Ba khổ thơ cuối của bài thơ Sóng là nơi tập trung những trăn trở, khát vọng và khẳng định về tình yêu của người phụ nữ. Nó là lời tự tình đầy sâu lắng, thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, luôn hướng về tình yêu. Dưới đây là bài viết phân tích ba khổ cuối 7, 8, 9 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích ba khổ cuối 7, 8, 9 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm Sóng và Xuân Quỳnh
- Khái quát nội dung tác phẩm và dẫn dắt đến khổ 7, 8, 9 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Thân bài:
- Khổ 7: Suy tư về không gian
Nhà thơ thể hiện niềm tin vào tình yêu đích thực. Dù có hàng trăm, ngàn, triệu con sóng biển nhưng luôn hướng vào bờ. Đó là ẩn dụ chỉ tình yêu của người con gái.
Sóng xa vời nhưng “con nào chẳng tới bờ”, cũng như đôi lứa sẽ vượt mọi khó khăn để sống trong hạnh phúc “dù muôn vời cách trở”.
- Khổ 8: Những băn khoăn, lo lắng
Đó là trực cảm của tình yêu bởi Xuân Quỳnh là người đa cảm dự cảm những những khổ đau
Phép so sánh: “tuy dài thế – vẫn đi qua – dẫu rộng” chứa đựng nhiều nỗi âu lo và ngậm ngùi. Cuộc đời tuy dài nhưng “năm tháng vẫn đi qua” như biển khơi “dẫu rộng” không ngăn đám mây bay về chân trời.
Nhưng sau cùng, nhà thơ vẫn tin tưởng tình yêu sẽ vượt qua tất cả.
- Khổ 9: “Sóng” là khát vọng mãnh liệt muốn mình thành “trăm con sóng nhỏ”. Tình yêu của con người chỉ bất tử khi hòa vào biển lớn của nhân loại “Để ngàn năm còn vỗ”.
Kết bài:
Khẳng định giá trị của tác phẩm: về tình yêu mãnh liệt
2. Phân tích khổ 7, 8, 9 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất:
Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ nổi tiếng với những bài thơ viết về tình yêu hay và sâu sắc. Bằng tiếng nói của một trái tim chân thành và khao khát yêu thương, tác giả đã viết nên những vần thơ có sức rung cảm mãnh liệt trong lòng người đọc. Bài thơ “Sóng” là một bài thơ tiêu biểu của bà, đặc biệt ba khổ cuối bài nói về những khó khăn, trắc trở của tình yêu, qua đó làm nổi bật lên niềm tin về một tình yêu vĩnh cửu, bất diệt trong cuộc đời.
Nỗi nhớ trong tình yêu được gắn liền với khái niệm tình yêu vô tận và không gian vô biên, bao la rộng lớn. Với thời gian, nó không có ngày đêm. Với không gian, nó cũng chẳng có nhiều phương hướng. Nếu tình yêu là một quy luật của cuộc sống thì sự thủy chung lại là quy luật bất biến của tình yêu. Tình yêu dù cho có trong sáng, có mãnh liệt đến đâu đi nữa cũng vẫn phải gắn chặt với đời thường, mà cuộc sống đời thường thì lại nhiều dâu bể. Vì thế, những người yêu nhau, ngoài sự say mê thấm thía thì cũng cần phải có đủ nghị lực và lý trí để vượt qua mọi thử thách, cám dỗ của cuộc sống:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn ngàn cách trở”
Hãy nhìn những con sóng của đai dương, dù to hay nhỏ, dù gió có xô, bão có dạt đến phương hướng nào thì cuối cùng vẫn sẽ trở về với bờ. Gian nan, thử thách là điều không thể thiếu trong tình yêu.
Đẹp là thế, thiêng liêng là thế nhưng tình yêu cũng thật ngắn ngủi và mong manh. Chính vì vậy, trong hai khổ cuối của bài thơ, tác giả đã cho độc giả cảm nhận được khát vọng tình yêu được trường tồn, bất tử của nhân vật trữ tình hay cũng chính là mong muốn của tác giả và của tất cả ai khi dấn thân vào con đường tình yêu:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Tuy không hiện lên thành chữ thành lời nhưng thấp thoáng đâu đó người đọc thấy được có chút lo âu hiện hữu. Liệu tình yêu có thể vượt qua những quy luật tất yếu của cuộc sống? Vì thế ngay trong lúc tình yêu say đắm, nhà thơ vẫn không hòan toàn thoát li khỏi hiện tại.
Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua, cuộc đời, năm tháng và mây ngàn thì vẫn mãi bay vào cõi xa xăm, vô định. Tình yêu cũng thế vì tình yêu bao giờ cũng gắn liền với con người cụ thể, gắn liền với cái hữu hạn của đời người. Muốn vượt qua giới hạn đó, chỉ có một cách là hòa tan tình yêu vào thiên nhiên vĩnh cửu để hàng ngàn vạn năm sau, những con sóng đại dương vẫn cất cao lời mà ngợi ca tình yêu bất diệt của tuổi trẻ, của nhân vật trữ tình.
Phân tích bài thơ Sóng, người đọc sẽ thấy nỗi trăn trở đến lúc này đã trở thành sự bức bách, thôi thúc. Tình yêu bùng lên thành khát vọng. Khát vọng sục sôi mà vẫn khiêm nhường đầy nữ tính. Tình yêu bây giờ không còn bé nhỏ mà hòa nguyện vào sóng nước đại dương vĩnh hằng. Mỗi chữ, mỗi câu trong đoạn thơ đều được tác giả chọn lựa, sắp xếp rất khéo léo tinh tế nên có giá trị biểu cảm rất cao, chạm đến lòng độc giả.
Tình yêu trong thực tế đâu chỉ có một khoảnh khắc, bởi:
“Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi”
(Nói cùng anh, Xuân Quỳnh)
Hay những tiếng lòng:
“Anh đã thấy một điều mong manh nhất,
Là tình yêu, là tình yêu ngát hương.”
(Đỗ Trung Quân)
Bằng thể thơ năm chữ truyền thống, Sóng đã tạo nên âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu thông qua cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng cho độc giả.
Bên cạnh đó, với giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính đan xen vào những biện pháp tu từ như đối lập “Dẫu xuôi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam”, điệp cấu trúc, tương phản… đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.
Không những vậy, Xuân Quỳnh đã xây dựng hình ảnh ẩn dụ – với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ tha thiết, chính yếu tố nghệ thuật này đã làm nên sự thành công cho tác phẩm trong việc mượn cảnh thiên nhiên để miêu tả tâm trạng con người.
Một nhà văn người Nga từng nói: “Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Năm tháng qua đi, “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh vẫn vẹn nguyên giá trị, là khúc tình ca về tình yêu bất diệt.
3. Phân tích ba khổ thơ cuối bài Sóng của Xuân Quỳnh ngắn gọn:
Mẫu 1:
Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sáng tác những bài thơ đầy tình cảm và sâu sắc. Thơ của Xuân Quỳnh phản ánh tâm hồn phụ nữ với nhiều cảm xúc phức tạp, vừa đáng yêu, tươi trẻ, vừa chân thành, đằm thắm và luôn ấm áp trong khát vọng tìm kiếm hạnh phúc giản dị trong cuộc sống. Bên cạnh các tác phẩm nổi tiếng như “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” cũng là một tác phẩm về tình yêu đầy sức sống và được độc giả yêu thích. “Sóng” không chỉ miêu tả nỗi nhớ, những băn khoăn trong tình yêu mà còn thể hiện những suy nghĩ và mong muốn trước cuộc sống và tình yêu, những khát khao này được diễn tả rõ ràng trong 3 khổ cuối của bài thơ.
“Sóng” là một bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến công tác tại biển Diêm Điền và được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ vẫn mang đầy âm hưởng của những con sóng biển, đồng thời cũng phản ánh tâm trạng khao khát tình yêu trong lòng nhân vật. Trong bài thơ, có hai hình tượng chính là con sóng và người phụ nữ, đại diện cho sức mạnh của tình yêu.
Nhân vật tin rằng để có được một tình yêu sôi nổi, mãnh liệt nhưng vẫn trong sáng và trung thực thì như con sóng cần vượt qua biển cả, đến được “bờ anh”.
Trong bài thơ, người phụ nữ đang yêu tin rằng tình yêu sẽ đưa cô đến với hạnh phúc dù có bao khó khăn. Điều đó đúng vì một tình yêu chân thật và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu sẽ giúp những người yêu vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời để đến bến bờ hạnh phúc. Như hiện thực luôn chứng minh, dù gió có thổi từ xa nhưng nó vẫn tìm đến những bãi cát dài. Tương tự, tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ cũng vượt qua nhiều trở ngại để đến với người đàn ông mà cô yêu.
Ba khổ thơ với niềm nhớ, sự trăn trở và lòng chung thủy vững bền, sử dụng các kỹ thuật như phép lặp, ẩn dụ và sử dụng cách nói ngược với các hình ảnh đối lập đã khẳng định niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. Tình yêu đẹp sẽ vượt qua mọi thử thách. Với tình yêu, nhà thơ cảm thấy tha thiết, khao khát sống với tình yêu mãi mãi, nhưng cũng có nỗi lo âu về sự tan chảy của thời gian, đời người vốn mong manh. Tình yêu của Xuân Quỳnh luôn đồng hành với nỗi nhớ da diết và yêu thương nồng nàn, nhưng cũng không thiếu những khắc khoải và lo âu:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Con người thường nghĩ rằng cuộc đời của mình sẽ dài lâu, nhưng thực tế thì thời gian vẫn tiếp tục trôi đi mà không chờ đợi ai. Nhà thơ đã có cảm nhận sâu sắc về sự vĩnh hằng của vũ trụ, nhưng cuộc sống con người lại là một hành trình hữu hạn.
Trong cuộc sống, tình yêu có thể phai nhạt, đổ vỡ và trôi đi theo thời gian. Tuy nhiên, nhà thơ vẫn tin rằng tình yêu có thể vượt qua mọi khó khăn và tồn tại mãi mãi. Niềm tin này được thể hiện qua câu “Như biển kia dẫu rộng, mây vẫn bay về xa”.
Nhà thơ khao khát được sống mãi với tình yêu, và muốn hóa thân vào tình yêu bất tử. Nhưng tâm hồn của nhà thơ không chỉ mong muốn cho riêng mình, mà còn mong muốn tình yêu mãi mãi tồn tại và lan tỏa. Nhà thơ hy vọng rằng tình yêu sẽ không tan biến nhưng đồng thời cũng nhận thức rằng trái tim không vĩnh cửu, và sự tồn tại của tình yêu là một phần trong cuộc sống rộng lớn.
Trái tim yêu của Xuân Quỳnh bị giằng xé giữa muốn tan thành sóng và muốn trở về với bản thể đích thực của nó. Nó quay về mọi hướng, khao khát mọi thứ, nhưng luôn hướng tới một mục tiêu cuối cùng: tình yêu vĩnh cửu. Muốn tan thành trăm con sóng nhỏ không chỉ thỏa mãn niềm khao khát tình yêu vĩnh cửu mà còn thể hiện sự cống hiến, hy sinh trọn vẹn của nữ thi sĩ.
Đoạn trích trên trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh không chỉ thành công về nội dung mà còn ở nghệ thuật sử dụng thể thơ ngũ ngôn truyền thống, cách gieo vần độc đáo, giàu liên tưởng, hình ảnh ẩn dụ và giọng thơ thiết tha.
Tình yêu vĩnh cửu không chỉ là của riêng mình, mà là của tất cả chúng ta, là một phần của cuộc sống to lớn. Nhà thơ đã vẽ lên một tâm hồn yêu thương và cao thượng, không bị giới hạn bởi thời gian và không chỉ mong muốn hạnh phúc cho riêng mình, mà còn cho toàn thể nhân loại.
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai cũng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
Sau khi suy nghĩ về tình yêu và đọc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, người đọc có thể có nhận thức mới và sâu sắc hơn về tình yêu. Bài thơ này thể hiện rằng tình yêu có giá trị vĩnh cửu, vượt qua mọi giới hạn và quy luật, và được coi là giá trị nhân văn to lớn mà Xuân Quỳnh để lại cho thế hệ đọc giả.
Mẫu 2:
Nhà thơ Huy Cận từng kể rằng, khi đi dọc bờ biển, ông thấy trong người lâng lâng một cảm giác lạ lùng. Với anh, cảm giác lạ lùng đó là cảm giác về sự vĩ đại của con người khi đi dọc bờ biển, dù rộng lớn nhưng con người dường như vẫn làm chủ được thiên nhiên, trong đó có biển cả. Trong khi đó, đối với Xuân Quỳnh cô gái Hà Đông, cảm giác mơ hồ khi đi dọc bờ biển bao la, với những con sóng vỗ vào bờ, là một làn sóng tình yêu, một làn sóng trong trái tim của một cô gái đang yêu nói chung và tác giả. đặc biệt. Một tình yêu với những lo toan, khát khao, tất cả hòa vào cảm xúc bao la ấy.
Nếu Lưu Quang Vũ được coi là nhà viết kịch tiêu biểu, tiên phong trong việc mổ xẻ lòng tham của con người sau chiến tranh thì thơ Xuân Quỳnh lại mang một khát vọng tình yêu, một khát vọng đầy bí ẩn. Ba câu thơ cuối bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh là tiếng nói của một cô gái đang yêu khao khát được yêu..
Xuân Quỳnh sử dụng hình ảnh ngọn sóng để diễn tả tình yêu của mình. Tiếng sóng như tiếng lòng, lúc “dữ dội”, lúc “dịu êm”, lúc “ồn ào” khi “lặng lẽ”.
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn ngàn cách trở”
Hình ảnh người con gái đứng bên bờ biển, nhỏ bé nhưng trong lòng đầy nỗi khắc khoải mong chờ, thể hiện khoảng cách cũng là một trở ngại trong tình yêu. Tuy nhiên, trong lòng Xuân Quỳnh luôn có niềm tin, không hề “xa mặt mà cách lòng”. Sự chờ đợi là thế, nhưng trong lòng vẫn tràn đầy niềm tin và sự mong chờ. Một chút nhớ, một chút thương, một chút dỗi hờn làm cho cuộc sống thêm phần thi vị trong tình yêu. Hình ảnh sóng và bờ được mượn để nói lên tâm trạng, đây không chỉ là con sóng vô tri vô giác nữa, mà đã trở thành sóng tình, sóng trong lòng tác giả, sóng của người con gái đang yêu. Qua hình ảnh bài thơ, ta thấy một Xuân Quỳnh trong tình yêu, vừa táo bạo chủ động, vừa đằm thắm thủy chung, một nét đẹp rất truyền thống của người dân Việt Nam.
Năm tháng vẫn trôi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn trôi về xa”
Câu thơ thể hiện tính nữ tính trong tình yêu khi nói về nỗi lo sợ về thời gian và sự thoáng qua của tuổi trẻ. Mặc dù cuộc đời rất dài, nhưng nó kéo dài bao lâu? Thời gian vẫn trôi qua mỗi ngày, biển cả có lớn đến đâu thì cũng không thể giữ lại thời gian, thanh xuân sẽ qua đi và không thể trở lại. Điều này là nỗi niềm của Xuân Quỳnh và của nhiều cô gái khác đang yêu. Dù yêu một cách chân thành và mãnh liệt, nhưng cuộc đời ngắn ngủi, làm sao để tình yêu kéo dài mãi mãi? Vì vậy, Xuân Quỳnh khát khao:
Thành trăm con sóng nhỏ
Để ngàn năm còn vỗ
Giữa biển lớn tình yêu”
Xuân Quỳnh càng ngày càng khao khát hơn, muốn tan ra hòa quyện trong tình yêu đó, như phá tan không gian và thời gian. Tình yêu của cô ta rất mãnh liệt và ào ạt, không cần chờ đợi đối phương đáp trả. Người ta thường nói rằng trong tình yêu có nhiều sự ích kỷ và hẹp hòi, nhưng với Xuân Quỳnh không có bất kỳ sự ích kỷ hẹp hòi nào. Cô ta hy sinh tất cả để được hòa quyện trong biển lớn tình yêu. Như vậy mới là cách để tình yêu bền vững tồn tại qua thời gian, và Xuân Quỳnh hiểu rõ điều này.
Xuân Quỳnh được miêu tả là một người phụ nữ nhẹ nhàng và đằm thắm, nhưng cũng đầy nghị lực và tài năng trong tình yêu. Cô dám yêu hết mình, hy sinh và khao khát một tình yêu bền vững. Qua bài thơ “Sóng” và ba khổ thơ cuối, ta thấy được tâm hồn trăn trở của cô và niềm khát khao yêu thương. Đó là một tình yêu đẹp và lãng mạn, được tác giả miêu tả với những giọng điệu nhẹ nhàng, mãnh liệt và sâu lắng. Xuân Quỳnh là một nhà thơ tài năng trong phong trào thơ ca của dân tộc Việt Nam, và bài thơ của cô là một kho tàng văn học đầy ý nghĩa về tình yêu và sự hy sinh trong tình yêu.
THAM KHẢO THÊM: