Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Vậy trường hợp có tiền án, chưa xoá án tích được nhận con nuôi không?
Mục lục bài viết
1. Có tiền án, chưa xoá án tích được nhận con nuôi không?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể thế nào là tiền án, xóa án tích. Thực tế, người dân nhắc đến những khái niệm này rất nhiều.
Trước đây, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có Nghị quyết số 01/HĐTP (hiện đã hết hiệu lực) có quy định người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Dựa vào quy định đó thì có thể hiểu tiền án được đặt ra do việc phát sinh trách nhiệm hình sự, tức là người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa được xóa án tích theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật nuôi con nuôi, người nhận con nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
- Đảm bảo có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Về độ tuổi: hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
- Về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở phải đảm bảo đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi thật tốt.
- Về đạo đức: đảm bảo có tư cách đạo đức tốt.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì những đối tượng sau đây sẽ không được nhận con nuôi, cụ thể:
- Đối tượng đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
- Đối tượng đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
- Đối tượng đang chấp hành hình phạt tù.
- Đối tượng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng chưa được xóa án tích về các tội nêu trên thuộc trường hợp không được nhận con nuôi. Còn ngoài ra, nếu như chưa xóa án tích về những tội khác thì vẫn được nhận nuôi con nuôi bình thường nếu như đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thực tế việc quy định như trên là rất cần thiết để nhằm bảo đảm quyền lợi cũng như sự an toàn nhất định trong môi trường sống mới cho người được nhận làm con nuôi, tránh tình trạng môi trường sống mới không phù hợp.
2. Thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 để nhận nuôi con nuôi:
Một trong những hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi cần phải có đó là Phiếu lý lịch tư pháp nhằm mục đích xác nhận có hay không có án tích. Đây là điều rất quan trọng để xem người nhận nuôi con nuôi có đủ điều kiện để làm thủ tục nhận nuôi hay không. Dưới đây là thủ tục để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu nêu tại mục 3. của bài viết)
- Giấy tờ tùy thân gồm căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục thì cần có
Giấy ủy quyền (Giấy ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo đúng quy định về công chứng, chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay là Sở Tư pháp nơi thường trú của công dân.
Lưu ý: trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân trong thời hạn không quá 10 ngày.
Lưu ý: Thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể được kéo dài không quá 15 ngày khi thuộc những trường hợp sau:
+ Nếu người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài.
+ Nếu thuộc trường hợp phải có xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo đúng quy định.
Nếu như thuộc trường hợp khẩn cấp theo đúng quy định thì sẽ được cấp trong khoảng thời gian là không quá 24 giờ được tính từ thời điểm nhận được yêu cầu.
- Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
+ Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/lần/người.
+ Nếu như người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 03 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.
+ Những đối tượng là học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: lệ phí giảm còn 100.000/lần/người.
+ Đối tượng được miễn kệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: trẻ em dưới 16 tuổi; người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên; người khuyết tật; người thuộc hộ nghèo; người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
3. Mẫu tờ khai xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi:
Mẫu số 03/2013/TT-LLTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Dùng cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp)
Kính gửi: ……….
1. Tên tôi là:……….
2. Tên gọi khác (nếu có):………..3. Giới tính :………….
4. Ngày, tháng, năm sinh: ……/ ………/ ……
5. Nơi sinh:……….
6. Quốc tịch:………..7. Dân tộc:……..
8. Nơi thường trú:…….
9. Nơi tạm trú:……..
10. Giấy CMND/Hộ chiếu :……..5Số:…….
Cấp ngày…….tháng………năm…………..Tại:………
11. Họ tên cha:…….Ngày/tháng/năm sinh ……
12. Họ tên mẹ:…… .Ngày/tháng/năm sinh ……
13.Họ tên vợ/chồng…… Ngày/tháng/năm sinh ……
11. Số điện thoại/e-mail:……
QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ CỦA BẢN THÂN
(Tính từ khi đủ 14 tuổi)
Từ tháng, năm đến tháng, năm | Nơi thường trú/ Tạm trú | Nghề nghiệp, nơi làm việc6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần khai về án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có):…….
Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp7: Số 1 Số 2
Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản (trong trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1): Có Không
Mục đích yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:……
Số lượng Phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu cấp:…….Phiếu.
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình
……….., ngày ……… tháng …… năm ………
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
1. Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
5. Ghhi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
8,9. Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
10. Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.
Mục nghề nghiệp, nơi làm việc: Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
Đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
Đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
THAM KHẢO THÊM: