Mẫu Địa tên gọi khác là Quảng Cung Công Chúa là vị Mẫu Đệ Tứ trong văn hóa dân gian thờ cúng Mẫu Tứ Phủ. Dưới đây là bài viết về Mẫu Đệ Tứ Địa Phủ là ai? Sự tích về Mẫu Địa (Mẫu Địa Tiên)?
Mục lục bài viết
1. Mẫu Đệ Tứ Địa Phủ là ai?
Mẫu Đệ Tứ Địa là con gái của Ông Trời. Do bà sinh ra trong một cơ thể với tình trạng đang bị phân hủy, bốc mùi hôi thối, vẻ ngoài vô cùng xấu xí nên mọi người ai cũng sợ hãi tránh xa. Bà cảm thấy rất buồn bã vì bị người đời hắt hủi, bà Địa Mẫu rời khỏi nơi Thiên Phủ rồi tự mình đào một cái hang thật là sâu ở bên dưới trần gian và bà đã sống trong đó mãi mãi và đặt tên nơi này là Địa Phủ..
Mẫu Đệ Tứ Địa muốn từ nay không có ai nhìn thấy mình nữa, nên đã đặt tên nơi mình ở là Địa Phủ. Tuy nhiên, dù không muốn bất kì ai tìm thấy bản thân nhưng trong lòng bà vẫn muốn có người để cùng trò chuyện hàn huyên tâm sự cho vơi bớt đi nỗi buồn tủi nên Mẫu Đệ Tứ Địa quyết định dùng chiếc kéo để cắt cái bóng của mình thành các hình thù khác nhau (có những dị bản dân gian tương truyền là bà đã dùng đất nặn), và đó cũng chính là cách mà bọn lũ quỷ đã ra đời và làm nhũng nhiễu trần thế.
Và cũng chính là do bản thân Địa Mẫu bề ngoài trông rất xấu xí nên bọn quỷ dữ được bà tạo ra không được phép có hình dáng xinh đẹp hơn bà, ấy vì thế mà dân gian Việt Nam tương truyền hay có câu nói: “Xấu như quỷ” hay “Xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn”. Bọn quỷ dữ được tạo ra bởi cái bóng của Mẫu Đệ Tứ Địa nên lũ quỷ không có bóng của riêng mình.
2. Sự tích về nơi Mẫu Địa (Mẫu Địa Tiên) ở:
2.1. Về Cửu Điện Diêm Vương:
Thời lúc bấy giờ trên trần thế không ít những lớp người được sinh ra rồi lại chết đi, và vì thế linh hồn của những người ấy không có nơi để đi về nên họ chỉ quanh quẩn trên nhân gian, không ít các hồn ma bóng quế, xấu xa làm những việc hại đến con người trần tục, quấy nhiễu người sống. Ngọc Hoàng Đại Đế thấy vậy liền lệnh cho Mẫu Đệ Tứ Địa thu nhận những linh hồn người chết về chốn bà ở là nơi Địa Phủ. Mẫu Đệ Tứ Địa vâng lệnh, bà nhận thấy tuy những linh hồn người chết kia đã mất đi xác thân của mình nhưng bản tính vẫn còn, trăm nghiệp duyên lúc sống vẫn còn vương vấn quanh mình nên bà từ bi muốn chúng được đối xử bình đẳng như nhau.
Mẫu Đệ Tứ Địa vốn là một con người ưa công bằng, lẽ phải nên bà không chấp nhận việc những linh hồn được đối xử y như nhau dù lúc còn sống đã gây ra nhiều tội lỗi. Thế là Mẫu Đệ Tứ Địa lập ra một nơi phân xử công lao và tội trạng của con người sau khi chết đi, và những chiếc bóng của bà đã trở thành quỷ sai hành tội với nhiệm vụ dẫn hồn đi xuống địa phủ để đầu thai.
Trong tín ngưỡng dân gian ta được truyền lại, Mẫu Đệ Tứ Địa ngồi uy nghiêm trên một cỗ xe ngựa, trên tay cầm dây thòng lọng để đi thu gom những linh hồn người đã khuất. Những linh hồn bị thòng lọng của Mẫu Đệ Tứ Địa tròng qua đầu thì lập tức phải hồi quy về Địa Phủ để nghe lệnh. Đến những thế kỉ sau do ảnh hưởng của văn hóa Phật Giáo và Đạo Giáo nên nhiệm vụ của Mẫu Đệ Tứ Địa thuộc về vị quan tên là Ngưu Đầu Mã Diện hoặc quan Hắc Bạch Nhị Vị Song Án.
Bên cạnh đó người sinh ra ngày càng nhiều, và mất đi vì thiên tai, loạn lạc, chiến tranh con người giết hại lẫn nhau từ do có rất nhiều hồn ma bóng quỷ vì thế, một mình Mẫu Đệ Tứ Địa không thể giải quyết hết, lũ quỷ theo bà lại không đủ thông minh, hiểu biết để đảm nhiệm công việc, nhiệm vụ thay bà nên bà đã chọn ra linh hồn của chín người trên nhân gian đã tích đủ phước đức lúc còn sống và phong họ với danh hiệu là Cửu Điện Diêm Vương, Địa Phủ kể từ đó mà được chia thành chín cửa ngục để phán xét các linh hồn đã chết.
2.2. Về luân hồi và Mạnh Bà:
Bọn ma quỷ cũ sau khi chịu hình phạt xong không còn chốn nào để đi liền tiếp tục ở lại nơi Địa Phủ, và bọn chúng vẫn hận thù trong lòng vì bị phạt nên đã hợp sức cùng bọn ma mới mà phá phách, quấy nhiễu, làm loạn khiến Thánh Mẫu vô cùng phiền lòng. Lúc này bọn quỷ dẫn đến hai linh hồn một nam có thể nhớ được hết cuộc đời của tất cả nhân sinh cho tới bọn thượng cầm hạ thú, một nữ thì không nhớ bất kể thứ gì kể tên tuổi, thân phận mình là ai cũng chẳng nhớ.
Mẫu Đệ Tứ Địa biết đây là người Trời phái xuống nên đã phong người nam giữ chức Chuyển Luân Vương cai quản, ngự trên bánh xe luân hồi đảm nhiệm việc chuyển thế đầu thai cho các âm hồn, cùng hợp sức với chín vị Địa Vương và trở thành Thập Điện Diêm Vương. Còn người nữ kia trở thành thần Mạnh Bà nấu ra thứ cháo lãng quên khiến cho nguyên hồn ăn xong thì chẳng thể nhớ được việc tiền kiếp, đầu óc mơ hồn để trở thành đứa trẻ sơ sinh mà sống một kiếp đời mới.
3. Việc thờ Mẫu Địa (Mẫu Địa Tiên):
Theo người xưa có kể lại thì ngày trước trong các thần điện người ta có thờ mẫu Địa Tiên, nhưng sau này không rõ là vì lí do nào mà người ta không thờ nữa, có thể là do Bà cai quản Địa Phủ nơi con người ta coi là điềm xấu, nơi gắn liền vơi sự chết chóc, mất mát. Ngay cả trong nghi lễ vấn hầu người ta cũng chỉ thỉnh tam tòa là thiên – nhạc – thoải. Cũng vì lẽ ấy nên thường người ta chỉ biết đến tam tòa thánh mẫu kể trên còn với Mẫu địa ít được người biết về .
Trong nghi lễ vấn hầu hiện nay không có thỉnh Mẫu Địa Tiên, nên cũng chẳng có chuyện vị Địa giáng phán truyền. Tuy không có thờ tượng Mẫu nhưng trong trong nếp thờ, tâm thức tự bao đời truyền lại người ta vẫn nhớ đến Mẫu Bà. Khi có việc cần khẩn xin người ta cũng đều kêu cầu Mẫu Bà. Hay trong văn hóa xưa khi ra đồng làm việc lúc nào người ta luôn chuẩn bị riêng một mâm cơm để cúng vị Mẫu Địa. Ngày lễ của vị Mẫu Địa Tiên vào ngày 14 tháng 4 mỗi năm.
Phía các vùng phía Nam, Mẫu địa được hiển linh và hóa thân theo nhiều vai trò khác và được thờ rất nhiều vùng với hình tượng là Thánh Mẫu Bà Chúa Đá Ngọc hoặc Bà Thiên Y A Na.
4. Bài văn Mẫu Địa (Mẫu Địa Tiên):
Bóng gương loan mẫu đơn một đoá,
Gió lay mành hương xạ thoảng đưa
Có chầu Nguyệt điện Tiên xưa
Lánh miền cõi tục phận ưa nam thành
Kiếp giáng sinh vào nhà Lê thị
Cải họ Trần dấu khí Thiên hương
Vốn sinh có vẻ phi phương
Giá danh đòi một hoa Vương khôn bì
Ngụ thai quê Phủ Dày, Thiên bản
Phủ Nghĩa hưng là quán Sơn nam
Trẻ thơ chưa biết duyên phàm
Đeo kinh còn vết để làm dấu thiêng
Tuổi tới niên cài trâm , giắt lược
Kết duyên lành quê phước một nơi
Gối chăn vừa mới quen hơi
Ai ngờ dưới Nguyệt sảy nơi tơ hồng
Đạo vợ chồng còn đang thương nhớ
Bỗng hoa hài lại giở gót Tiên
Giờ Dần mồng Ba tháng Thìn
Đôi mươi mốt tuổi rẽ duyên Trần phàm
Ấy ai làm chăn thương gối thảm
Kiếp hay nguyền lãnh đạm về đâu ?
Lương quân dạ rối đòi nao
Xuân huyên nào biết thảm sầu mấy cơn
Rầy Thánh đã cung Tiên Nguyệt quế
Dễ xui lòng Trần thế xót xa
Có phen Tiên lại nhớ nhà
Bỗng thời Tiên ở đường xa ngự về
Thăm bản quê hương huyên đất nước
Cửa nhà chồng sau trước mọi nơi
Thăm rồi Tiên lại ra chơi,
Đồi Ngang – Phố Cát là nơi duyên lành.
Ca tính tình , tiếng tơ , tiếng trúc
Thương một người bạc Phúc dân ngây
Cho nên Tiên mới thử tay
Dễ đâu mà lánh, khôn thay mà phòng.
Sự mơ mòng thực hư nhường giới.
Lòng Trần gian mê muội biết đâu.
Tuy rằng hồn phách nhiệm màu,
Khuôn thiêng tích để đã lâu đến rày
Cũng nhiều ngày cưỡi mây nương gió .
Vào Nghệ an sẵn có nhân duyên.
Nước non khéo kết nên nguyền.
Chốn thanh cảnh lịch kết duyên cũng vừa.
Ấy duyên xưa hay là nợ mới
Hội phi thường Thánh mới sinh con
Tuổi vừa ba, bốn khôn ngoan,
Hiềm đâu Thánh để lại con cho chồng
Quyền đôi bà xem xét trang nghiêm
Có khi nương gió thác rèm
Ai nương bóng Thánh càng thêm não nùng
Cũng có khi quyền chung tiệm nhớ
Thánh bèn ngự thiện lánh đi.
Than rằng má phấn đâu bì trượng phu
Sao không xét Âm – Dương nhị lý
Lại ra điều lấy ý nạt nhau
Đã nên một cảnh yên hà có danh.
Xưa Thánh chốn yên lành cùng ngự,
Cũng từng quen Tiên nữ năm, ba Rẩy chân xuống sợ Sa bà
Khuôn phù Ngọc ân, quản ba giới Thần
Gia uy linh cứu nhân, độ Thế
Trẻ cùng già ai nấy đội ơn
Ban Tài, ban Phúc, ban Nhân, Phù hộ đệ tử thiên xuân thọ trường .