Vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng là một câu chuyện thể hiện về sự thành công của một sự kiện cách mạng và những nhân vật trong thời đại mới đó chính là quần chúng nhân dân và những người chiến sĩ cách mạng. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những bài Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng hay nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hoàn cảnh sáng tác và giá trị nội dung, nghệ thuật của vở kịch Bắc Sơn:
- 2 2. Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ngắn gọn nhất:
- 3 3. Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ấn tượng nhất:
- 4 4. Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ngắn gọn nhất:
- 5 5. Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng dễ nhớ:
- 6 6. Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng sâu sắc nhất:
- 7 7. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thơm trong vở kịch Bắc Sơn:
1. Hoàn cảnh sáng tác và giá trị nội dung, nghệ thuật của vở kịch Bắc Sơn:
Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác vở kịch Bắc Sơn và được đưa lên sân khấu vào đầu năm 1946 trong không khí sục sôi của những năm đầu của cách mạng Việt Nam.
Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện những xung đột trong nội tâm được diễn ra ở nhân vật Thơm, đó là một cô gái có tên chồng theo giặc, ban đầu cô từ chỗ thờ ơ và sợ liên lụy tới cách mạng, sau đó cô đã đứng hẳn về phía cách mạng. Nguyễn Huy Tưởng đã thúc đẩy diễn biến tâm trạng đồng thời đưa nhân vật đến với bước ngoặt quan trọng để làm nổi bật vẻ đẹp cũng như sự chuyển biến mới về nhận thức của nhân vật Thơm. Đồng thời tác giả cũng khẳng định sức thuyết phục của cách mạng Việt Nam.
Giá trị nghệ thuật:
– Vở kịch đã thành công trong trong việc tạo dựng nên các tình huống để bộc lộ sự xung đột và cách tổ chức đối thoại cũng như thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
– Cách tạo dựng tình huống, sử dụng ngôn ngữ đối thoại, nghệ thuật biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
– Thành công trong việc tạo dựng các tình huống để bộc lộ sự xung đột của các nhân vật.
– Sử dụng các ngôn ngữ đối thoại để bộc lộ thể hiện tâm lí và tính cách của nhân vật
2. Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ngắn gọn nhất:
Vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng là một câu chuyện thể hiện về sự thành công của một sự kiện cách mạng và những nhân vật thời đại mới đó chính là quần chúng nhân dân và những người chiến sĩ cách mạng.
Đêm đến Thơm thấy chồng mình là Ngọc đang cầm gậy và đèn với dáng vẻ khả nghi khi đang định đi đâu đó. Thơm nói với chồng rằng có tin đồn chồng đang dắt Tây vào đánh Vũ Lăng, khi đó Ngọc đã chối, tìm cách chống lảng và nói tránh sang chuyện về anh Thái – một chiến sĩ cách mạng. Sau đó có tiếng gọi nên Ngọc ra đi vội vã. Lúc đó Thơm nghĩ đến mẹ và Thái rồi lo sợ anh Thái sẽ bị bắt. Cùng lúc đó, hai anh Thái và Cửu đã chạy nhầm vào nhà Thơm khi đang bị giặc truy bắt. Hai người được Thơm giấu trong buồng của mình và nhờ Thơm mà Thái và Cửu đã thoát khỏi bọn giặc truy lùng.
3. Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ấn tượng nhất:
Ở vùng nông thôn Vũ Lăng đã bùng nổ khởi nghĩa. Rất nhiều Tây, quan lại đã bị giết. Có rất nhiều người dân kéo đi mít tinh rầm rập, đem lương thực ủng hộ cho quân cách mạng. Cụ Phương có một cậu con trai tên là Sáng đang nhiệt liệt hưởng ứng cách mạng và một cô con gái tên là Thơm có chồng tên là Ngọc thì lẩn tránh, sợ hãi. Cửu là một nông dân Tày 24 tuổi đã trở thành cốt cán của cuộc phong trào khởi nghĩa. Sau đó, cấp trên đã cử giáo Thái về lãnh đạo ở vùng Vũ Lăng. Những hiện tượng về chính trị, quân sự, tổ chức lệch lạc đã được uốn nắn, để phong trào phát triển đi lên.
Ngọc là một tên Việt gian hám danh, hám tiền đã bị bắt và hắn sắp bị xử tử thì bà cụ Phương đã nói với khu với thằng Cam, nể tình nghĩa cô ruột nên đã tha cho Ngọc! Sau đó, Ngọc đã dẫn bọn Tây về để đàn áp cuộc khởi nghĩa và bắt bắn giết nhiều người một cách tàn bạo dã man. Sáng cũng đã bị giặc bắn và giết, còn cụ Phương cũng đã bị trúng đạn mà hy sinh.
Ngọc được giặc thưởng cho rất nhiều tiền vì lập công, hắn lấy tiền may áo mua vàng về cho Thơm. Hắn đã dẫn bọn giặc Tây đi truy lùng bắt những cán bộ lãnh đạo phong trào, bắt giáo Thái và Cửu. Ngọc đi suốt đêm, được quan thưởng nhiều tiền bạc mua nhà mới, mấy mẫu ruộng. Vào nửa đêm nọ, Ngọc cùng với lí trưởng, quan và bọn giặc Tây đã đi truy lùng để bắt giáo Thái và anh Cửu nhưng Thái và Cửu đã chạy nhầm vào chính nhà của Ngọc. Lúc đó, Thơm đã che giấu hai cán bộ cách mạng vào trong buồng nhà mình và đánh lạc hướng của Ngọc cứu thoát họ. Cụ Phương đã để lại khẩu súng lục đã được Thơm tặng lại cho giáo Thái.
Quân khởi nghĩa đã rút vào rừng sâu. Khi biết được tin ngày mai Ngọc sẽ dẫn bọn Tây vào rừng đánh úp, Thơm đã nhanh chóng băng qua rừng vào giữa đêm khuya để vào tận căn cứ khởi nghĩa tiếp tế cho quân cách mạng muối, chăn và báo tin để họ kịp thời ứng phó với Ngọc. Khi quay trở về Thơm đã gặp Ngọc và bị hắn bắn cho trọng thương. Sau đó, Ngọc đã bị trúng đạn của bọn quan thầy mà chết. Cuộc vây càn quét của bọn giặc Tây đã bị thất bại nặng nề, quân cách mạng đã thu được rất nhiều súng đạn. Thơm đã được Thái và Cửu cứu chữa. Thơm đã nói tong cơn mê sảng rằng: “Trường Vũ Lăng ta lại chiếm được kia kìa! Đi mau lên, các ông! Các ông cố lên nha! Mau lên! có phải cờ ta đấy không? Được thật rồi!”. Lúc ấy, tiếng hát của quân du kích quân đã vang lên văng vẳng, hùng dũng.
4. Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ngắn gọn nhất:
Vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng là một câu chuyện về sự xung đột căng thẳng giữa hai lực lượng là cách mạng nước ta và kẻ thù. Đó là sự xung đột trong những cuộc đối thoại của nhân vật Thơm với các nhân vật khác như Thái, Cửu, Ngọc. Thông qua những hành động và diễn biến tâm lý của nhân vật Thơm tác giả đã khẳng định rằng cách mạng và chính nghĩa luôn luôn chiến thắng.Tình huống chạy nhầm vào nhà Thơm của hai người chiến sĩ cách mạng Thái và Cửu đã buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến về thái độ và dứt khoát đứng về phía cách mạng. Hai người được Thơm giấu vào buồng và giúp họ chốn thoát.
5. Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng dễ nhớ:
Vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng là một câu chuyện thể hiện về sự thành công của một sự kiện cách mạng và những nhân vật thời đại mới đó chính là quần chúng nhân dân và những người chiến sĩ cách mạng.
Đêm đến Thơm thấy chồng mình là Ngọc đang cầm gậy và đèn với dáng vẻ khả nghi khi đang định đi đâu đó. Thơm nói với chồng rằng có tin đồn chồng đang dắt Tây vào đánh Vũ Lăng, khi đó Ngọc đã chối, tìm cách chống lảng và nói tránh sang chuyện về anh Thái – một chiến sĩ cách mạng. Sau đó có tiếng gọi nên Ngọc ra đi vội vã. Lúc đó Thơm nghĩ đến mẹ và Thái rồi lo sợ anh Thái sẽ bị bắt. Cùng lúc đó, hai anh Thái và Cửu đã chạy nhầm vào nhà Thơm khi đang bị giặc truy bắt. Hai người được Thơm giấu trong buồng của mình và nhờ Thơm mà Thái và Cửu đã thoát khỏi bọn giặc truy lùng.
6. Tóm tắt vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng sâu sắc nhất:
Vùng nông thôn Vũ Lăng có những phong trào khởi nghĩa được bùng nổ trong quần chúng và được nhân dân hưởng ứng mít tinh cũng như ủng hộ cách mạng nước ta, đã có nhiều quan lại và lính Tây bị bắt giết. Anh sáng là con trai của cụ Phương, anh cũng là nhân dân ưu tú khi nhiệt liệt tham gia cách mạng, còn bà cụ Phương, Thơm và Ngọc lại tỏ vẻ thờ ơ và sợ hãi. Sau đó, Thái được trung ương đảng cử về để lãnh đạo cũng như uốn nắn tư tưởng và định hướng phong trào cho người dân ở thôn. Khi Ngọc bị giặc bắt và đưa ra tử hình thì cụ Phương đã đứng ra xin cho hắn được toàn mạng. Sau đó hắn đã theo Tây và trở thành Việt gian. Để rồi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp do chính hắn là kẻ đã dẫn giặc về bắn giết đồng bào và bố vợ mình.
Sau vụ đó Ngọc đã được thưởng rất nhiều tiền và Ngọc tiếp tục làm tay sai cho lũ giặc rồi dẫn Tây về tìm để bắt anh Thái và Cửu, hai anh đểu là nông dân người Tày đang làm cán bộ Cách mạng. Thơm đã giấu hai anh Thái và Cửu vào trong buồng nhà mình trong lúc hắn đang dẫn người truy đuổi và giúp hai anh thoát khỏi họ, chính từ đây cô đã giác ngộ cách mạng. Sau khi Thơm biết được âm mưu đánh úp của chồng mình và đồng bọn, giữa lúc đêm khuya cô đã băng qua rừng để tới căn cứ tiếp tế và báo tin. Đến khi quay về cô đã gặp Ngọc và bị hắn bắn trọng thương, Ngọc cũng đã chết vì trúng đạn. Quân giặc thất bại trong cuộc càn quét, Thơm đã được hai anh Thái và Cửu đưa về cứu chữa.
7. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Thơm trong vở kịch Bắc Sơn:
– Nhân vật Thơm được đặt trong tình huống đầy kịch tính và căng thẳng khi hai người cán bộ cách mạng Thái và Cửu đang bị chồng mình là Ngọc và giặc Pháp truy lùng nhưng họ đã chạy trốn nhầm vào nhà của vợ Thơm. Trong ấy Ngọc lại là người đi truy lùng bắt các anh bất cứ lúc nào.
– Tình huống đó đã buộc cho Thơm phải suy nghĩ nhanh chóng và lựa chọn quyết định khi cứu người chiến sĩ cách mạng hay là bỏ mặc họ để cho họ bị Ngọc và giặc bắt nhưng như vậy thì trong lòng của cô thấy day dứt không yên.
– Tâm trạng của nhân vật Thơm: vô cùng luống cuống, hốt hoảng và lúng túng khi chưa nghĩ ra được cách để cứu Thái và Cửu
– Hành động của nhân vật Thơm: chỉ tay vào buồng của mình để cho Thái và Cửu ẩn nấp => Hành động vô cùng nhanh chóng, thân mật giống như một người em gái, cô kéo tay Thái và Cửu dặn dò và đẩy họ vào trong buồng.
=> Thơm thoát ra được cái trạng thái day dứt với lương tâm khi cô đã đứng hẳn hướng về phía hàng ngũ quần chúng nhân dân có tình cảm đối với cách mạng. Đó là hành động vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan nhưng lại rất hợp tình hợp lí bởi trong cô chính là lòng thương người, tấm lòng vô cùng kính phục Thái và cô đã nhớ tới cái chết của cha và em trai mình khi nhận ra được bộ mặt thật của Ngọc.
=> Thông qua sự chuyển biến của nhân vật Thơm trong vở kịch Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã khái quát và khẳng định về sức mạnh của cách mạng ngay cả khi cách mạng đang bị kẻ thù tàn ác đàn áp vô cùng khốc liệt, cách mạng gặp biết bao nhiêu khó khăn nhưng vẫn không thể nào có thể tiêu diệt được cách mạng ấy. Và trong nó vẫn đang tiềm tàng sức mạnh có khả năng thức tỉnh quần chúng nhân dân, với cả những con người đang ở vị trí trung gian như nhân vật Thơm.