Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam với bài thơ vang danh Việt Bắc. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kết bài hay, ý nghĩa theo cả hai cách cơ bản và nâng cao khi làm bài văn về bài thơ Việt Bắc.
Mục lục bài viết
1. Một số lưu ý khi viết kết bài phân tích bài thơ Việt Bắc :
Các bạn nên tránh một số lỗi sai thường gặp sau:
- Kết bài không làm bật lên, thâu tóm được vấn đề nghị luận (ở đây là bài thơ
Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu) - Kết bài quá ngắn gọn: kết bài súc tích, cô đọng, dễ hiểu là tốt nhưng cũng cần tránh việc kết bài bị ngắn quá so với mở bài, bởi điều này sẽ gây ấn tượng “đầu voi đuôi chuột” cho người đọc.
- Kết bài qua loa đại khái: kết bài cho có, không dồn tâm huyết. Để tránh vấn đề này thì các bạn cần nắm chắc kiến thức về tác giả và tác phẩm nghị luận văn học. Ở đây là bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, ví dụ như giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm; vị trí của tác giả và tác phẩm trong nền thơ ca Việt Nam;…
- Kết bài dài dòng lan man, lạc đề: vấn đề nghị luận văn học cần được thâu tóm và thâu tóm làm sao cho gọn gàng, dễ hiểu nhưng vẫn đủ ý, không bị lạc đề.
Một số cách viết kết bài hay:
- Viết kết bài thiên hướng truyền thống: Với cách kết bài này, các bạn cần đảm bảo được một số nội dung chính, cụ thể như sau: khẳng định lại vấn đề vừa nghị luận, nghĩa là khái quát, tổng quát lại vấn đề; đánh giá về vị trí của tác giả trong nền văn học (như Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn học Cách mạng Việt Nam,…); thành công của tác phẩm Việt Bắc; cuối cùng là nêu ra bài học để nâng cao quan điểm (nếu có).
- Viết kết bài thiên hướng mở rộng và nâng cao vấn đề nghị luận văn học: Với cách kết bài này, các bạn cần nêu lý luận vào trong phần kết bài. Một số gợi ý như sau: khẳng định lại vấn đề cần nghị luận, ca ngợi tài năng trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật của tác giả và ý kiến nâng cao quan điểm. Tuy nhiên, khi viết các bạn nên trong chừng mực đừng quá bay bổng dẫn đến bị lan man, lạc đề.
- Viết kết bài theo hướng vận dụng kiến thức thực tế: Với cách viết kết bài này, các bạn sẽ đi từ thực tế vào trong tác phẩm, góp phần giúp cho bài văn không bị nhàm chán, đóng khung. Ví dụ các bạn có thể viết về một lần đi thăm Việt Bắc thì nhớ tới bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, hoặc bạn là người con của chiến khu Việt Bắc và bài thơ Việt Bắc đã đánh thức niềm tự hào vô hạn trong bạn…
2. Một số cách kết bài Việt Bắc hay được nhiều người sử dụng:
Dạng kết bài mở rộng:
-
Kết bài nhấn mạnh tình cảm của nhà thơ: “Khép lại bài thơ “Việt Bắc”, ta cảm nhận được một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu. Tình yêu ấy không chỉ là nỗi nhớ về một vùng đất, mà còn là nỗi nhớ về những con người, những kỷ niệm đẹp đẽ. Qua bài thơ, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời khơi gợi trong lòng người đọc những tình cảm cao đẹp.”
-
Kết bài liên hệ với thực tế: “Bài thơ “Việt Bắc” không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tài liệu lịch sử quý giá. Qua bài thơ, chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống gian khổ nhưng đầy ý nghĩa của người dân Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp. Tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta được thể hiện rõ nét qua từng câu thơ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bài thơ vẫn có ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở chúng ta luôn ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước và luôn trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.”
