfuri
D. Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhiđric.
Hướng dẫn giải: Đáp án: B
Giải thích: Dẫn khí H2S vào trong ống nghiệm có chứa dung dịch CuSO4 thấy phản ứng có xuất hiện kết tủa màu xám đen, điều này chứng tỏ có xảy ra hiện tượng kết tủa CuS tạo thành và không tan trong axit mạnh.
Câu 4. Trong các dãy chất sau đây, dãy chất nào gồm có các chất đều thể hiện được tính oxi hóa khi phản ứng hóa học với SO2?
A. Dung dịch BaCl2, CaO và nước brom.
B. Dung dịch NaOH, O2 và dung dịch KMnO4.
C. Khí O2, nước brom và dung dịch dung dịch KMnO4.
D. H2S, O2 và nước brom.
Hướng dẫn giải: Đáp án: C
Giải thích:
A. Sai. Vì dung dịch BaCl2 và dung dịch CaO phản ứng với chất SO2 là phản ứng axit – bazo
B. Sai. Vì dung dịch NaOH phản ứng với chất SO2 là phản ứng axit – bazo
C. Đúng. Vì khí O2, nước brom, dung dịch KMnO4 đều thể hiện được tính oxi hóa khi phản ứng với SO2
Phương trình: 2SO2 + O2 → 2SO3
Phương trình: SO2+ Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Phương trình: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
D. Sai. Vì H2S đóng vai trò là chất khử trong phản ứng hóa học với SO2
Câu 5. Phương trình nào dưới đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. 3O2 + 2H2S → 2SO2 + 2H2O (to)
B. FeCl2 + H2S → 2HCl + FeS
C. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + O2 + I2
D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Hướng dẫn giải: Đáp án: B
Giải thích: Phương trình không xảy ra phản ứng hóa học là: FeCl2 + H2S vì nếu phản ứng hóa học sinh ra chất FeS sẽ bị hòa tan bởi chất HCl.
Câu 6. Thí nghiệm hóa học nào dưới đây không sinh ra chất khí?
A. Cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch CuSO4.
B. Nhiệt phân hoàn toàn dung dịch KMnO4.
C. Sục khí H2S tác dụng với dung dịch CuSO4.
D. Cho dung dịch Na2CO3 vào lượng dư của dung dịch H2SO4.
Hướng dẫn giải: Đáp án: C
Giải thích:
A. Ba + 2H2O + CuSO4 → Cu(OH)2 + BaSO4 ↓ + H2 ↑
B. 2KMnO4 –to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
C. H2S + CuSO4 → CuS ↓ + H2SO4
D. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
Câu 7. Khi hấp thụ 4,48 lít SO2 (điều kiện tiêu chuẩn) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, người ta thu được dung dịch có chứa m gam muối. Vậy giá trị của m là bao nhiêu?
A. m = 18,9
B. m = 25,2
C. m = 20,8
D. m = 23,0
Câu 8. Mẫu khí thải nào sau đây khi được phản ứng với dung dịch CuSO4, có thấy xuất hiện hiện tượng kết tủa màu đen. Vậy hiện tượng này do chất nào có ở trong khí thải gây ra?
A. H2S
B. NO2
C. SO2
D. CO2
Hướng dẫn giải: Đáp án: A
Câu 9. Dẫn khí H2S tác dụng với dung dịch CuSO4 thấy có hiện tượng xuất hiện khí màu đen, chứng tỏ rằng:
A. Axit H2S mạnh hơn axit H2SO4
B. Axit H2SO4 mạnh hơn axit H2S
C. Kết tủa của CuSO4 không tan trong axit mạnh.
D. Phản ứng hóa học là phản ứng oxi hóa – khử.
Hướng dẫn giải: Đáp án: C
Câu 10. Cho các cặp chất như sau: Cu và dung dịch FeCl3; H2O và dung dịch CuSO4; H2S và dung dịch FeCl3; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3. Có bao nhiêu cặp chất xảy ra phản ứng khi ở điều kiện thường đó là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Hướng dẫn giải: Đáp án: A
Giải thích: Các cặp chất xảy ra phản ứng khi ở điều kiện thường đó là: Cu và dung dịch FeCl3; H2S và dung dịch CuSO4; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3