Những điểm khác biệt giữa đạo Công Giáo và các đạo khác là gì? Để giải đáp câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về đạo Công giáo - một trong những tôn giáo lớn nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Điểm khác biệt thứ nhất của Công Giáo:
Con người đã sáng lập ra tất cả các tôn giáo, nhưng chỉ duy nhất đạo Công Giáo được sáng tạo bởi chính Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô là con một của Thiên Chúa, và chính Ngài đã nhập thể để thực sự trở thành một con người để sống giữa nhân loại loài người và Ngài đã cho nhân loại thấy được những hình ảnh rõ nét của Thiên Chúa, cũng chính Ngài là chủ của vương quốc tình yêu. Qua Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước thì điều này đã được lịch sử minh chứng.
2. Điểm khác biệt thứ hai của Công Giáo:
Ở Việt Nam hiện nay, đi song song với đạo Công Giáo thì có những Tôn Giáo khác chẳng hạn như: Phật Giáo, Cao Đài, Hoà hảo, Đạo Ông Bà. Dù khác nhau nhưng tất cả những tôn giáo này đều dạy tín đồ của mình ăn ở hiền lành, làm nhiều việc tốt. Hay nói cách khác là dạy tín đồ của mình sống và dạy dỗ đạo làm người. Những giáo lý đó thực sự rất tốt, nhưng những đạo lý đó chỉ dừng lại ở phạm trù luân lý.
Còn đối với đạo Công Giáo không chỉ dạy cho mọi tín hữu về luân lý, so với những đạo khác đạo Công Giáo còn có điều khác biệt lớn đó chính là hướng dẫn và giúp cho mọi tín hữu nhận ra một chân lý tối thượng. Dù họ có là ai, nam hay nữ, già hay trẻ, lớn hay nhỏ, sông ở cấp bậc nào, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, đều giúp cho họ nhận ra mình là con Thiên Chúa, tất cả họ đề là anh em với nhau, cùng gọi Thiên Chúa Cha, cùng mang hình ảnh của Ngài và được sống trong tình yêu thương chan hoà, được phục vụ, công bằng và bác ái. Điều quan trọng nhất đó là được ở trong mái nhà chứa niềm hạnh phúc, bình an, không khổ đau và thù hận của Thiên Chúa.
3. Điểm khác biệt thứ ba của Công Giáo:
Đối với Phật giáo thì giáo lý nhà Phật dạy cho các tín đồ đi vào con đường xuất thế như: Diệt dục, diệt tham sân si, diệt khổ, và cố gắng thoát khỏi cảnh đời là bể khổ. Và bằng các hình thức để tự mình đi tìm con đường cứu lấy chính mình, để thoát khỏi nghiệp báo, nghiệp chướng và ách khổ, như các hình thức ăn chay trường, đi lễ chùa vào những ngày rằm hay ngày mùng 1 âm lịch,…
Với niềm tin Kitô Giáo và đạo Công Giáo, luôn dạy cho các tín hữu học theo Đức Kitô để đi vào con đường “nhập thế”, Ngài chính là Thiên Chúa tối cao, hay theo cách gọi dân gian Ông Trời. Thế nhưng Ngài đã từ bỏ vinh quang, hạnh phúc nơi cõi trời để xuống mặc cho thân phận con người để sống cùng con dân, sống cùng với những con người đồng cam cộng khổ, Ngài ngoại trừ mọi tội lỗi và giúp cho con người vượt khổ cũng như để cho họ sống đúng với con người, với phẩm giá của mình chính là con của Thiên Chúa. Những người yếu đuối, sống trong khổ sở, đau đớn rất biết ơn Ngài, nhờ ơn của Ngài mà họ đã noi gương và cùng nhau vượt qua mọi khổ sở để đến với tình yêu thương.
4. Đạo Thiên Chúa và đạo Công Giáo có phải là một không?
Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều người nhầm tưởng rằng đạo Thiên Chúa cũng là đạo Công Giáo. Đạo Công Giáo (Catholicism) là đạo Thánh được Chúa Kitô rao giảng và đã thiết lập ra Giáo hội trên nền tảng Tông Đồ, nó như là một phương tiện để mang ơn cứu giúp và lan truyền phúc lành đến cho mọi người. Đạo Công Giáo là đạo cứu rỗi để cho mọi người được đón nhận một cuộc sống hạnh phúc suốt đời cạnh Thiên Chúa bên trong Vương Quốc tình yêu của Người sau khi Thiên Chúa hoàn thành hành trình con người ở nơi trần gian. Vì vậy, đạo Thiên Chúa khi xét về mặt từ ngữ nó được bao hàm khá rộng lớn. Trong khi các Giáo Hội hay các Đạo có những danh xưng khác nhau chính là những phân nhánh nhỏ của tín đồ Thiên Chúa giáo.
– Do Thái Giáo (Judaism)
+ Thiên Chúa Yahweh chính là người mà đạo Do Thái tôn thờ. Đây là Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel của người dân Do Thái, người đã giải phóng những người dân khỏi sự cai trị của Ai Cập. Trong Kinh Thánh của đạo Do Thái chỉ có phần Cựu Uớc và không có Thiên Chúa Ba Ngôi.
+ Những người Do Thái giáo chỉ tập trung học Kinh Thánh ở trong các Hội trường chứ không có trong Thánh Lễ vào các Nhà Thờ hay Chúa Nhật. Và người Do Thái giáo học Kinh Thánh vào ngày thứ bảy hàng tuần hay còn được gọi là ngày Sabbat.
– Đạo Công Giáo La Mã (Roman Catholicism)
+ Kitô Giáo cũng chính là đạo Công Giáo La Mã. Đạo Công Giáo La Mã thờ Thiên Chúa Ba Ngôi bao gồm có: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy rằng, đây là Ba ngôi vị riêng biệt nhau nhưng Ba ngôi vị này đều có cùng một Thiên Chúa độc nhất về đồng bản thể và quyền uy trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.
+ Trong Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo có phần Tân Ước và Cựu Ước dạy bảo các tín hữu đời sống đức tin theo lời giảng dạy của Chúa. Sự quản lý của Giáo Hội Công Giáo có phần rất nề nếp tựa như một đất nước thu nhỏ, trong đó Đức Giáo Hoàng là người đại diện cao nhất.
– Đạo Tin Lành (Protestanism)
+ Đạo Tin Lành là một nhánh nhỏ của Kitô Giáo đã ly khai khỏi Công Giáo vào năm 1517 sau khi cuộc cải cách tôn giáo được khởi xướng bởi Martin Luther tại nước Đức. Thiên Chúa chính là người mà đạo Tin Lành tôn thờ và họ tin rằng Chúa Kitô là Cứu Chúa và cũng giống như Đạo Công Giáo cùng sử dụng Kinh Thánh.
+ Tuy nhiên, Đạo Tin Lành có những đặc điểm khác biệt rõ ràng hơn so với đạo Công Giáo cũng như trong cách mà họ giải thích về Kinh Thánh, các bí tích như Công Giáo không có và vai trò của Đức Giáo Hoàng cũng không được công nhận.
5. Những điểm khác biệt giữa Chúa (Thiên Chúa giáo) và Phật (Phật giáo):
Nhà lãnh đạo
Lãnh đạo tối cao Thiên Chúa giáo là Đức Giáo Hoàng. Còn Phật giáo được lãnh đạo bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma. Giáo lý của hai đạo giáo này có sự khác biệt nhau, nhưng cả hai vị lãnh đạo này đều tôn trọng nhau và thừa nhận sự hiện diện của nhau.
Đấng tạo hóa
Trong Thiên Chúa giáo, đấng tạo hóa là một khái niệm rất phổ biến nhưng trong Phật tử thì lại không đề cập tới đấng tạo hoá. Đức Chúa Trời ở trong Kinh Thánh của Cựu Ước chính là đấng tối cao để có thể giải quyết được công lý và tạo ra, kiểm soát được mọi hiện tượng ở trên Trái Đất.
Thiền định
Thiền định đóng vai trò rất quan trọng và đứng đầu danh sách trong Phật giáo. Thiền là để giác ngộ và nhận thấy được những điều thiện, điều lành, để rồi từ đó điều chỉnh lại hành vi của bản thân. Còn ở trong Thiên Chúa giáo thì những lời cầu nguyện lại được chú trọng để cầu xin Đức Chúa Trời soi sáng con đường đi cho họ.
Mục đích
Mục đích chính của Phật giáo là tập trung nhiều vào sự nỗ lực của cá nhân để rồi từ đó có thể phát triển tâm linh, thoát ra được sự đau khổ và giác ngộ đạt được theo chân lý, điều thiện. Đối với Thiên Chúa giáo lại nhấn mạnh vào những hồng ân, ân điển của Thiên Chúa, tín đồ theo đạo cần phải tuân thủ theo những điều Chúa răn dạy, truyền bá đạo lý, tư tưởng của đạo để mọi người xung quanh cũng được giải thoát khỏi thế giới khổ đau.
Vòng luân hồi
Trong Thiên Chúa giáo, Chúa dạy bảo cho các con chiên của họ rằng mỗi người chỉ có một cuộc đời duy nhất, vì vậy chỉ có cơ hội để được lên thiên đường hoặc là phải xuống địa ngục. Còn trong Phật giáo, Phật dạy bảo cho Phật tử rằng một chu kỳ tái sinh được kéo dài vô tận và chính nó là ý tưởng về sự luân hồi.
Tội lỗi
Những người theo đạo Thiên Chúa bày tỏ với Cha đạo của họ bằng cách đi xưng tội, sau đó những tội lỗi của họ sẽ giảm xuống hoặc là sẽ được biến mất bởi Chúa luôn thứ tha cho những tội lỗi của họ khi họ biết quay đầu làm lại. Còn trong Phật giáo, Luật nhân quả lại được đề cập tới, gieo nhân ác gặp điều ác, gieo nhân lành gặp điều lành. Người nào làm điều ác để thay đổi thì cần phải làm hàng loạt điều lành để thay đổi, điều đó giúp cho điều ác sẽ được giảm xuống hoặc là sẽ được biến mất.
Sự cứu rỗi và giải phóng con người
Trong Thiên Chúa giáo, những người tin tưởng vào Chúa, thì khi họ chết đi sẽ nhận được sự cứu rỗi và trên Thiên Đàng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp. Còn đối với những người theo đạo Phật, thì con người được giải phóng thông qua chu kỳ tái sinh, làm điều lành, điều thiện để cho bản thân cảm thấy được tự do.