Trong phong tục của người Việt Nam, việc rút chân nhang bàn thờ Thần Tài là một phần nghi lễ rất quan trọng, giúp cho bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng, trang trọng. Gia chủ cần phải thực hiện thành tâm thì mới có thể được Thần Tài, Thổ Địa phù hộ độ trì. Vậy cách rút chân nhang bàn thờ chính xác nhất được làm thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có nên rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa không?
- 2 2. Rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa khi nào?
- 3 3. Cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa chính xác nhất:
- 4 4. Một số lưu ý khi rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa:
- 5 5. Những lễ vật cần chuẩn bị trước khi làm lễ bốc bát hương Thần Tài:
- 6 6. Văn khấn rút, tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa:
1. Có nên rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa không?
Bát nhang là biểu tượng linh thiêng trên bàn thờ, là cầu nối giữa con người nơi trần thế với thế giới tâm linh. Hành động đáng kính khi con cháu cắm một nén hương lên bàn thờ tức là con cháu muốn gửi gắm một lời cầu nguyện của bản thân lên cõi trên. Việc giữ gìn cho bàn thờ sạch sẽ, chăm sóc cho bàn thờ thể hiện sự tôn kính, trân trọng của gia chủ đối với tổ tiên, thần linh. Do đó, khi mà rút chân nhang bàn thờ Thần Tài đây là một việc làm rất quan trọng, không thể làm tùy tiện được. Chính vì vậy, việc rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa đây là việc làm của gia chủ nên làm.
2. Rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa khi nào?
Theo quan niệm dân gian của người Việt, việc lau dọn, tỉa, rút chân nhang bàn thờ Thần tài thời điểm thích hợp nhất là vào tháng Chạp thông thường là vào sau rằm tháng Chạp.
Việc lau dọn ban thờ Thần tài nên lựa chọn ngày Hoàng Đạo. Thời gian thích hợp nhất để tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ là sau lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày ông Công ông Táo về trời, sau lễ cúng chúng ta sẽ dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng đón năm mới, thể hiện sự thành tâm và công đức đối với các vị thần linh cai quản may mắn và tài lộc. Ngoài ra, dân gian quan niệm rằng khi dọn dẹp thì không được phép dịch chuyển bát hương chỉ được phép dịch chuyển các đồ đạc khác. Thời điểm tốt nhất để gia chủ lựa chọn để tỉa, rút chân nhang đó là:
– Ngày 23 tháng chạp
– Ngày vía Thần tài
– Ngày rằm tháng 7
Gia chủ phải chuẩn bị đón Tết đầy đủ, trang trọng, để từ đó ông Công ông Táo hài lòng khi về trời tâu với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp cho gia chủ.
3. Cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa chính xác nhất:
Bước 1: Sau khi lau dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng xong gia chủ nên mở hết tất cả các cửa trong nhà ra và chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm như: hương, hoa, quả và đồ cúng.
Bước 2: Gia chủ thắp một nén hương trên bàn thờ và khấn xin phép gia tiên, thần linh về việc dọn dẹp bàn thờ và rút chân hương. Nếu như gia chủ không xin phép mà tự ý làm, như vậy sẽ làm động tới các vị thần linh, gia tiên. Tuy nhiên, trước khi thắp hương gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm trang, gọn gàng.
Bước 3: Sau khi khấn xong, gia chủ hạ đồ cúng trên bàn thờ xuống một cách cẩn thận để tiến hành lau dọn bàn thờ.
– Gia chủ đặt một lớp vải sạch sẽ trên một cái bàn to đặt ngay cạnh bàn thờ, sau đó đặt toàn bộ đồ cúng xuống bàn một cách cẩn thận, sắp xếp ngay ngắn để không làm lẫn lộn đồ cúng giữa các bàn thờ khác.
– Gia chủ lau dọn bằng khăn đã được ngâm qua rượu gừng để vệ sinh đồ cúng một, tuyệt đối gia chủ không được phép kẹp đồ cúng vào chân, nách hay háng để lau dọn. Ngoài ra, gia chủ nên lau dọn cẩn thận tránh làm sứt mẻ đồ cúng.
Bước 4: Sau đó, gia chủ rửa tay bằng rượu gừng để tiến hành bao sái và rút tỉa chân nhang.
– Gia chủ dùng một tay giữ chặt lấy bát hương, còn một tay dùng khăn để lau dọn toàn bộ các bụi bẩn ở bát hương. Sau đó, dùng hai tay rút tỉa nhẹ nhàng từng chân nhang một cho tới khi chân nhang còn lại là số lẻ 3-5-7-9. Thông thường bát nhang dùng để cúng thần linh để là 5 chân nhang, còn bát nhang khác là để 3 chân nhang.
– Những chân nhang đã rút nên mang đi hóa rồi thả trôi sông hoặc cắm ở gốc cây trong vườn. Sau đó, dùng khăn ngâm rượu để lau xung quanh bát hương và dùng khăn khô sạch sẽ để lau dọn những tàn nhang cũ rơi ra.
Bước 5: Gia chủ đặt và sắp xếp các đồ cúng vào đúng vị trí như lúc đầu, thay nước mới và khấn một lần nữa để xin thỉnh cầu gia tiên, thần linh báo cáo về việc dọn dẹp, thu dọn chân hương đã hoàn thành.
4. Một số lưu ý khi rút chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa:
– Người rút chân nhang trên bàn thờ Thần tài tốt nhất nên là gia chủ thực hiện, không nên nhờ người khác.
– Trước khi đặt bát hương đã được rút chân nhang lên bàn thờ thì bàn thờ đó phải được vệ sinh sạch sẽ và các chú vật trên bàn thờ, tượng Thần Tài thổ Địa phải được nạp cốt giúp hội tụ linh khí.
– Không nên sử dụng tiền thật đặt trên bàn thờ bởi vì tổ tiên, thần linh chỉ nhận được vàng mã chứ không nhận được tiền thật.
– Đối với bát hương được làm từ đồng, không nên rửa bằng nước như vậy sẽ gây mốc xanh. Nên sử dụng khăn để lau bát hương.
– Khi dọn dẹp phải cẩn thận tránh va chạm sứt mẻ, rơi vỡ.
5. Những lễ vật cần chuẩn bị trước khi làm lễ bốc bát hương Thần Tài:
5.1. Đồ lễ thờ cúng:
– Mâm ngũ quả
– Bình hoa tươi
– Đĩa bánh kẹo bóc sẵn
– 3 lá trầu và 3 quả cau
– 1 đĩa xôi trắng, 5 bánh bao và 2 bát chè ngọt
– 1 chén trà, 1 chén rượu, 1 chén nước
– 1 chén gạo, 1 chén muối
– Mâm cỗ chay hoặc bộ tam sênh
– 1 bao thuốc lá
Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị thêm lễ vàng mã, tùy thuộc vào kinh tế của gia đình:
– 1 cây vàng hoa đỏ
– 1 cây vàng ngũ phương
– 1 bộ quần áo mũ ngựa thần linh đỏ
– 3 đến 5 đinh tiền lễ
5.2. Chuẩn bị cốt bát hương Thần Tài:
– Tro bát hương: sử dụng bằng tro cơm nếp ( người xưa sử dụng tro trấu nhưng tro trấu khá bụi bẩn mang nhiều xui rủi cho gia chủ)
– Cốt bát hương: bao gồm tờ giấy dị hiệu, cốt thất bảo, gạo vàng thần tài, ngũ vị hương, rượu trắng, tro nếp.
+ Tờ giấy dị hiệu: được in bằng giấy vàng, có chữ tượng hình màu đỏ. Giấy này được dùng để viết tên người được thờ và viết dọc vào ô trống ở phần giữa.
+ Ngũ vị hương, rượu trắng, tro nếp
+ Gạo vàng Thần Tài: sử dụng để bao sái, chân tự cho bát nhang Thần Tài. Đây là vật mang ý nghĩa rất may mắn và được sản xuất tuân thủ theo nguyên tắc Ngũ Hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ).
+ Cốt thất bảo: gồm 7 bảo vật: Thiết Vàng, Thiết Bạc, Mã Não, San Hô Đỏ, Phỉ Thúy, Hổ Phách, Ngọc Bích. Đây là vật dùng để tượng trưng cho linh khí xua đuổi tà ma. Bên cạnh đó, cốt thất bảo còn mang đến sự thịnh vượng, tài vận, sự đủ đầy, ấm no cho gia đình gia chủ.
6. Văn khấn rút, tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa:
6.1. Văn khấn trước khi rút, tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa:
Trước khi tiến hành dọn dẹp và rút, tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài gia chủ thắp hương và khấn xin phép như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương Chư Phật, Chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại địa chỉ:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ….. tại……
Hôm nay là ngày …tháng… năm… con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới để cho bàn thờ sạch sẽ cho việc thờ cúng được thanh tịnh, trang nghiêm, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ…, chấp thuận.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
6.2. Văn khấn sau khi rút, tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa:
Sau khi rút, tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài ông Địa xong, gia chủ nên đọc bài khấn mời các vị Thần linh về ngự lại nơi bàn thờ để gia chủ tiếp tục thờ cúng. Bài văn khấn như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương Chư Phật, Chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại địa chỉ:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ …… tại……
Hôm nay là ngày …tháng…năm…, con đã thực hiện xong việc bao sái, rút chân nhang bàn thờ Thần Tài. Kính mời các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, chư vị Thần Phật về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”