Tây Nguyên chính là mảnh đất đã thổi hồn vào những trang viết của nhà văn Nguyễn Trung Thành và đã để lại cho độc giả nhiều dấu ấn trong tác phẩm Rừng xà nu. Dưới đây là những mẫu kết bài Rừng xà nu hay nhất, giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt bài văn của mình.
Mục lục bài viết
1. Mẫu kết bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành hay nhất:
Mẫu số 1:
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất về hình ảnh người anh hùng dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hình tượng nhân vật Tnú tiêu biểu cho người anh hùng cách mạng. Những nét đẹp của cộng đồng đã hội tụ đầy đủ ở trong nhân vật Tnú, đem theo khuynh hướng sử thi thời đại gồm tình yêu que hương, đất nước sâu sắc, sự thủy chung với cách mạng, tấm lòng yêu thương gắn bó sâu sẵ với gia đình, một lòng một dạ chiến đấu trả thù cho nước nhà, vì mục tiêu lý tưởng cao đẹp của cả dân tộc. Năm tháng đã trôi đi, chiến tranh đã lùi lại nhưng đến tận bây giờ truyện ngắn “Rừng xà nu” và nhân vật Tnú vẫn để lại trong lòng độc giả một ấn tượng sâu sắc về những giá trị trong tâm hồn, về một vùng đất đầy nắng và gió đậm chất anh hùng.
Mẫu số 2:
Thông qua sự mất mát, đau thương trong cuộc đời của nhân vật Tnú trong tác phẩm với tinh thần vô cùng bất khuất, kiên cường, mạnh mẽ, trong chiến đấu của người anh hùng đấy, tác giả Nguyễn Trung Thành đã cho độc giả thấy được rằng sự trưởng thành trong quá trình nhận thức và đấu tranh của người dân buôn ở làng Xô Man nói riêng hay đó cũng chính là sự trưởng thành của cả người dân miền Nam anh hùng nói chung ở trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thể một cách rõ nét, chân thật nhất. Tinh thần hiên ngang, bất khuất, anh dũng ấy là âm hưởng hào hùng của cả dân tộc, đã được tác giả khắc họa một cách ấn tượng thông qua những người anh hùng anh dũng của làng Xô Man qua mỗi thế hệ, đó chính là hình ảnh cụ thể qua những anh hùng Tnú, cụ Mết, anh Quyết, Mai, Dít và bé Heng.
Mẫu số 3:
Tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đã mang đậm nét khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn, tuy đó là một câu truyện ngắn nhưng bên trong chứa đựng hào khí sôi nổi, dữ dội, hào hùng, thời đại. Quá trình Tnú trưởng thành và có nhận thức về cách mạng cũng là quá trình phản ánh về trưởng thành của cách mạng miền Nam từ giai đoạn tự phát lên đến tự giác sau đó đến giai đoạn những ngày đồng khởi. “Rừng xà nu” không chỉ tái hiện lại cho người đọc về không khí dữ dội, hào hùng trong cuộc kháng chiến đấu chống Mỹ của dân tộc ta mà qua đó còn ca ngợi vẻ đẹp của những con người mang đậm phẩm chất của một người anh hùng, người con của Tây Nguyên, đêt từ đó cổ vũ, kêu gọi những thế hệ mai sau nối tiếp những phẩm chất anh hùng quý giá ấy để cùng nhau bảo vệ, gìn giữ non sông đất nước.
4. Kết bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành sâu sắc nhất:
Mẫu số 1:
Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hình tượng nhân vật Tnú với bút pháp sử thi kết hợp với hình ảnh giàu đặc tả, gợi cảm góp phần hình thành nên hình tượng con người Tây Nguyên tiêu biểu cho sự kiên cường, dũng cảm của thời đại kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong tác phẩm hình ảnh về đôi bàn tay của Tnú đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần có ý nghĩa như một biểu tượng về cuộc đời đầy sự mất mát, thương đau, căm hờn; đó là chứng tích những tội ác mà kẻ thù đã gây ra, điều đó thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh giải phóng khốc liệt và nét đẹp của anh hùng cách mạng, chủ nghĩa yêu nước. Hình ảnh về đôi bàn tay của Tnú cũng là biểu tượng cho sức sống vô cùng mãnh liệt không có một loại bạo lực nào có thể giết chết được con người Tây Nguyên. Hình ảnh đó đã trở thành một chi tiết có giá trị nghệ thuật đặc biệt, mang tính thẩm mĩ và có ý nghĩa khái quát sâu sắc mang tầm vóc lớn lao.
Mẫu số 2:
Khi đọc tác phẩm ” Rừng xà nu” chắc hẳn người đọc sẽ thấy lòng mình yên bình đến lạ thường. Tác phẩm đưa người đọc về với khí thế hào hùng của cách mạng, của dân tộc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Từng hình ảnh, hành động của khu Rừng và biết bao nỗi thương đau mà con người buôn làng Xô Man đã phải trải qua. Tác giả Nguyễn Trung Thành đã đem đến một mảnh đất đầy những vết thương đau đớn mà sự sống căng tràn. Qua đó, có thấy mỗi chúng ta cần phải trân trọng quý mến những điều tốt đẹp của ngày hôm nay đã có được, để biết rằng quá trình trưởng thành và lớn lên trước bao nhiêu vấp ngã, khó khăn, thử thách của cuộc đời.
Mẫu số 3:
Qua nghệ thuật miêu tả hình tượng nhân vật Tnú tác giả Nguyễn Trung Thành chạm tới tâm trí độc giả với những nét hình ảnh con người đặc trưng nhất của Tây Nguyên mang tầm sử thi tượng trưng cho vẻ đẹp của thời đại kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân vật Tnú với lòng căm thù giặc sâu sắc mang đậm chất Tây Nguyên. Người anh hùng Tnú mang trong mình với ba mối thù sâu sắc: mối thù của bản thân, mối thù của gia đình và mối thù đối với quê hương mà sau này anh vẫn quyết tâm trả thù mặc dù ngón tay anh chỉ còn có hai đốt. Đến cuối cùng với tinh thần hiên ngang, bất khuất cùng với sự dũng cảm, kiên cường, lòng quyết tâm đánh giặc thì Tnú và con người nTây Nguyên đã đánh đuổi được kẻ thù tàn ác.
7. Kết bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đạt điểm cao:
Mẫu số 1:
Truyện ngắn “Rừng xà nu” là một tác phẩm thấm mang đậm màu sắc của sử thi, huyền thoại. Tác giả đã sử dụng cách thức kể chuyện thông qua nhân vật cụ Mết già làng góp phần gợi ra một bầu không khí thiêng liêng theo kiểu cổ truyền. Nơi tụ hội của dân làng Xô Man đó là mái nhà ưng và đây cũng là nơi để trừng trị bọn ác ôn khát máu người, bọn tay sai tàn ác Mỹ-Diệm. Những hình ảnh rừng động, lửa cháy, đại bác giặc, tiếng cồng âm vang, âm thanh mài giáo mác và cây xà nu đổ ào xuống tựa như một trận bão lớn,… tất cả những điều đó thật bi tráng, hào hùng làm sao. Tác phẩm “Rừng xà nu” đã nêu ra một chân lí của cách mạng dân tộc: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Qua chủ đề của tác phẩm hình ảnh cây xà nu, Tnú và mọi người dân buôn làng Xô Man đã thể hiện tầm vóc lớn lao của người anh hùng, dũng sĩ, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng ở trong thời đại của vị cha già Hồ Chí Minh.
Mẫu số 2:
Bằng tình yêu thương vùng đất Tây Nguyên kết hợp với sự quan sát vô cùng tinh tế Nguyễn Trung Thành đã khắc họa hình ảnh cây xà xu thành công với sức ám ảnh từ đầu cho đến cuối tác phẩm đối với người đọc. Hình ảnh cây xà nu góp phần giúp mọi người có một cái nhìn đầy sự ngưỡng mộ đối với vùng đất và người dân Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm đúng là một sáng tạo đầy tính nghệ thuật đáng kể của tác giả. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn lựa hình ảnh cây xà nu mang lại những lớp ý nghĩa mới mẻ rất riêng biệt qua cách nét bút của nhà văn vừa tả vừa gợi. Thông qua đó, độc giả không chỉ thấy được sức sống vô cùng mãnh liệt, kiên cường của con người dân làng Xô-man, đồng bào Tây Nguyên nói riêng mà còn là của cả dân tộc Việt Nam nói chung trong thời đại kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Mẫu số 3:
Tác phẩm viết về cuộc khởi nghĩa của những con người làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm chính là sự sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Sử dụng bút pháp tượng trưng thể hiện tư tưởng chủ đề của của tác phẩm càng thêm độc đáo, sâu sắc. Thông qua hình tượng của cây xà nu mà những nhân vật anh hùng trong truyện càng thêm bất tử.
Mẫu số 4:
Tác phẩm “Rừng xà nu” chính là bài ca bất hủ ca ngợi về vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Nguyên oai phong, hùng vĩ và anh hùng. Không những thế tác phẩm còn là khúc hùng ca, ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân Tây Nguyên với những phẩm chất anh hùng, kiên cường và bất khuất. Nguyễn Trung Thành đã kết hợp rất hài hoà giữa ngôn ngữ và lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn của mình đã làm cho tác phẩm thành công và góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.