Huyện Đà Bắc là một huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Bắc. Phía đông của huyện Đà Bắc tiêp giáp thành phố Hòa Bình. Phía Tây của huyện Đà Bắc tiếp giáp huyện Phù Yên và huyện Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Đà Bắc (Hòa Bình).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình:
Trên đây là bản đồ hành chính huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cũ.
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
+ Sáp nhập 4 xóm: Tầy Măng, Hương Lý, Kim Lý, Mó La của xã Tu Lý vào thị trấn Đà Bắc
+ Sáp nhập xã Hào Lý và phần còn lại của xã Tu Lý thành xã Tú Lý
+ Sáp nhập xã Mường Tuổng vào xã Mường Chiềng
+ Sáp nhập xã Suối Nánh và xã Đồng Nghê thành xã Nánh Nghê. Từ đó, huyện Đà Bắc có 1 thị trấn và 16 xã trực thuộc.
2. Huyện Đà Bắc (Hòa Bình) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Đà Bắc có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đà Bắc (huyện lỵ) và 16 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Đà Bắc |
1 | Thị trấn Đà Bắc |
2 | Xã Nánh Nghê |
3 | Xã Giáp Đắt |
4 | Xã Mường Chiềng |
5 | Xã Tân Pheo |
6 | Xã Đồng Chum |
7 | Xã Tân Minh |
8 | Xã Đoàn Kết |
9 | Xã Đồng Ruộng |
10 | Xã Tú Lý |
11 | Xã Trung Thành |
12 | Xã Yên Hòa |
13 | Xã Cao Sơn |
14 | Xã Toàn Sơn |
15 | Xã Hiền Lương |
16 | Xã Tiền Phong |
17 | Xã Vầy Nưa |
3. Giới thiệu về huyện Đà Bắc (Hòa Bình):
- Lịch sử
Trong kháng chiến chống Pháp, Đà Bắc là phần phía bắc sông Đà của huyện Mai Đà, thuộc Liên khu
Ngày 3 tháng 11 năm 1956, chia xã Quy Đức thành 8 xã: Tiền Phong, Dân Lập, Tân Lập, Yên Hòa, Đoàn Kết, Trung Thành, Tân Minh và Cao Sơn.
Ngày 22 tháng 1 năm 1957, chia xã Đức Nhân thành 8 xã: Đồng Ruộng, Đồng Chum, Tân Pheo, Mường Chiềng, Giáp Đắt, Suối Nánh, Mường Tuổng, Đồng Nghê; chia xã Hào Tráng thành hai xã Hào Tráng và Thung Nai.
Ngày 21 tháng 9 năm 1957, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu.
Ngày 7 tháng 12 năm 1963, chia xã Hào Tráng thành hai xã Vầy Nưa và Hào Tráng.
Năm 1975, hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Đà Bắc thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 27 tháng 2 năm 1985, hợp nhất xã Tân Lập và xã Dân Lập thành xã Tân Dân; giải thể xã Hào Tráng; tách 2.100 ha diện tích tự nhiên của xã Tu Lý để thành lập xã Hào Lý; tách 1.143 ha diện tích tự nhiên (xóm Rằng) thuộc xã Tu Lý để sáp nhập vào xã Cao Sơn.
Ngày 28 tháng 2 năm 1985, chuyển xã Ngòi Hoa về huyện Tân Lạc quản lý; chuyển xã Thung Nai về huyện Kỳ Sơn quản lý (nay xã Thung Nai thuộc huyện Cao Phong).
Ngày 26 tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn Đà Bắc, thị trấn huyện lỵ huyện Đà Bắc trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Tu Lý.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình vừa tái lập.
Ngày 14 tháng 7 năm 2009, chuyển xã Tân Dân về huyện Mai Châu quản lý. Huyện còn lại 1 thị trấn và 19 xã.
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
+ Sáp nhập 4 xóm: Tầy Măng, Hương Lý, Kim Lý, Mó La của xã Tu Lý vào thị trấn Đà Bắc.
+ Sáp nhập xã Hào Lý và phần còn lại của xã Tu Lý thành xã Tú Lý.
+ Sáp nhập xã Mường Tuổng vào xã Mường Chiềng.
+ Sáp nhập xã Suối Nánh và xã Đồng Nghê thành xã Nánh Nghê.
- Vị trí địa lý
Huyện Đà Bắc là một huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Bắc.
+ Phía Đông của huyện Đà Bắc tiêp giáp thành phố Hòa Bình.
+ Phía Tây của huyện Đà Bắc tiếp giáp huyện Phù Yên và huyện Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La.
+ Phía Nam của huyện Đà Bắc tiếp giáp huyện Cao Phong, huyện Tân Lạc và huyện Mai Châu.
+ Phía Bắc của huyện Đà Bắc tiếp giáp huyện Thanh Sơn và huyện Tân Sơn thuộc tỉnh Phú Thọ.
- Diện tích và dân số
Huyện Đà Bắc có tổng diện tích đát tự nhiên 779,04 km², dân số vào năm 2019 là 60.970 người. Mật độ dân số đạt khoảng 78 người/km².
- Địa hình
Về địa hình, huyện Đà Bắc có đa dạng các dạng địa hình, từ đồi núi, đất thấp, thung lũng và các con sông suối, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 35 độ.
Nhiều khu vực của huyện Đà Bắc nằm ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, đặc biệt là khu vực đồi núi ở phía Tây và Bắc. Đây cũng là khu vực có địa hình hiểm trở, đất đai chủ yếu là đất đá vôi pha trộn với đất phù sa và đất sét, gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế địa phương.
- Giao thông
Tỉnh lộ 433 (của Hoà Bình) dài 90 km, chạy xuyên suốt dọc theo sông Đà và qua Đà Bắc, từ thành phố Hòa Bình lên điểm mút là xã Nánh Nghê, qua các địa danh: Tú Lý – Ênh – Mường Chiềng – Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh – Cửa Nánh – Đồng Nghê. Đến đây là kết thúc huyện Đà Bắc.
Dọc tỉnh lộ 433 có nhiều bản của người Tày, Mường, Thái.
- Điều kiện tự nhiên:
Đà Bắc là một huyện vùng cao nên điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù, có địa hình đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp bị cắt phá mạnh mẽ nên đất có độ dốc lớn, mặc dù có diện tích đất tự nhiên lớn nhất so với các huyện trong tỉnh nhưng đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là đất rừng (Đất lâm nghiệp 50,662 ha chiếm 65,12%, đất nông nghiệp 3.537 ha chiếm 4,55%, đất phi nông nghiệp 8.556 ha chiếm 11%, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác 100,6 ha chiếm 1,3%, đất chưa sử dụng 14.94 ha chiếm 19,2%). Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết ôn hoà, nhiệt độ trung bình 22,80C, lượng mưa trung bình 1.900mm, độ ẩm trung bình 81 – 84%. Chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn Sông Đà với chiều dài chảy qua huyện khoảng 70km có diện tích mặt hồ khoảng 6.000 ha.
- Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên đất: Phần lớn đất đai của huyện được hình thành từ các đá mẹ có nguồn gốc đá vôi, đất có tầng dày trung bình 50-80cm, riêng ở các thung lũng đất có tầng dày hơn 1m, rải rác có các cao nguyên rộng khá bằng phẳng, đất dai phì nhiêu, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhất là với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu,…
+ Tài nguyên nước: Tương đối dồi dào có các suối lớn như Suối Tuổng, Suối Chum, Suối Trầm, Suối Láo, Suối Nhạp,… ngoài việc xây dựng các hồ giữ nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân còn có thể xây dựng các trạm thuỷ điện như nhà máy thuỷ điện Suối Nhạp (xã Đồng Ruộng) để tạo ra năng lượng điện thương phẩm. Đặc biệt có diện tích mặt hồ Sông Đà rộng khoảng 6000 ha có trữ lượng hàng tỷ m3 nước rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ thương mại, du lịch.
+ Tài nguyên khoáng sản: Có một số mỏ quặng sắt Suối Chuồng (Tú lý, Cao Sơn), mỏ quặng sắt (Tân Pheo, Đoàn kết), mỏ đá phấn Tân Minh, ngoài ra huyện còn có nguồn đá để sản xuất vật liệu xây dựng.
- Du lịch
Huyện Đà Bắc nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km, với cảnh quan thiên nhiên trữ tình, hùng vĩ và bản sắc văn hoá các dân tộc Tày, Dao, Mường,… độc đáo, huyện Đà Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử hấp dẫn.
Với độ cao trung bình so với mặt nước biển là 560 m, diện tích rừng chiếm gần 37% diện tích đất tự nhiên, Đà Bắc có khí hậu trong lành, mát mẻ. Trong đó, khu bảo tồn rừng Pu Canh, diện tích trên 500 ha, với thiên nhiên hoang sơ của cánh rừng đại ngàn ẩn chứa bao điều kỳ thú và độc đáo. Nơi đây có đỉnh núi cao nhất Hoà Bình 1.373 m. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đà Bắc còn phong phú, hấp dẫn với suối Láo, hang Mưa, hang Sưng xã Cao Sơn, hang Sấm xã Toàn Sơn; động Hương Lý (xã Tu Lý); rừng, núi Biều, hang Lỗ Làn, vịnh Hiền Lương tại xã Hiền Lương,…
THAM KHẢO THÊM: