Ngày 27/7 hằng năm là ngày mà chúng ta bày tỏ lòng biết ơn, ca ngợi những người chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc. Xin mời bạn đọc hãy cùng điểm qua những bài hát hay và ý nghĩa nhất về ngày Thương binh Liệt sĩ thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tuyển tập những bài hát hay và ý nghĩa nhân kỷ niệm 27/7:
-
Màu hoa đỏ:
Cố nhạc sĩ Thuận Yến đã phổ nhạc cho bài hát này dựa trên bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. “Màu hoa đỏ” là sự kiên cường của dân tộc Việt Nam cùng nhau chung tay chiến đấu với kẻ thù ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Bài hát có giai điệu trữ tình, bi tráng, gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ cho người nghe và đặc biệt khi nghe “Màu hoa đỏ”, mỗi người Việt Nam đều cảm nhận được niềm tự hào dân tộc trong từng hơi thở.
Bài hát tuy ra đời trong thời kỳ ác liệt nhất của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ nhưng đã mang lại niềm tin chiến thắng cho toàn thể dân tộc. “Màu hoa đỏ” chính là hào quang chiến thắng mà tác giả đã nhìn thấy và mường tượng ra. Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, sông núi ba miền thống nhất nối liền một dải.
Lời bài hát:
Có người lính
Mùa thu ấy
Ra đi từ mái tranh nghèo
Có người lính
Mùa xuân ấy
Ra đi từ đó không về
Dòng tên anh khắc vào đá núi
Mây ngàn hoá bóng cây che
Chiều biên cương trắng trời sương núi
Mẹ già mỏi mắt nhìn theo
Điệp khúc:
Việt Nam ơi Việt Nam
Núi cao như tình mẹ
Bốn mùa tóc bạc nỗi thương con
Việt Nam ơi Việt Nam
Ngọn núi nơi anh ngã xuống
Rực cháy lên
Màu hoa đỏ phía rừng xa
Rực cháy lên
Màu hoa đỏ trước hoàng hôn
-
Cỏ non thành cổ:
“Cỏ non thành cổ” được nhạc sĩ Tân Huyền sáng tác vào đầu những năm 1990. Ông sáng tác bài hát này trong chuyến đi Quảng Trị để lấy tài liệu viết về đề tài chiến tranh. Đứng trên mảnh đất nơi biết bao chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì đất nước, nhạc sĩ Tân Huyền ngước nhìn bầu trời mùa xuân và dường như muốn chiêm ngưỡng và thu hết vào tầm mắt mình toàn bộ khoảng trời trong xanh vời vợi ấy.
Bài hát là bản anh hùng ca tái hiện cuộc đấu tranh anh dũng của cha ông ta để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Bài hát được nhạc sĩ Tân Huyền hoàn thành trong vòng một tuần và khi ông cất lên ca khúc, mọi người có mặt đều đã rưng rưng nước mắt.
Lời bài hát:
Cỏ non Thành Cổ bột màu xanh non tơ
Bình minh Thành Cổ cỏ mềm theo gió đung đưa
Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ
Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ
Người vợ nào,người mẹ nào ngậm ngùi nuốt lệ
Khi chồng con không trở về,…
Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ
Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ
Cỏ xanh non tơ,cỏ xanh non tơ
Xin chớ vô tình với người hy sinh
Trên mảnh đất quê mình
Cỏ xanh non tơ
Xin chớ vô tình với người hy sinh
Cho hạnh phúc quê mình
-
Bài ca không quên:
Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn – tác giả ca khúc “Bài ca không quên” là một người lính đã trải qua 15 năm trên chiến trường khắc nghiệt, tận mắt chứng kiến những gian khổ, vất vả của các chiến sĩ Việt Nam, đã chứng kiến và đào huyệt chôn những người đồng đội đã anh dũng ngã xuống vì sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc và đau đớn hơn nữa, chính đôi bàn tay ấy của người nhạc sĩ đã phải chôn đứa con 4 tháng tuổi của chính mình vì chiến tranh.
Dù “Bài ca không quên” đã được nhiều nghệ sĩ thể hiện nhưng nữ ca sĩ Cẩm Vân là người hát thành công ca khúc này nhất. Nữ ca sĩ kể lại, nhiều người đã khóc khi nghe cô hát và bản thân cô cũng nhiều lần không cầm được nước mắt.
Lời bài hát:
Có một bài ca không bao giờ quên
Là lời đất nước tôi chẳng phút bình yên
Có một bài ca không bao giờ quên
Là lời mẹ ru con đêm đêm
Bài ca tôi không quên tôi không quên tháng ngày vất vả
Bài ca tôi không quên tôi không quên gót mòn hành quân hối hà
Làm bạn cùng trăng và ôm súng ngắm sao khuya
Có một bài ca không bao giờ quên
Là mẹ dõi bước con bạc tóc thời gian
Có một bài ca không bao giờ quên
Là rừng lạnh sương đêm trăng suông
Bài ca tôi không quên tôi không quên những ngày đã ngã
Bài ca tôi không quên tôi không quên gửi trọn đời cho tất cả
Là đồng đội tôi còn ôm súng giữ biên cương
Nhưng giờ đây có giây phút bình yên
Sao tôi quên sao tôi quên
Bài ca tôi đã hát với quê hương với bạn bè với cả cuộc đời
Tôi không thể nào quên, tôi không thể nào quên
Có một bài ca không bao giờ quên
Là thành phố nhớ nhung một dáng bình yên
Có một bài ca không bao giờ quên
Là cả mùa xuân tim không phai
Bài ca tôi không quên tôi không quên những mùa nước đổ
Bài ca tôi không quên tôi không quên em chống xuồng vượt qua pháo nổ
Chỉ một lần quen mà mang nỗi nhớ mênh mông
Có một bài ca không bao giờ giờ quên
Là lời đất nước tôi chẳng phút bình yên
Có một bài ca không bao giờ quên
Là lời mẹ ru con đêm đêm
Bài ca tôi không quên tôi không quên đất rừng xứ lạ
Bài ca tôi không quên tôi không quên bước dồn đường khuya đói lả
gạo hẩm cầm hơi một điếu thuốc cũng chia đôi
Nhưng giờ đây có giây phút bình yên
Sao tôi quên
Có giây phút bình yên sao tôi quên sao tôi quên
Bài ca tôi đã hát
Bài ca tôi đã hát với em yêu, với đồng đội với cả lòng mình
Tôi không thể nào quên
Tôi không thể nào quên
-
Vết chân tròn trên cát:
“Vết chân tròn trên cát” là bài hát viết về các cựu chiến binh đông đảo công chúng yêu thích. Ca khúc là sáng tác của nhạc sĩ Trần Tiến viết về hành trình của một người lính trở về sau chiến tranh. Dù bị thương nặng trong chiến tranh nhưng ông vẫn cố gắng hàng ngày chống nạng gỗ đến trường làng để dạy cho trẻ em những bài hát về quê hương.
Bài hát được viết dựa trên câu chuyện có thật về một thương binh ở làng chài Tiền Hải (Thái Bình).
Lời bài hát:
Vết chân tròn vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi
Anh thương binh vẫn đến trường làng
Vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương
Bài hát có ngọn núi quê anh xa vời
Bài hát có đồng lúa miên man câu hò
Bài hát có người lính đã hy sinh rất âm thầm
Cho hôm nay những gót chân son
Vui quanh vết chân tròn
Bài hát có trận đánh không quên bên đồi
Bài hát có người lính biên cương thương Mẹ
Bài hát có ngọn gió cuốn bay theo dấu chân tròn
Chỉ để lại một bài ca trên cát trắng bao la
Vết chân tròn vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi
Như bài ca anh hát trong thầm lặng, như bài ca không lời
Cứ hát mãi trong tôi, hát mãi trong tôi
Ôi bài ca không lời, hát mãi trong tôi, hát mãi trong tôi
-
Huyền thoại mẹ:
“Huyền thoại mẹ” là ca khúc kinh điển về những người mẹ Việt Nam anh hùng được sáng tác bởi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát được cố nhạc sĩ sáng tác khi ông đến thăm một bảo tàng ở Quảng Bình vào đầu năm 1984.
Khi ông nhìn thấy hình ảnh mẹ Suốt – người đã từng kiên cường chèo thuyền dưới mưa bom bão đạn, chở bộ đội qua sông trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cố nhạc sĩ đã không kiềm được sự xúc động. Chính những cảm xúc ấy đã thôi thúc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác nên ca khúc “Huyền thoại mẹ” thể hiện tấm lòng thành kính sự hy sinh thầm lặng của những người mẹ Việt Nam trong thời chiến tranh.
Lời bài hát:
Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Từng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa
Che đàn con nằm ngủ
Canh từng bước chân thù.
Mẹ ngồi dưới cơn mưa.
Mẹ lội qua con suối,
Dưới mưa bom không ngại
Mẹ nhẹ nhàng đưa lối,
Tiễn con qua núi đồi.
Mẹ chìm trong đêm tối,
Gió mưa tóc che lối con đi.
Đêm chong đèn ngồi nhớ lại
Từng câu chuyện ngày xưa.
Mẹ về đứng dưới mưa,
Che từng căn nhà nhỏ
Xoá sạch vết con về
Mẹ ngồi dưới cơn mưa
Mẹ là gió uốn quanh,
Trên đời con thầm lặng
Trong câu hát thanh bình.
Mẹ làm gió mong manh.
Mẹ là nước chứa chan,
Trôi giùm con phiền muộn
Cho đời mãi trong lành
Mẹ chìm dưới gian nan.
-
Hát mãi khúc quân hành:
Ca khúc “Hát Mãi Khúc Quân Hành” là một tác phẩm âm nhạc đầy ý nghĩa và tinh thần yêu nước, được sáng tác bởi nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền vào năm 1984. “Hát mãi khúc quân hành” với giai điệu hào hùng, sôi nổi đã thể hiện niềm tự hào về các chiến sĩ chiến đấu ngày đêm vì mong ước mang lại hòa bình, bình yên cho dân tộc, mang lại độc lập cho Tổ Quốc.
Lời bài hát:
Đời mình là một khúc quân hành, là bài ca chiến sĩ
Ta ca vang triền miên qua tháng ngày
Lượn bay trên núi đồi biên cương đến nơi đảo xa
Mãi trong lòng chúng ta ca bài ca người lính
Mãi trong lòng chúng ta vẫn hát khúc quân hành ca
Dù rằng đời ta thích hoa hồng
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng
Ta yêu sao làng quê non nước mình
Tình quê hương vút thanh âm khúc quân hành ca
Mãi trong lòng chúng ta ca bài ca người lính
Mãi trong lòng chúng ta vẫn hát khúc quân hành ca
-
Cô gái mở đường:
“Cô Gái Mở Đường” là một bài hát tiêu biểu của dòng nhạc cách mạng Việt Nam, được sáng tác bởi nhạc sĩ Xuân Giao. Bài hát này được sáng tác để ca ngợi những thiếu nữ anh hùng đã không ngần ngại khó khăn, gian khổ, hòa chung không khí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” mà dùng những đôi bàn tay mảnh mai để mở đường cho xe cộ lên tuyến đầu chiến trường, góp phần vào công cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù, bất chấp bom đạn và khói lửa chiến tranh.
Lời bài hát:
Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh
Tiếng hát ai vang vọng cây rừng
Phải chăng em cô gái mở đường
Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát.
Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường
Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường.
Em đi lên rừng cây xanh mở lối
Em đi lên núi núi ngả cúi đầu
Em đi bắc những nhịp cầu
Nối những con đường tổ quốc yêu thương
Cho xe thẳng tới chiến trường.
Cô gái miền quê ra đi cứu nước
Mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn.
Bàn tay em phá đá mở đường
Gian khó phải lùi nhường em tiến bước.
Em có nghe tiếng súng nơi tiền phương giục lòng
Miền Nam tha thiết gọi cả nước ta lên đường.
Tiếng nói Bác Hồ trong tim ngời sáng
Như sao mai lấp lánh rọi núi rừng.
Soi cho em đắp chặng đường
Trên đất quê nhà tổ quốc yêu thương
Ôi con đường mới anh hùng.
Đêm đã về khuya sương rơi ướt áo
Tiếng hát ai vang vọng núi rừng.
Mặc bom rơi pháo sáng mịt mùng
Em vẫn mở đường để xe đi tới.
Yêu biết bao cô gái vui ngày đêm mở đường
Rừng trăm hoa thắm nở chẳng có hoa nào bằng.
Em đi san rừng em đi bạt núi
Em như con suối nước chảy không ngừng.
Em đang bước tiếp chặng đường
Theo những anh hùng tổ quốc yêu thương
Góp công cùng chiến thắng thù
Góp công cùng tiền phương chiến thắng thù.
2. Ngày 27/07 hàng năm là ngày gì?
Ngày 27/07 là ngày Thương binh liệt sĩ. Ngày lễ kỷ niệm được tổ chức từ năm 1947 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tới nay. Đây là ngày tưởng niệm tôn vinh và tri ân về sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, vì độc lập tự do và thống nhất của dân tộc mà đã không tiếc xả thân mình.
Hàng năm, nhân dân cả nước đều hướng về các nghĩa trang liệt sĩ để dâng hương tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các vị anh hùng liệt sĩ.
3. Ý nghĩa của ngày 27/07 đối với dân tộc Việt Nam:
Ngày 27 tháng 7 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn thể người dân Việt Nam. Đây là ngày để mọi người cùng nhớ đến cội nguồn, tưởng nhớ đến sự hy sinh cao cả để bảo vệ độc lập, tự do dân tộc của cha ông ngày trước.
Bên cạnh đó, ngày 27/07 không chỉ có ý nghĩa tri ân đến các vị anh hùng liệt sĩ, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc mà còn giúp củng cố thêm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: