Thương vợ là bài thơ hay và ấn tượng của nhà thơ Tế Xương, thể hiện tinh cảm của nhà thơ đối với người vợ của minh. Bài viết dưới đây là tổng hợp các bài Phân tích, cảm nhận 2 câu cuối bài Thương vợ của Tế Xương. Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1. Lập dàn ý Phân tích hai câu thơ cuối bài Thương vợ của Trần Tế Xương:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm Thương Vợ
– Giới thiệu hai câu thơ kết của bài Thương Vợ, khái quát chung về nội dung chính.
1.2. Thân bài:
– Sống trong xã hội nửa Tây nửa ta, nơi danh lợi có thể mua bằng tiền, những người tài như Tú Xương vẫn phải vật lộn với thi cử, công danh.
– Luôn theo đuổi con đường công danh, Tú Xương không thể làm tròn vai trò trụ cột của người đàn ông trong gia đình, mọi gánh nặng của con cái, gia đình vô tình đổ lên đôi vai yếu đuối của bà Tú.
– Bà Tú đã không ngần ngại lao động, tần tảo chịu thương chịu khó, bon chen, xô bồ để nuôi cả gia đình.
– Tác giả Tú Xương tự giễu mình khi đặt mình ngang hàng với bốn đứa con nhỏ.
– Càng hiểu nỗi khổ của bà Tú bao nhiêu thì ông càng tự trách mình.
– Sử dụng ngôn ngữ đời thường, tác giả Tú Xương lên án xã hội phong kiến vô ơn đã mang đến nhiều thử thách khắc nghiệt cho con người.
–> Cũng chính xã hội nửa Tây nửa Đông này đã khiến Tú Xương vật lộn mãi với con đường thi cử, ông trở thành kẻ vô dụng khiến cho bản thân trở thanh gánh nặng của vợ con.
– Tác giả nhận ra nỗi khổ của vợ, cũng thấy sự thiếu trách nhiệm trong chính gia đình mình nên cay đắng thừa nhận mình là người chồng vô tâm.
1.3. Kết bài:
– Khẳng định lại những nét nghệ thuật tiêu biểu đã làm nên thành công nội dung hai câu cuối của bài thơ Thương vợ.
– Liên hệ, trình bày quan điểm, suy nghĩ của anh/chị về người phụ nữ trong xã hội hiện nay.
2. Phân tích hai câu thơ cuối bài Thương vợ của Trần Tế Xương hay nhất:
Như chúng ta đã biết, trong hai câu thơ cuối của bài thơ Thương vợ là nhà thơ Trần Tế Xương mượn lời của vợ mình để chửi chính cuộc đời bất công và sự vô dụng của bản thân mình. Chính thời buổi loạn dở tây dở của xã hội thời đó đã khiến một người tài năng như ông phải lận đận vất vả ở chốn trường thi mà vẫn không có kết quả. Vì thi trượt quá nhiều lần nên Tú Xương không thể cùng vợ san sẻ gánh nặng của gia đình. Bà Tú phải làm việc thay cho cả chồng để nuôi cả chồng cả con. Bà lam lũ vất vả, chịu thương chịu khó, không hề quả ngại bất cứ việc gì. Ông chỉ biết xót xa chửi cho cái sự vô dụng không làm được gì giúp đỡ vợ con, gia đình của mình. Càng chửi ông càng thấy thương vợ hơn.
Nhà thơ không chỉ cảm thấy thương cho sự vất vả bươn chải của bà Tú khi một mình bà thân là phụ nữ nhưng ngày nào cũng phải “lặn lội thân cò“ “eo sèo mặt nước”… Bên cạnh đó ông còn thương bà vì là người phụ nữ nhưng lại không nhận được sự quan tâm, san sẻ gánh nặng từ chồng mình. Phải chăng nhà thơ đã đặt mình vào hoàn cảnh của vợ thì mới có thể thấu hiểu được nỗi niềm, sự vất vả hi sinh hết mình vì chồng con của bà Tú. Sức nặng của bài thơ đều nằm ở hai câu thơ cuối này. Đối với bà Tú, bà chấp nhận mọi gian khổ, khó khăn trong công việc buôn bán của bà. Ngay cả khi nuôi chồng nuôi con, bà cũng “âu đành phận”. Bà không hề than phiền hay trách cứ chồng mình bất cứ điều gì. Bởi hơn ai hết bà biết rằng chồng mình đang phải lo lắng ôn thi. Cho dù ông có hờ hững vô tâm với bà, bà cũng sẵn lòng cảm thông mà bỏ qua.
Bởi thế, ông thấy mình rất vô tâm hững hờ với bà Tú. Ông thờ ơ với chính người “lặn lội thân cò“, “eo sèo mặt nước“ gồng gánh mọi vất vả lo toan để nuôi con và nuôi cả chính chồng mình. Sự hờ hững của ông thật đáng chê trách. Tú Xương thành thực thấy có lỗi với bà. Ông cảm thấy dằn vặt và liên tục tự trách bản thân mình, càng trách bản thân bao nhiêu ông càng thấy thương vợ mình bấy nhiêu. Chính bản thân ông cũng hiểu rằng chính sự vô tâm và hờ hững của ông đã làm vợ mình bao đêm trằn trọc mất ngủ vì sự đau khổ. Bởi vậy nếu vợ mình có chửi có mắng cũng là điều dễ hiểu.
Nhà thơ nhận ra chính sự vô tâm, hờ hững với người vợ của mình, bởi vậy ông cảm thấy mình ăn ở tệ bạc với vợ mình. Ăn ở bạc mà nhà thơ muốn nói ở đây chính là sự bạc tình bạc nghĩa. Ông luôn tự cảm thấy bản thân là kẻ đáng chê trách đáng lên án khi không làm tròn trách nhiệm của một người chồng, một người cha trong gia đình.
Trong xã hội mà Tú Xương ở thời bấy giờ, chuyện đàn ông năm thê bảy thiếp là điều rất bình thường. Hơn nữa bản thân nhà thơ lại là người vô cùng phong lưu, đa tình. Việc các nhà thơ làm thơ tặng cho ai đó cũng là điều thường tình. Thế nhưng, có lẽ chỉ có trong vần thơ của Tú Xương chúng ta cảm nhận được sự thành thật, sự thú nhận vì những hờ hững, vô tâm của ông đối với người vợ tần tảo của mình.
Xuyên suốt bài thơ, từ “hờ hững” trong câu thơ cuối dường như là từ đắt giá nhất bởi trong đó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Nhà thơ cũng hiểu được nhu cầu tình cảm hết sức chính đáng của người vợ mình nói riêng và người phụ nữ nói chung, đó chính là một giá trị nhân văn trong văn học. “Có chồng hờ hững cũng như không” không chỉ là tiếng lòng của bà Tú mà nó còn đại diện cho tiếng lòng của tất cả những người phụ nữ trong xã hội bấy giờ.
“Có chồng hờ hững cũng như không” không chỉ là tiếng chửi chính bản thân nhà thơ mà đó cũng như lời nhắc nhở của ông đến những người đàn ông trong xã hội thời bấy giờ, một lời nhắn nhủ đàn ông phải luôn quan tâm, yêu thương người phụ nữ. Đó cũng là một thông điệp mà nhà thơ gửi gắm đến mọi người để có thể giữ gìn hạnh phúc gia đình.
3. Phân tích hai câu thơ cuối bài Thương vợ của Trần Tế Xương ý nghĩa nhất:
Bài thơ “Thương vợ” không chỉ bộc lộ tình yêu thương, sự trân trọng của nhà thơ Trần Tế Xương đối với người vợ của mình – bà Tú mà đó còn lời chê trách, cảm thán vì sự vô dụng bất tài của chính bản thân ông khi là một người đàn ông nhưng lại không thể lo lắng cho gia đình mà con đường công danh cũng lận đận. Ông cảm thấy mình là gánh nặng cho đôi vai gầy gò của người vợ. Sự bất mãn với thời cuộc và lời tự trách cho sự vô dụng của bản thân được thể hiện rõ qua hai câu thơ cuối của bài thơ:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Luôn theo đuổi con đường danh vọng, lý tưởng sống to lớn của cuộc đời mà Tú Xương không thể làm tròn vai trò trụ cột của một người đàn ông trong gia đình, mọi gánh nặng về con cái, gia đình vô tình đổ lên đôi vai gầy gò của bà Tú. Bởi vậy một tay bà Tú đã phải vất vả mọi thứ ngược xuôi, buôn bán đủ thứ chỉ để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con.
Nhà thơ Tú Xương đã đã tự cảm thấy sự vô dụng và bất tài của ông, điều đó thể hiện rõ nhất khi ông đặt mình ngang hàng với bốn đứa con nhỏ. Mặc dù gánh vác mọi gánh nặng trên vai, bà Tú vẫn cần mẫn chăm chỉ hết lòng vì chồng con, bà không hề than vãn, đổ lỗi cho số phận mà lại chấp nhận mọi gian khổ vào mình chỉ mong có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống, để đủ nuôi chồng con.
Càng hiểu nỗi khổ của bà Tú thì nhà thơ Tế Xương lại càng nhận thấy sự vô dụng bất lực của mình bấy nhiêu, ông càng tự trách mình. Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn cuối bài, tác giả đã bộc lộ rõ sự phẫn nỗ của bản thân trước cái bất công của cuộc đời, và sự vô dụng của một người đàn ông.
Ông mải mê theo đuổi con đường công danh, sự nghiệp nhưng lại chẳng thu được kết quả gì, ngược lại còn trở thành một người chồng hờ hững, một người cha vô tâm. Càng nhận ra ông căng ý thức được nổi khổ đau và sự chịu đựng lam lũ của người vợ. Ông cay đắng thừa nhận sự bất tài, sự vô dụng của một người đàn ông không thể lo lắng cho gia đình, cho vợ con.