Hôn nhân và gia đình là một trong những quan hệ xã hội cơ bản, trong những năm vừa qua, quan hệ hôn nhân gia đình đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ. Ly hôn và kết hôn trái pháp luật là hai chế định cơ bản của pháp luật hôn nhân gia đình. Có thể phân biệt giữa ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa ly hôn với huỷ kết hôn trái pháp luật:
Hiện nay, vẫn nhiều người bị nhầm lẫn giữa ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật.
Để phân biệt được ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật, có thể phân biệt thông qua những tiêu chí cơ bản sau đây:
Tiêu chí | Ly hôn | Hủy kết hôn trái pháp luật |
Khái niệm | Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có đưa ra khái niệm về ly hôn, theo đó ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. | Hủy kết hôn trái pháp luật là quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn đối với trường hợp các bên nam nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuy nhiên một bên hoặc hai bên nam nữ vi phạm quy định về điều kiện kết hôn (Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014). |
Người có quyền yêu cầu | Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Theo đó:
| Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định:
+ Vợ, chồng của người đang có vợ hoặc đang có chồng tuy nhiên kết hôn với người khác; + Cha, mẹ, con, người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của người kết hôn trái pháp luật; + Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ.
|
Hậu quả pháp lý | Căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bạn án, quyết định ly hôn. Theo đó:
| Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật. Theo đó:
|
2. Bản chất pháp lý của hủy việc kết hôn trái pháp luật:
Hủy kết hôn trái pháp luật là một chế tài của pháp luật. Trong bất kỳ xã hội nào, dưới chế độ nào thì giai cấp thống trị cũng có cách thức xử lý, giải quyết các trường hợp kết hôn trái pháp luật bằng cách hủy bỏ, tiêu hủy, không công nhận quan hệ vợ chồng giữa các bên kết hôn trái pháp luật hoặc bắt buộc phải ly dị. Bản chất pháp lý của huỷ việc kết hôn trái pháp luật được thể hiện qua những khía cạnh sau:
(1) Mục đích của việc hủy kết hôn trái pháp luật là: Do việc kết hôn trái pháp luật là sự vi phạm một trong các điều kiện kết hôn, gây ra ảnh hưởng xấu và tiêu cực cho gia đình, xã hội cần bị xử lý nghiêm minh; thiết lập trật tự kỷ cương của gia đình, xã hội, bảo đảm chất lượng nòi giống và phù hợp với đạo đức.
(2) Hủy kết hôn trái pháp luật là chế tài pháp lý được thể hiện ở những khía cạnh sau:
-
Việc xử lý hủy kết hôn trái pháp luật không phụ thuộc vào ý chí của các bên đường sự mà chỉ phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Ví dụ như: Giữa hai bên nam, nữ có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau và khi có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án sẽ ra quyết định hủy mà không có ngoại lệ;
-
Hủy kết hôn trái pháp luật mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc các bên phải tuân thủ, nếu vi phạm sẽ bị xử lý với mức hình phạt cao hơn. Vì hệ quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống, truyền thống đạo đức và trật tự gia đình;
-
Buộc các bên phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, không mong muốn như: Buộc các bên phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng, nếu vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.
(3) Về nguyên tắc không thừa nhận quan hệ hôn nhân phát sinh giữa các bên nam, nữ khi kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, khi áp dụng chế tài này vẫn có sự linh hoạt nhất định vì hủy việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của các bên nam, nữ và con cái của họ.
3. Sự cần thiết phải hủy việc kết hôn trái pháp luật:
Hủy kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ xã hội cũng như những quyền lợi cơ bản của công dân. Vì vậy việc xử lý kết hôn trái pháp luật là hết sức cần thiết, mang lại ý nghĩa to lớn. Bằng các chế tài của pháp luật, việc xử lý kết hôn trái pháp luật đã và đang góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, các chủ thể bị hành vi kết hôn trái pháp luật xâm phạm; bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của chủ thể đặc biệt trong xã hội như phụ nữ và trẻ em, xử lý nghiêm minh đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe cũng như nhân thân của những đối tượng này; mang lại quyền bình đẳng, quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể trong xã hội là ý nghĩa lớn nhất của chế tài hủy kết hôn trái pháp luật. Có thể kể đến một số vai trò của hủy kết hôn trái pháp luật như sau:
-
Hủy kết hôn trái pháp luật là một biện pháp chế tài nhằm bắt buộc các bên kết hôn cũng như tất cả mọi người tuân thủ đầy đủ quy định điều kiện kết hôn, nhằm đảm bảo việc kết hôn phù hợp với mục đích xây dựng gia đình: Đảm bảo sự lành mạnh của thế hệ con cái, gia đình hạnh phúc, bền vững;
-
Xử lý nghiêm minh đối với hành vi vi phạm về điều kiện kết hôn. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm trên thực tế để có thể xem xét xử lý hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng;
-
Đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên nam nữ và con cái trong quan hệ hôn nhân;
-
Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quan hệ hôn nhân gia đình có tính chất đặc thù, trong đó các chủ thể được gắn kết với nhau bởi quan hệ tình cảm thân thuộc. Vì vậy pháp luật hôn nhân gia đình quy định chặt chẽ vấn đề này, việc xác lập quan hệ hôn nhân cần phải tuân thủ theo các điều kiện kết hôn. Nếu vi phạm một trong các điều kiện kết hôn thì quan hệ đó không được nhà nước thừa nhận là quan hệ vợ chồng hợp pháp.
THAM KHẢO THÊM: