Hủy việc kết hôn trái pháp luật được xem là một biện pháp chế tài nghiêm khắc, được áp dụng để xử lý đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật, được quy định khá rõ trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Vậy thủ tục hủy kết hôn với người nước ngoài hiện nay được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục huỷ kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, thủ tục hủy kết hôn với người nước ngoài được thực hiện như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp việc kết hôn với người nước ngoài được công nhận tại nước ngoài và được công nhận tại Việt Nam, căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP, có quy định về điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch vấn đề kết hôn với công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, được thực hiện tại nước ngoài. Cụ thể như sau:
-
Việc kết hôn giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam với nhau hoặc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài, thực hiện tại nước ngoài sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm các bên kết hôn, các bên đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam;
-
Trong trường hợp vào thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn, tuy nhiên không vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, sau đó đến thời điểm ghi yêu cầu vào Sổ hộ tịch về việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là hướng tới mục tiêu nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch.
Quy trình hủy kết hôn với người nước ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: Căn cước công dân, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, đơn yêu cầu hủy việc kết hôn.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Để tránh trường hợp mất thời gian đi lại, cần phải tìm hiểu trước lịch tiếp nhận hồ sơ của Tòa án, thông thường các tòa án đều sắp xếp lịch tiếp nhận đơn vào những buổi cố định trong tuần. Sau đó, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tòa án, chờ thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí theo thông báo của Tòa án. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án sẽ thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tại Chi cục thi hành án. Sau đó, tiếp tục đem biên lai về đồ cho Tòa án để vụ việc được thụ lý.
Thứ hai, trong trường hợp việc kết hôn với người nước ngoài đã được công nhận ở nước ngoài, tuy nhiên cá nhân chưa thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam, vì vậy pháp luật Việt Nam chưa công nhận việc kết hôn đó. Trong trường hợp này, công dân Việt Nam được coi như chưa kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam, vấn đề kết hôn với người nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật nước ngoài và chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận.
2. Căn cứ huỷ kết hôn với người nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, có quy định về căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật. Theo đó, khi giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án cần phải căn cứ vào điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật, lưu ý một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, điều kiện “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” là trường hợp nam đã từ đủ 20 tuổi, và nữ đã từ đủ 18 tuổi trở lên, độ tuổi đó được xác định theo ngày tháng năm sinh của cả dân. Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm sinh của cá nhân thì sẽ thực hiện như sau: Trong trường hợp xác định được năm sinh của cá nhân tuy nhiên không xác định được tháng sinh của cá nhân đó thì tháng sinh sẽ được xác định là tháng một của năm; trong trường hợp đã xác định được năm sinh, tháng sinh của cá nhân tuy nhiên không xác định được ngày sinh cụ thể của cá nhân đó thì ngày sinh sẽ được xác định là ngày mùng 01 của tháng.
Thứ hai, điều kiện “việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định” là trường hợp nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng với nhau dựa trên sự tự nguyện, tự do ý chí.
Thứ ba, “lừa dối kết hôn” là hành vi cố tình của một bên hoặc của người thứ ba nhằm mục đích làm cho bên còn lại hiểu sai lệch, đồng ý kết hôn không đúng với nguyện vọng, ý chí thực tế của họ, và trong trường hợp không có hành vi đó thì bên bị lừa dối sẽ không đồng ý kết hôn.
Thứ tư, “người đang có vợ hoặc có chồng” là cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây: Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục ly hôn hoặc không có sự kiện vợ/chồng của một bên đã qua đời hoặc vợ/chồng của một bên đã bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố chết; cá nhân xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước giai đoạn 03/01/1987 tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn và chưa ly hôn, hoặc không có sự kiện vợ/chồng của một bên đã chết hoặc sự kiện vợ/chồng của một bên bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố chết; cá nhân đã kết hôn với người khác vi phạm quy định về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình tuy nhiên đã được cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực và chưa thực hiện thủ tục ly hôn; hoặc không có sự kiện vợ/chồng của một bên đã chết hoặc vợ/chồng của một bên bị tòa án tuyên bố là đã chết.
Thứ năm, việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hôn đã đủ điều kiện kết hôn” căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đương sự xác định, cung cấp các loại giấy tờ, tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm các bên kết hôn đã đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Như vậy, khi thuộc một trong những căn cứ nêu trên thì có thể yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.
Ví dụ: Trong trường hợp kết hôn với người nước ngoài, một bên bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn, đây là hành vi vi phạm điều kiện kết hôn căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi bị cưỡng ép kết hôn hoặc sau khi bị lừa dối kết hôn, bên bị cũng ép kết hôn hoặc bên bị lừa dối kết hôn đã biết về vấn đề đó, đã cảm thông, tiếp tục chung sống hòa thuận với bên còn lại, thì thời điểm đủ điều kiện kết hôn sẽ được xác định là thời điểm đương sự biết mình bị cũng ép kết hôn hoặc biết mình bị lừa dối kết hôn tuy nhiên vẫn tiếp tục chung sống như vợ chồng với người khác.
3. Hậu quả pháp lý của việc huỷ kết hôn trái luật với người nước ngoài:
Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Bao gồm các hậu quả sau đây:
-
Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì các bên kết hôn bắt buộc phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng;
-
Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con trong trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật sẽ được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ con khi ly hôn;
-
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng giữa các bên sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Đối chiếu với quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định như sau:
-
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng tuy nhiên không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết theo sự thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không có thoả thuận thì vấn đề này sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
-
Việc giải quyết quan hệ tài sản bắt buộc phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của phụ nữ và con cái, công việc nội trợ và một số công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung cũng sẽ được xem như lao động có thu nhập.
THAM KHẢO THÊM: