Truyện ngắn Chí Phèo kể về nhân vật chính có tên là Chí Phèo có bi kịch của người nông dân trước Cách mạng tháng Tháng năm 1945 đó là bi kịch sinh ra là một con người nhưng lại không được làm người. Quá trình tha hoá của Chí Phèo đã hiện rõ được bi kịch ấy. Dưới đây là bài phân tích quá trình tha hóa của Chí phèo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Phân tích quá trình tha hoá của Chí Phèo hay nhất:
- 2 2. Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật Chí Phèo chi tiết:
- 3 3. Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật Chí Phèo đạt điểm cao:
- 4 4. Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật Chí Phèo ngắn gọn:
- 5 5. Phân tích quá trình tha hoá của Chí Phèo siêu ngắn gọn:
1. Phân tích quá trình tha hoá của Chí Phèo hay nhất:
Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam. Những sáng tác của ông không chỉ chứa đựng nhiều giá trị hiện thực mà còn chứa đựng cả giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong đó, nổi bật nhất là truyện ngắn “Chí Phèo” chứa đựng giá trị nhân văn và nhân đạo vô cùng to lớn. Tác phẩm viết về đề tài người nông dân nghèo cho thấy sự tha hóa và sự thức tỉnh của họ. Quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo được nhà văn Nam Cao diễn tả một cách chi tiết: Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, chất phác, lương thiện, biến thành một kẻ lưu manh và cuối cùng trở thành một quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Chí Phèo bị mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới sinh ra ở lò gạch cũ. Hắn được người dân làng Vũ Đại nuôi nấng, phải đi ở hết nhà này đến nhà nọ. Trưởng thành là một người nông dân hiền như đất, chịu khó làm ăn và giàu lòng tự trọng. Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Hắn thấy nhục nhã khi bà Ba bắt bóp chân mà chẳng hề thích thú. Hồi đó, ước mơ Chí thật đơn giản, bình dị: ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ thì dệt vải. Tuy nhiên, Ba Kiến đã nổi cơn ghen vu vơ và đẩy Chí vào tù. Nhà tù thực dân đã khiến hắn rơi vào quá trình tha hóa, phần người của hắn đã bị giết chết, thay vào đó là một tên lưu manh với hình hài gớm ghiếc: đầu trọc lóc, răng cạo trắng, hắn, trước ngực toàn là xăm trổ. Mọi người đều xa lánh hắn, mỗi khi hắn chửi thì mọi người vẫn tự nhủ rằng chắc nó chừa mình ra. Hắn sẵn sàng rạch mặt ăn vaj, chửi bới, phá hoại biết bao gia đình lương thiện,… Dưới bàn tay của Bá Kiến, đã biến Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo là tay sai của Bá Kiến chỉ cần Chí có hơi men trong người thì bất kể việc gì hắn cũng làm. Hắn đã tự tay hủy hoại cả nhân hình lẫn nhân tính của mình. Qua quá trình tha hóa của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã vạch trần bộ mặt tàn ác của bọn giai cấp thống trị và nhà tù thực dân đã hủy hoại cả một cuộc đời con người, đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa.
Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, kể từ khi hắn ra tù lần đầu tiên một buổi sáng hắn tỉnh dậy và nghe thấy âm thanh của cuộc sống : tiếng chim hót líu lo, tiếng người dân đi chợ,… Những âm thanh này đã nhắc nhở hắn nhớ về tháng ngày năm xưa và giúp hắn nhận ra được lỗi lầm của bản thân ở hiện tại và tương lai là sự cô độc và đói rét. Đây chính là mốc đánh dấu nhân tính trong con người Chí Phèo đã thức tỉnh. Chỉ với một bát cháo hành đơn giản của Thị Nở nhưng đã làm Chí Phèo xúc động đến hạnh phúc, bởi cuộc đời hắn chưa bao giờ được ai cho cái gì và cũng chưa bao giờ được một người đàn bà chăm sóc. Bát cháo hành ấy đã đánh thức nhân tính trong hắn và hắn có niềm tin là Thị Nở chính là người mở đường cho hắn quay trở về hòa nhập với cộng đồng. Nhưng niềm tin ấy của hắn đã bị dập tắt khi bị Thị Nở cự tuyệt. Bấy giờ, Chí Phèo mới cay đắng nhận ra rằng mình không thể trở thành một con người lương thiện được nữa. Hắn nhận thức sâu sắc được bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của bản thân. Chí Phèo đã chọn cách giải thoát cho bản thân bằng cách giết chết Bá Kiến và tự kết liễu chính mình. Cái chết của Chí Phèo chính là cái chết con quỷ dữ ở nhân hình và giữ lại phần nhân tính bên trong sâu thẳm trong hắn. Qua đó, cho thấy người nông dân bị tha hóa có khao khát mãnh liệt muốn được trở về làm một con người lương thiện.
Tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc qua quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo. Qua đó, vừa là lời tố cáo một xã hội thực dân vô nhân đạo, vừa là sự thương xót cho số phận bi kịch của những người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng.
2. Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật Chí Phèo chi tiết:
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Câu chuyện kể về một con người đi đòi lương thiện, đã khiến biết bao thế hệ độc giả thổn thức. Đó chính là quá trình tha hóa của Chí Phèo, từ một người nông dân hiền lành, lương thiện đã bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính.
Hoàn cảnh sinh ra của Chí Phèo vô cùng thiệt thòi, không cha, không mẹ, bị vứt bỏ ở cái lò gạch cũ, lớn lên bằng sự nuôi dưỡng truyền tay nhau của người dân làng Vũ Đại. Sau đó, Chí trở thành một thanh niên tuổi đôi mươi khỏe mạnh, hiền lành, chất phác và làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Chí có ước mơ về một cuộc sống bình thường, giản đơn: một gia đình nho nhỏ hạnh phúc. Hắn thấy nhục nhã khi bị bà Ba dụ dỗ. Cơn ghen vu vơ của Bá Kiến đã trở thành một cơn thịnh nộ, một hiểm hoạ đã đẩy Chí Phèo rơi vào vòng quay của sự tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính. Một nông dân lương thiện ngày nào đã bị nhà tù thực dân tạo thành một kẻ lưu manh, một tên côn đồ về vẻ ngoài. Nhà văn Nam Cao đã thốt lên cụm từ “trông gớm chết” sau khi miêu tả dáng vẻ của hắn quãng thời gian ở tù về: đầu trọc lóc, răng trắng hớn, hai mắt gườm gườm, mặt rất câng câng, ngực và cánh tay xăm trổ,…. Mọi người cảm thấy kinh hãi bộ dạng ấy và hoàn toàn xa lánh hắn.
Từ khi ra tù, ngày nào người ta cũng thấy hắn say rượu. Hắn chửi bới, rạch mặt ăn vạ và làm loạn cả làng Vũ Đại. Hành động uống rượu say đã đẩy hắn đi xa hơn người ta tưởng. Cơn say đã khiến hắn đã tình nguyện trở thành tay sai cho Bá Kiến. Hắn say triền miên trở nên hung hãn ngang ngược tàn phá nhiều gia đình lương thiện. Chẳng biết tự lúc nào Chí đã bán linh hồn cho quỷ dữ. Hắn đã mất hết nhân tính và người dân làng Vũ Đại cũng chẳng ai coi hắn là con người. Những tiếng chửi của hắn được mở đầu ngay từ đầu tác phẩm nhưng cũng chẳng ai thèm đáp trả chỉ có tiếng chó sủa đáp lại hắn. Hắn trở thành một thành phần thừa thãi của xã hội. Chí Phèo đã bị đẩy ra ngoài thế giới của loài người. Quá trình tha hóa của Chí Phèo là phản ánh chân thực về cuộc sống nghiệt ngã ở xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Qua đó cũng là lời tố cáo sự tàn nhẫn ác độc của bọn giai cấp thống trị và nhà tù thực dân đã đẩy Chí Phèo thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hình ảnh nhân vật Chí Phèo chính là hiện thân cho nỗi khổ của người nông dân trong xã hội thực dân.
Tiếng chửi của hắn thể hiện những thèm khát, ước muốn trở về với thế giới loài người, muốn làm người lương thiện. Nhà văn Nam Cao dường như đồng cảm và thấu hiểu bi kịch ấy. Bản tính lương thiện của Chí Phèo không hề bị biến mất mà nó chỉ tạm thời bị che khuất bởi xã hội thực dân đầy tàn bạo. Bởi vì còn nhân tính nên Chí mới có thể nhận ra đắng cay của cuộc đời, nghe thấy được những âm thanh cuộc sống và cảm nhận được tình người qua vị ngon của bát cháo hành. Những cảm xúc của một con người thức dậy, hắn khao khát mãnh liệt được quay trở về xã hội của loài người. Ngay cả khi niềm khát khao ngắn ngủi ấy bị dập tắt hoàn toàn bởi những định kiến thì hắn vẫn mơ tưởng. Hắn đòi lương thiện, đòi xóa những mảnh chai sạn ở trên mặt trước mặt Bá Kiến đây là một hành động đầy sự dũng cảm của Chí. Cuộc đời đầy bi kịch ấy đã đẩy Chí Phèo đến một quyết định giết kẻ thù là Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Đây là cách duy nhất hắn có thể làm một mặt là giải thoát cho chính mình, mặt khác là để chứng minh cho khát vọng mãnh liệt được làm người lương thiện. Đây chính là hành vi bế tắc, đầy đau đớn của một con người chứ không phải của một con quỷ dữ.
Nhà văn Nam Cao đã miêu tả chân thực quá trình tha hóa của Chí Phèo đối với số phận của người nông dân Việt Nam. Từ một người nông dân lương thiện Chí trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống làm người lương thiện, nhưng chắc hẳn người ta cũng đã đồng cảm và tin tưởng về phần người vẫn còn động lại trong Chí Phèo.
3. Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật Chí Phèo đạt điểm cao:
Đa số các tác giả văn học trong giai đoạn 1930-1945 đều có chủ đề chung là viết về số phận của người nông dân, nhưng mỗi người đều viết theo phong cách riêng của mình. Nối bật lên trong số đó là tác giả Nam Cao – một ngòi bút đại thụ của nền văn học Việt Nam, nhưng ông luôn khai thác về nỗi khổ của những người nông dân lương thiện. Ông xuất thân trong gia đình nông dân, vất vả lận đận, ông là người nặng ân tình và giàu tình yêu thương, đặc biệt là đối với những người nông dân nghèo khổ bị áp bức. Nổi bật nhất chính là tác phẩm “Chí Phèo“, tác phẩm được coi là kiệt tác của nhà văn Nam Cao.
Chí Phèo đã bị bỏ rơi ngay từ khi được sinh ra, được một người nông dân nhặt được ở lò gạch cũ. Con người đến với cuộc đời như bị quăng ra đấy, bơ vơ, trơ trọi. Nhờ được sự nuôi dưỡng của người dân làng Vũ Đại mà hắn lớn lên và trở thành một người nông dân hiền lành, chất phác và giàu tự trọng. Nhưng vì Bá Kiến ghen tuông vu vơ mà hắn đã đẩy Chí vào tù và nhà tù thực dân đã làm cho hắn bị tha hóa cả tính cách lẫn ngoại hình biến hắn trở thành một con quỷ. Rồi Bá Kiến biến Chí trở thành tay sai của mình. Hắn lợi dụng Chí Phèo, biến Chí trở thành kẻ chuyên đi đâm thuê chém mướn,bằng vài đồng hào hắn đã bán linh hồn cho quỷ dữ. Nỗi cô độc hiện rõ trong tiếng chửi lảm nhảm của hắn, khao khát được giao tiếp với mọi người, được mọi người chấp nhận nhưng chẳng ai đáp lại, chẳng ai quan tâm hắn bởi vì những điều hắn đã làm. Vì hắn lúc nào cũng say nên hắn thường làm nhiều điều ác như vậy. Cũng là đề tài viết về những người nông dân nghèo nhưng Nam Cao đã khai thác về nỗi đau tinh thần chứ ông không khai thác theo lối viết của các nhà văn cùng thời. Nhân vật Chí Phèo là điển hình trong phong cách của ông. Một nông dân hiền lành, chất phác dưới áp bức của nhà tù thực dân đã bị tàn phá cả về mất nhân, nhân tính và bị loại ra khỏi xã hội loài người.
Nếu như không gặp được Thị Nở, có lẽ cuộc đời hắn sẽ cứ như vậy mà không có thay đổi gì. Thị Nở đã đến và cho hắn cảm nhận được tình yêu thương, hắn yêu Thị và muốn làm nũng với Thị như với mẹ. Lúc này hắn đã tỉnh táo hoàn toàn, nhờ có Thị mà phần linh hồn người của hắn đã trở về. Hắn muốn làm hòa với mọi người, mong muốn được mọi người chấp nhận và muốn trở về làm một người lương thiện. Hắn lại ước mơ về 1 gia đình nhỏ hạnh phúc. Hy vọng đó chẳng kéo dài được lâu khi Thị quay trở về hỏi ý kiến bà cô nhưng bà cô không đồng ý. Bởi bà cô nghĩ hắn là thằng không cha không mẹ, suốt ngày chỉ đi ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn. Cánh cửa muốn làm người lương thiện đã đóng lại ngay trước mắt hắn, cuộc đời này không còn ai có thể chấp nhận và đón hắn nữa rồi.