-
Kết bài đặt câu hỏi gợi mở: “Bài thơ “Việt Bắc” khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn mãi. Câu hỏi “Ta về, mình có nhớ ta” như một lời nhắn nhủ, một lời nhắc nhở chúng ta luôn ghi nhớ về quá khứ, về những người đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Bạn có bao giờ tự hỏi mình đã làm gì để xứng đáng với những hy sinh đó?”
Dạng kết bài khép kín:
-
Kết bài khẳng định giá trị của tác phẩm: “Bài thơ “Việt Bắc” là một trong những đỉnh cao của thơ ca Việt Nam. Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bởi những hình ảnh thơ mộng, những câu thơ giàu cảm xúc và những giá trị nhân văn sâu sắc. “Việt Bắc” xứng đáng là một áng thơ bất hủ, mãi mãi trường tồn với thời gian.”
-
Kết bài tổng kết nội dung chính: “Qua bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Bắc mà còn thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. “Việt Bắc” là một khúc ca về tình yêu, về nỗi nhớ, về niềm tin và hy vọng.”
2. Kết bài phân tích bài thơ Việt Bắc cơ bản siêu hay:
Mẫu 1:
Với thể thơ lục bát quen thuộc; giọng thơ khi thì sâu lắng, nhẹ nhàng khi lại hào hùng, mạnh mẽ; kết hợp một cách hài hòa với kết cấu xưng hô “Ta- mình”; bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã chứa đựng biết bao niềm tự hào, nhớ mong và tin tưởng vào con người nơi chiến khu Việt Bắc. Có thể nói, bài thơ đậm đà âm điệu trữ tình, khắc họa một cách tinh tế tình yêu thiên nhiên, con người sâu sắc và cả tấm lòng yêu nước chân thành, cháy bỏng của Tố Hữu. Không chỉ vậy, bài thơ còn là tiếng hát vừa ngọt ngào vừa hùng tráng, khơi gợi trong lòng người đọc những miền ký ức đã qua. Kỉ niệm ấy sẽ ghi dấu sâu đậm và mãi mãi trong lòng người đi và quấn quýt, khắc ghi trong tâm khảm của người ở lại. Nỗi nhớ ấy, kỉ niệm ấy đã đi vào trái tim người đọc, tựa như khúc dân ca dịu dàng mà sâu lắng, tràn đầy tự hào và để lại biết bao say đắm ngọt ngào về chiến khu Việt Bắc. Quả thật, với tài năng và tình cảm của mình, Tố Hữu xứng đáng là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
Mẫu 2:
Từ giọng thơ dìu dặt, tha thiết quen thuộc của thể thơ lục bát, Việt Bắc đã chuyển sang những nhịp thơ hào hùng, vang dội, đặc biệt là Tố Hữu gợi lên trong chúng ta ký ức về những trận chiến ở chiến khu Việt Bắc. Dường như, khi đọc những vần thơ này, chúng ta phần nào cảm nhận được hào khí Đông A, sự quả cảm, mạnh mẽ và quyết liệt của những người con máu đỏ da vàng. Những năm tháng ấy, những cuộc chiến ấy, những con người ấy, những ký ức ấy chưa bao giờ phai đi trong lòng mỗi người con đất Việt. Quả thật, bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu với giọng thơ thiết tha, da diết và hào hùng, đanh thép đã rất thành công trong việc khắc hoạ tình cảm quân dân thắm thiết một lòng cùng niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước cháy bỏng, mãnh liệt của nhân dân ta. Đọc bài thơ Việt Bắc, chúng ta lại càng thêm ngưỡng mộ và khâm phục tài năng và tình cảm chân thành của Tố Hữu.
Mẫu 3:
Không giống như một tác phẩm văn học chỉ giúp chúng ta thấy được một góc nhỏ của cuộc sống đời thường hoặc chỉ tập trung khắc họa một nhân vật cụ thể nào đó; bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu lại giúp người đọc “thấy” được, cảm nhận được những gì đẹp nhất, tự hào nhất của cả dân tộc Việt Nam. Bài thơ có thể được ví như một bản nhạc da diết, tha thiết; cũng có thể được ví như một khúc tình ca và trường ca tráng lệ về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp oanh liệt và về cả những con người đã hy sinh, quên mình vì sự độc lập tự do của nước nhà. Qua bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu cũng đã bộc lộ những tình cảm chân thành nhất với người dân nơi chiến khu, những cán bộ cách mạng đã dốc hết lòng thành cùng nhiệt huyết vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài thơ cũng chứa đựng thông điệp rằng những thế hệ sau này không được quên ơn các vị anh hùng đã ngã xuống hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, phải khắc ghi trong tâm khảm những trang sử hào hùng đẫm máu và nước mắt của ông cha.
3. Kết bài cảm nhận về bài thơ Việt Bắc nâng cao:
Mẫu 1:
“Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu…”
(Trích Xuân ca 61 Tố Hữu)
Có thể nói, ý thức cội nguồn, tinh thần cách mạng, lòng tự hào dân tộc là những điều mà Tố Hữu luôn luôn theo đuổi trong suốt cuộc đời mình và ông cũng đã thể hiện lý tưởng sống của mình trong bài thơ Việt Bắc vang danh. Một Việt Bắc vất vả gian lao mà bền bỉ; một Việt Bắc nghĩa tình với một lòng nồng nàn yêu nước sẽ ghi dấu ấn sâu đậm, mãi mãi trong tâm trí mỗi người con đất Việt. Tố Hữu đã khéo léo sử dụng lối gieo vần truyền thống kết hợp với hình ảnh, ngôn ngữ mộc mạc mà gần gũi để khắc họa một cách tinh tế tinh thần dân tộc, tình đoàn kết của quân dân thời chiến. Bài thơ cũng bộc lộ tình cảm son sắt không chỉ của riêng tác giả mà còn là tình cảm của tất cả nhân dân với núi rừng, chiến khu Việt Bắc.
Mẫu 2:
Có thể nói, bài thơ Việt Bắc như là lời tâm tình, thủ thỉ của người ra đi ở và người ở lại. Đây không chỉ là bức tranh tứ bình đơn thuần mà còn là sự bồi hồi, xao xuyến, là sự bịn rịn, nhớ nhung trong cảnh chia ly của người dân nơi chiến khu Việt Bắc và chiến sĩ bộ đội cụ Hồ. Bằng ngôn ngữ thơ giản dị, thân thuộc; hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm, Việt Bắc của Tố Hữu không chỉ góp phần trong việc cổ vũ động viên tinh thần người lính bộ đội cụ Hồ mà còn như những thước phim quay chậm ghi lại chi tiết những mốc son lịch sử, là tấm gương phản chiếu về một thời đại vẻ vang và hào hùng của dân tộc Việt Nam, để cho con cháu sau này sẽ mãi mãi khắc ghi công ơn và nuôi dưỡng trong mình niềm tự hào về dân tộc. Để rồi mai sau, thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước sẽ ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
Mẫu 3:
Có thể nói, bài thơ Việt Bắc như một bản hòa ca vừa tha thiết vừa hùng tráng khi được kết hợp một cách tinh tế và hoàn hảo bởi khúc tình ca và khúc trường ca về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp oanh liệt của dân tộc, về những con người kháng chiến anh dũng, sẵn sàng hy sinh quên mình vì độc lập tự do của tổ quốc. Thật vậy, qua khúc nhạc tha thiết mà tự hào ấy, Tố Hữu đã thể hiện được những tình cảm sâu sắc, chân thành nhất với núi rừng, chiến khu Việt Bắc, từ đó ca ngợi tinh thần quân dân đoàn kết một lòng. Không chỉ vậy, tác giả còn muốn gửi gắm đến người đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta chủ nhân tương lai của đất nước hãy khắc ghi trong trái tim mình những dấu son lịch sử của dân tộc, những trang sử thấm đẫm máu, mồ hôi và nước mắt của ông cha, những ký ức đáng tự hào về lòng yêu nước cháy bỏng và tinh thần thép của l cách mạng Việt Nam. Quả thật, với tài năng và tình cảm của mình, Tố Hữu xứng đáng là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: