Sang Thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là bài thơ hay giúp chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của sự chuyển mùa kì diệu này. Các bài văn mẫu phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh hay nhất dưới đây sẽ giúp chúng ta nắm bắt rõ hơn. Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1. Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh ấn tượng nhất:
“Sang thu” là một bài thơ với những hình ảnh đẹp, là món quà tặng Nàng Thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ có khổ thơ mở đầu rất ấn tượng:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”.
“Bỗng” là sự bất ngờ, bất chợt đến. Tác giả đặt chữ “bỗng” ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ, để mọi giác quan của ta được đánh thức, giật mình và chú ý đến mọi sự thay đổi của đất trời. Sự thay đổi đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà thơ chính là mùi thơm nồng nàn của trái ổi chín. Trái ổi đã bắt đầu chín từ lâu và cũng đã âm thầm tỏa hương từ lâu, nhưng lúc này mùi hương ổi đủ nồng để đánh thức mọi giác quan, rồi “phả vào trong gió se”. Ổi chín đến thế nào, hương thơm đến thế nào mới đủ sức lan tỏa trong không gian như vậy. Hương thơm thoang thoảng trong làn gió mát lành. “Gió se” là những đợt gió heo may, chúng sẽ xuất hiện vào mỗi dịp đầu thu làm tê tê, gai gai những cánh tay trần mềm mại của mọi người. Trước Cách mạng, Xuân Diệu thường mang gió lạnh đến với người đọc bằng những cơn rùng mình lạnh ngắt. Nhưng câu thơ của Hữu Thỉnh lại mang mùa thu đến với chúng ta, dịu dàng và êm ái biết bao. Viết về hương thu, nhà thơ cũng có cách viết rất duyên dáng: “Sương chùng chình qua ngõ”. “Chùng chình” là từ láy có tác dụng nhấn mạnh sự di chuyển của đám mây đang chậm rãi, nhẹ nhang và thả trôi. Qua biện pháp nghệ thuật nhân hoá đã cho độc giả thấy những đám sương đang trôi dường như trở thành những cô bé, cậu bé đang nghịch ngợm trong các ngõ xóm một cách thích thú.
Quê hương thân yêu trong con mắt của nhà thơ hiện ra từ hương ổi đến gió se… Hữu Thỉnh không nén nỗi xúc động trước sự thay đổi của cảnh vật khi sang thu, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngang, bất ngờ nhưng cũng đầy băn khoăn tinh tế của nhà thơ khi nhận ra mùa thu đã về.
Như vậy qua khổ thơ đầu tiên, bài thơ “Sang thu” đã diễn tả những sự thay đổi thật tinh tế của đất trời và của lòng người trong giây phút giao mùa từ hạ sang thu. Đó là một bức tranh tuyệt đẹp và qua đó đã góp phần quan trọng cho sự thành công của tác giả trong bức tranh mùa thu tuyệt đẹp.
2. Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh hay nhất:
Dẫu biết rằng bốn mùa luân phiên: xuân sang hạ, thu sang đông, ta vẫn thấy mình thoáng quên nhịp sống hối hả thường nhật, lắng nghe tiếng thu trôi qua, cảm nhận những giờ phút lắng đọng đặc biệt. Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, ta sống lại những khoảnh khắc tinh tế, ý nghĩa của sự giao mùa mà bấy lâu nay ta lơ đãng. Đó sẽ là khoảnh khắc tâm hồn ta rung động với những cảm xúc giản dị:
Bỗng nhận ra hương ổi
…….…
Hình như thu đã về
Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu là mùi ổi, một mùi hương dân dã, mộc mạc. Mùi ổi không nồng. Đó là mùi hương dịu nhẹ, thoang thoảng. Cảm nhận được mùi hương đặc trưng của mùa thu, nhà thơ cũng khéo léo diễn tả không khí mùa thu trong lành. Nếu xuân ẩm ướt, hạ nóng bức, đông khô hanh thì thu mát mẻ. Tuy có chút ẩm ướt từ sương mù, nhưng không khí của mùa thu lại vô cùng trong trẻo, người ta có thể cảm nhận được mùi hương nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian.
“Phả” là hoạt động mạnh mẽ của một điều gì đó đột ngột. Tuy nhiên, câu thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi. Phả vào trong gió se” rất nhẹ nhàng vì từ phả ấy lại được đặt bên cạnh không gian trong gió se – đó là sự vô hình không thể nhìn thấy hay cầm nắm. Câu thơ ngắn vừa có gió vừa có hương. Hương là mùi ổi, gió là gió lạnh. Đây là những nét độc đáo của mùa thu trên vùng đồi núi trung du Bắc Bộ. Có thể vẽ được một bức tranh mùa thu đẹp như vậy thông qua ngòi bút sắc sảo, tinh tế, đã chứng tỏ nhà thơ Hữu Thỉnh phải yêu quê hương rất mãnh liệt.
Tiếp theo những dấu hiệu của mùa thu là hình ảnh những làn sương mỏng nhẹ đang chùng chình qua ngõ nhỏ. Một hình ảnh trọn vẹn và ấn tượng được nhà thơ khắc họa thật đẹp. Sương dưới cảm nhận của tác giả hiện lên như một thực thể có thể chuyển động – một chuyển động chậm rãi và nhẹ nhàng. Từ láy “chùng chình” được lặp lại đã tái hiện cảnh thu đẹp sống động trong sự tĩnh lặng, thong thả và yên bình đến lạ. Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng mùi ổi bay vào gió lạnh thực sự là hình ảnh mùa thu trên quê hương thanh bình của tác giả.
Như một sự nghi ngờ, nhà thơ tự đặt câu hỏi cho lòng mình có phải mùa thu đã về thực sự chưa. Nhưng thực ra đó là một lời thông báo – một lời thông báo rất nhẹ nhàng, đầy ý nghĩa. Câu thơ của Hữu Thỉnh dường như có gì đó lặng lẽ, kín đáo, rất hợp lý với cách nghĩ và cách nói của người dân quê.
Câu thơ ngắn ngủi đã để lại trong ta biết bao cảm xúc. Ta dường như cảm nhận được một tâm hồn quê, một tình yêu đồng quê ùa về trong từng câu chữ, khiến lòng ta ấm áp. Hình ảnh quê hương ngày một gần gũi, ngày một yêu thương.
Mùa thu tĩnh lặng và dịu dàng. Những hình ảnh thơ còn vương vấn trong tâm hồn người đọc. Có một điều gì đó nhỏ bé và nhẹ nhàng toát ra từ bài thơ ấy. Quả thực, khi đọc thơ Hữu Thỉnh, ta cảm thấy vô cùng bình yên nhưng cũng vô cùng xao xuyến, nhớ về miền quê xa xôi trong nắng thu.
3. Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh ý nghĩa nhất:
Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ thường viết về con người và thiên nhiên. “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của ông về mùa thu. Bài thơ không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mùa thu mà còn có hình ảnh con người trước mùa thu của cuộc đời mình.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”.
Những thay đổi trong không gian đầu thu được nhà thơ cảm nhận qua nhiều giác quan và rung động tinh tế. “Hương ổi” lan tỏa vào không gian, thổi vào gió lạnh, động từ “phả” là nét đặc biệt của mùi ổi, mùi ổi lan tỏa vào gió với không gian rộng lớn. “Sương đầu thu” lan tỏa nhẹ nhàng và chuyển động chậm rãi trong ngõ hẻm, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa rất đặc biệt thông qua động từ “chùng chình”. “Dòng sông” chảy nhẹ nhàng, gợi lên sự dịu dàng của bức tranh thiên nhiên; những chú chim bắt đầu vội vã, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật tương phản và lặp từ để mở ra một không gian cao, thoáng đãng.
Khi mùa thu đến, tiếng sấm bỗng thưa dần. Cũng có thể thấy rằng hình ảnh những cây cổ thụ khi thu về không còn ngỡ ngàng, giật mình vì tiếng sấm nữa. Với hình ảnh mang giá trị hiện thực của thiên nhiên này, nhà thơ muốn gửi gắm tâm tư của mình: Khi con người đã từng trải qua, họ sẽ vững vàng hơn trước những biến động của cuộc sống.
Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, cảm xúc sâu lắng, tinh tế, hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ tinh tế, giọng thơ nhẹ nhàng. Sang thu thể hiện những cảm xúc tinh tế về sự chuyển mùa nhẹ nhàng từ hạ sang thu ở miền Bắc. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình cảm gắn bó với quê hương và triết lý sống của tác giả về con người, cuộc sống.
Sang thu là một bài thơ rất đặc biệt viết về sự chuyển giao các mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Bài thơ không những thể hiện tài năng của nhà thơ mà còn thể hiện những cảm xúc tinh tế của tình yêu và tình cảm đặc biệt của nhà thơ đối với thiên nhiên mùa thu. Đọc bài thơ, ta lại càng cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp của mùa thu và yêu mùa thu nồng nàn của quê hương mình hơn.