Bằng ngòi bút diễn tả tâm lí nhân vật bậc thầy của mình, Nam Cao đã để nhân vật của mình có thể tự nói lên được sự đau khổ. Hắn ngẩn người, hụt hẫng khi nghe Thị trút giận lên đầu. Hắn đã nắm tay níu kéo thị, bới hắn biết cánh cửa cứu vớt cuộc đời mình đang dần đóng lại. Nhưng Thị Nở lại dứt khoát tuyệt tình, Chí rơi vào đau đớn, tuyệt vọng mà khóc lóc. Hắn càng đau đớn hơn khi hương rượu hòa lẫn với mùi thơm cháo hành mà Thị nấu. Hắn vác dao ra đi, miệng lảm nhảm là sẽ đi tới nhà Thị để giết bà cô nhưng hắn ý thức được ai là người đã đẩy mình ra nông nỗi này cuối cùng hắn đi tới nhà Bá Kiến. Trước mặt Bá Kiến, Chí hoàn toàn tỉnh táo và nói dõng dạc: Tao muốn làm người lương thiện, khát vọng muốn hoàn lương, khát vọng làm người lương thiện để trở về với xã hội loài người đã được Chí thể hiện rất rõ qua câu nói này. Lúc này Chí cũng đã thấm thía được bi kịch của cuộc đời mình, không thể quay lại thành người lương thiện được nữa. Hắn đau đớn, rút dao ra chém túi bụi vào người Bá Kiến rồi tự tử.
Tác giả Nam Cao đã rất thành công trong việc khai thác nỗi khổ của những người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến Việt Nam. Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật kết hợp với những ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà sống động, điều đó càng tôn lên tài năng cầm bút của ông. Qua tác phẩm Chí Phèo, tác giả muốn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình với những bi kịch của nhân vật và niềm tin về bản chất hiền lành lương thiện của con người sẽ luôn còn đó mặc cho mọi tác động của xã hội bên ngoài làm có cho họ thay đổi. Đồng thời, tác phẩm như một lời lên án xã hội phong kiến đã cướp đi quyền sống, quyền làm người, quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi của con người.
4. Phân tích quá trình tha hoá của nhân vật Chí Phèo ngắn gọn:
Truyện ngắn Chí Phèo đã được nhà văn Nam Cao tái hiện lại hình ảnh xã hội nông thôn của Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tác giả đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Chí Phèo là người nông dân điển hình cho những người bị tha hóa.
Chí Phèo bị tha hóa ở ngoại hình và tính cách. Bản chất của hắn vốn là một người nông dân hiền lành, lương thiện mà phải sống trong một thân xác của một kẻ lưu manh, côn đồ và trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Không những vậy, mọi người dân trong làng đều trở nên xa lánh, sợ hãi hắn, không chấp nhận cho hắn quay trở về làm con người. Thậm chí là khi hắn chết đi rồi mà vẫn không một ai thương tiếc thay vào đó lại là vui mừng. Trước khi gặp được Thị Nở, cuộc sống của hắn đắm chìm trong say rượu nhưng lúc bấy giờ hắn vẫn chưa nhận thức được bi kịch của cuộc đời mình. Cho đến khi hắm bị ốm và gặp được Thị Nở – một người phụ nữ xấu đến “ma chê quỷ hờn” đã giúp cho Chí Phèo nhận thức được những lỗi lầm mà mình gây ra. Ở bên cạnh Thị Nở hắn mới cảm nhận được cảm giác của một con người, hắn ăn năn hối hỗi, khao khát được về làm người hoà nhập với cộng đồng. Nhưng ở thời điểm mà Chí đang có niềm hi vọng thì Thị Nở đã cự tuyệt hắn khiến hắn đau khổ đến tột cùng. Hắn đã ý thức được kẻ đã gây ra bi kịch cho cuộc đời mình, biến hắn trở thành một con quỷ dữ chính là Bá Kiến – một tên cường hào độc ác, nhẫn tâm. Hắn luôn tỏ vẻ cao sang, giúp đỡ những người nông dân gặp khó khăn. Nhưng hắn chính là kẻ đã đẩy những nông dân lương thiện như Chí Phèo đến con đường bị tha hoá, bản chất của Bá Kiến thật đáng ghê tởm. Chính vì thế, trong cơn say nhưng lại là lúc tỉnh nhất trong đời, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến giết chết hắn và tự sát. Một cái chết đầy đau thương cho những con người không có lối thoát cho cuộc sống, phải tự giải thoát cho chính mình bằng cách chết đi. Câu chuyện không chỉ kết thúc ở đây, mặc dù tên Bá Kiến đã chết nhưng hắn vẫn còn con cái, các thế lực cường hào lại tiếp tục chà đạp, bóc lột những con người nghèo khổ lương thiện. Còn Thị Nở nhìn xuống cái bụng của mình và trong đầu thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bị bỏ hoang. Chi tiết này cho thấy một Chí Phèo con sắp được ra đời.
