Bảo lưu là gì? Bảo lưu việc công nhận kết quả học tập và khối lượng kiến thức của sinh viên đã được tích luỹ để sinh viên có thể tạm thời dựng chương trình học tập trong một khoảng thời gian, rồi sau này khi đã sắp xếp được thời gian thì sinh viên sẽ tiếp tục học tập chung với khoá dưới. Vậy thủ tục bảo lưu kết quả học tập đại học thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Bảo lưu là gì?
Bảo lưu là việc công nhận kết quả học tập và khối lượng kiến thức của sinh viên đã được tích lũy để sinh viên có thể tạm thời dừng chương trình học tập trong một khoảng thời gian, rồi sau này khi đã sắp xếp được thời gian thì sinh viên sẽ tiếp tục học tập chung với khoá dưới. Đây là việc sinh viên chỉ tạm dừng học tập, bảo lưu điểm số và kết quả học tập, sau này khi quay lại tiếp tục học thì sẽ phải học những môn mà mình đã được học.
Bảo lưu kết quả học tập chính là quyền lợi bình thường của sinh viên đại học, nên khi cần thiết nếu sinh viên đã tham gia học ít nhất là 1 học kỳ, và không thuộc các đối tượng bị xem xét buộc thôi học hoặc là kỷ luật. Việc bảo lưu kết quả học tập sẽ giúp cho sinh viên đại học tránh được điểm liệt do bỏ thi hoặc không đi học đầy đủ theo quy định. Để được bảo lưu kết quả học tập, sinh viên cần phải báo cáo với phòng đào tạo, sau đó chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hoàn thành các thủ tục cần thiết cho việc bảo lưu.
Về bảo lưu tín chỉ môn học đó chính là khối lượng kiến thức mà sinh viên đã tích lũy được trong chương trình đào tạo, chương trình học này được tính bằng đơn vị học trình. Chúng ta có thể quy đổi điểm quy đổi ra các dạng như sau:
– Cứ 3 đơn vị học trình thì sẽ được quy đổi tương đương là 2 tín chỉ
– Cứ 4 đơn vị học trình thì sẽ được quy đổi tương đương với 3 tín chỉ
– Cứ 5 và 6 đơn vị học trình thì sẽ được quy đổi được tương đương với 4 tín chỉ
– Cứ 7 và 8 đơn vị học trình thì sẽ được quy đổi tương đương với 5 tín chỉ
Số điểm được bảo lưu đó chính là số điểm của các học phần mà được đã được quy đổi thành kết quả học tập ở trong chương trình đào tạo hệ đại học thứ nhất.
2. Sinh viên đại học có thể bảo lưu kết quả học tập trong thời gian bao lâu?
Việc bảo lưu kết quả học tập cũng phải có thời hạn, chứ không thể bảo lưu kết quả học tập của sinh viên vô thời hạn được. Khi làm thủ tục bảo lưu kết quả học tập, sinh viên cần phải ghi rõ ràng, đầy đủ các thông tin cần thiết, trong đó điều quan trọng là bắt buộc phải có thời hạn mà mình muốn bảo lưu.
Thông thường thì sinh viên được đào tạo theo chương trình hệ đại học từ 3 năm đến 5 năm, nếu sinh viên muốn bảo lưu kết quả học tập thì cần phải bảo lưu tối thiểu 1 học kỳ và bảo lưu tối đa 4 học kỳ (điều này tương đương với 2 năm học). Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, nếu sinh viên muốn thời gian bảo lưu dài hơn th phải có lý do hợp lý và phải có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh, đồng thời phải được sự chấp thuận đến từ phí nhà trường mà mình đang theo học. Chẳng hạn như trường hợp sinh viên muốn bảo lưu kết quả học tập của mình để đi du học trong thời gian hơn 2 năm, thì sinh viên cần phải có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ để chứng minh và trao đổi rõ ràng, cụ thể với phòng đào tạo của nhà trường để xem xét. Trong trường hợp mà sinh viên lúc đầu chỉ lựa chọn bảo lưu 1 học kỳ, nhưng sau đó lại đổi ý muốn gia hạn thêm thời gian bảo lưu là 2 học kỳ, thì trước hết sinh viên cần phải liên lạc với phòng đào tạo để cập nhật thông tin và bổ sung thông tin trước khi kết thúc thời hạn bảo lưu kết quả học tập cũ.
3. Trường hợp sinh viên được bảo lưu kết quả học tập:
Theo quy định tại quy chế đào tạo của các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ thì các trường hợp mà sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập, cụ thể như sau:
– Được điều động vào trong lực lượng vũ trang;
– Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện cho quốc gia để tham gia các kỳ thi hay giải đấu quốc tế;
– Bị ốm, thai sản hoặc bị tai nạn phải điều trị trong khoảng thời gian dài và có chứng nhận của các cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;
– Vì một số lý do cá nhân khác nhưng đã học được tối thiểu 01 học kỳ và không thuộc trong các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc bị kỷ luật.
Lưu ý:
– Trong thời gian nghỉ học tạm thời vì lý do cá nhân sẽ được tính vào thời gian học tập chính thức.
– Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xem xét nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập đã được quy định cụ thể trong quy chế của cơ sở đào tạo.
4. Thủ tục bảo lưu kết quả học tập:
Thủ tục bảo lưu kết quả học tập và xin nghỉ học tạm thời của sinh viên đại học sẽ do nội quy, quy định của nhà trường. Để việc bảo lưu kết quả học tập được thuận tiện nhất, sinh viên đại học đến phòng quản lý đào tạo của trường để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhất, sau đó mới bắt đầu chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để bảo lưu kết quả học tập theo đúng hướng dẫn, sau đó nộp lại cho cán bộ quản lý.
Thông thường, để bảo lưu kết quả học tập và xin nghỉ học tạm thời, sinh viên cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin nghỉ học tạm thời;
– Biên lai nộp học phí (đối với sinh viên đã học được 01 học kỳ) hoặc giấy xác nhận đã hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính trong thời gian học tập trong nhà trường;
– Các giấy tờ để minh chứng lý do xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập như: Giấy xác nhận của bệnh viện, Giấy điều động vào trong lực lượng vũ trang,…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin bảo lưu kết quả học tập xong, sinh viên đợi kết quả từ nhà trường xem xét và ra quyết định để bảo lưu kết quả học tập.
5. Bảo lưu kết quả học tập liệu có mất phí không?
Quy định về bảo lưu kết quả học tập của sinh viên đại học sẽ phụ thuộc vào quy chế từ nhà trường đưa ra cùng với các mức phù hợp. Tuy vậy, để xem xét về việc bảo lưu kết quả học tập sẽ thông qua phòng công tác sinh viên của nhà trường cùng với các thông tin chính xác và bổ ích nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện hoặc các thủ tục bảo lưu kết quả học tập và xin nghỉ học tạm thời đã nêu trên để cho quá trình bảo lưu được diễn ra một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên xàn phải xem xét trong một số trường hợp để bảo lưu kết quả học tập vì việc bạn lùi lại một học kỳ hay lùi lại một năm học kiến thức sẽ làm mất rất nhiều kiến thức hoặc việc theo học tiếp tục sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Không những vậy bạn phải ghép lớp học mới thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần phải có thêm nhiều thời gian để làm quen với việc học tập, môi trường và bạn bè, thầy cô.
6. Một số lưu ý khi bảo lưu kết quả học tập:
– Sinh viên cần phải lưu ý rằng trường hợp muốn bảo lưu kết quả học tập, thì bắt buộc sinh viên phải làm các thủ tục để bảo lưu, chứ không được tự ý nghỉ học, không hoàn thành học phí, sau đó khoảng 1 đến 2 năm sau lại quay lại trở lại trường học nói rằng đóng học phí để tiếp tục học. Bởi vì sẽ có khả năng nhà trường đã xét sinh viên đó vào diện thôi học và huỷ kết quả học tập cũ.
– Khi sinh viên thực hiện làm đơn xin bảo lưu kết quả học tập thì cần có sự chủ động đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình bảo lưu. Do đó, sinh viên cần phải nhắc thật kỹ lưỡng về việc làm đơn xin bảo lưu kết quả học tập để từ đó đưa ra lựa chọn tốt nhất.
– Sinh viên cũng luôn cần phải có sự chủ động trong việc cập nhật các chương trình đào tạo theo các giai đoạn mới hoặc là chọn lựa từ niên chế chuyển đổi sang quy chế đào tạo tín chỉ.
– Ngoài ra, việc làm thủ tục nhập học sau quá trình bảo lưu kết quả học tập của sinh viên đại học để hòa nhập lại với các khóa học mới sẽ cần phải có sự chủ động bổ sung những mặt còn thiếu sót. Đảm bảo đúng theo chương trình mới cho việc học tập của sinh viên. Hay như các bạn thí sinh cũng cần phải lưu ý đối với hệ đào tạo chính quy sẽ không đảm bảo về các nguồn tuyển sinh cố định theo từng năm có thể tăng lên hoặc giảm xuống theo yêu cầu cần thiết. Do đó, sinh viên cần chủ động hơn về việc bảo lưu kết quả học tập đại học của mình bên cạnh việc điều chỉnh chương trình đào tạo cũng cần phải xem xét việc học các lớp học địa phương hoặc tham gia học tập tại tỉnh.