Nam Cao đã đồng cảm sâu sắc đối với số phận của nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo đã bị giai thống trị và nhà tù thực dân đã đẩy người nông dân đến con đường tha hoá. Qua đó, còn là tiếng kêu cứu của những con người có số phận bất hạnh. Có thể thấy truyện ngắn Chí Phèo chứa đựng được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
5. Phân tích quá trình tha hoá của Chí Phèo siêu ngắn gọn:
Nam Cao là một trong những nhà vấn xuất sắc của nền văn hihc Việt Nam. Đề tài của ông viết về đời sống của người nông dân nghèo. Trong tác phẩm Chí Phèo người đọc đã thấy được cả tấn bi kịch cho kiếp một người không ra người, quỷ không ra quỷ của nhân vật Chí. Bằng cây bút tài ba của mình tác giả Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, lương thiện, chăm chỉ đã bị tha hóa thành một tên lưu manh và biến thành một con quỷ dữ mà dân làng không ai dám động đến.
Giống như các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao, Chí Phèo xuất hiện với hoàn cảnh bất hạnh. Chí là một đứa con hoang bị bỏ rơi nơi cái lò gạch cũ. Nhờ được sự cưu mang, nuôi nấng, đùm bọc của người dân là Vũ Đại mà hắn được lớn lên và trưởng thành, trở thành một con người hiền lành, lương thiện, chăm chỉ và giàu lòng tự trọng. Chí vào làm thuê cho nhà Bá Kiến. Một lần bị bà Ba bắt bóp chân, hắn cảm thấy nhục nhã. Nhưng bị kịch của hắn chỉ bắt đầu khi Bá Kiến ghen tuông vu vơ đã đẩy Chí vào tù. Tại nhà tù thực dân, hắn tha hóa từ con người lương thiện trở thành một tên lưu manh, tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính. Sau khi ra tù hắn làm tay sai cho Bá Kiến, chuyên đi đòi nợ, đập phá, rạch mặt ăn vạ, đâm thuê chém mướn, hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Qua vài nét bút của mình, tác giả đã phác họa thành công hình hài của một tên lưu manh khiến ai cũng đều sợ hãi, né tránh. Quá trình tha hóa của nhân vật Chí đã thể hiện sự thành công của ông trong quá trình xây dựng nhân vật trong đề tài sáng tác của mình. Sau khi gặp Thị Nở hắn như được hồi sinh phần người trong mình. Hắn mong muốn trở thành người lương thiện, mong được mọi người chấp nhận. Thị giống như cánh cửa mở ra con đường hoàn lương của hắn. Nhưng mong muốn chưa được bao lâu, hắn đã bị Thị cự tuyệt bởi bà cô không chấp nhận Chí. Tức giận, hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh, hắn xách dao đi tìm bà cô của Thị. Nhưng ý thức của hắn đã dẫn đường cho hắn đến nhà Bá Kiến – kẻ thù đã đẩy hắn vào con đường bị tước đi quyền được sống. Chí muốn làm người lương thiện, hắn chém chết Bá Kiến và tự tử.
Thông qua cuộc đời của nhân vật Chí, tác giả muốn lên án, tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo, đã cướp đi quyền được sống, quyền hạnh phúc của con người. Đồng thời, cho ta thấy được sự cảm thông, thương xót của tác giả đối với người số phận người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam bị áp bức, bóc lột tàn bạo.
THAM KHẢO THÊM: