Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta một tài sản tinh thần quý giá luôn tồn tại trường tồn với thời gian, đó là tư tưởng của Người. Trong số đó thì xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức:
Xây dựng Đảng về đạo đức thì trước hết sẽ cần phải kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của cách mạng, xuất phát từ mục đích cao quý của Đảng Cộng sản Việt Nam đó chính là để hy sinh, phấn đấu. Đảng ta từ khi ra đời cho đến nay không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của toàn bộ nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn phấn đấu không ngừng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Trong Di chúc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi ra đi để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết rằng: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Đạo đức cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đó chính là sự hy sinh phấn đấu vì mục tiêu cao cả mà trước khi đi xa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở đó.
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức phải tuân theo những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức, xây thì sẽ cần đi đôi với chống, nêu gương về đạo đức và phải tu dưỡng đạo đức suốt đời nhằm từ đó thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là cần phải nâng cao đạo đức cách mạng, và quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Ngay từ những lớp huấn luyện chính trị đầu tiên được hình thành trong giai đoạn 1925 đến năm 1927 để nhằm mục đích có thể đào tạo những “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt lên trước hết bài giảng đó là về tư cách của một người cách mạng. Người đã đưa ra 23 tiêu chí để nhằm mục đích có thể xác định tư cách của một người cách mạng và tư cách của một người cách mạng sẽ được thể hiện thông qua ba mối quan hệ với mình, với người, với việc.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc thì ta thấy rằng, tác phẩm này cũng đã chứa đựng những quan điểm hết sức quý giá về công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã đặt tên phần III là Tư cách và đạo đức cách mạng.
Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng (1958) – tác phẩm Đạo đức cách mạng cũng đã chứa đựng tập trung tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, tư tưởng xây dựng Đảng về đạo đức nói riêng.
Trong Di chúc dặn lại toàn Đảng, toàn dân những điều tâm huyết trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhắn nhủ: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
2. Nội dung xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay:
Vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn luôn là nhiệm vụ then chốt hàng đầu tại mỗi Đại hội, chúng ta có thể thấy rõ rằng chủ đề Đại hội XIII đã dự thảo nêu lên 5 thành tố: Về Đảng, về dân tộc, về đổi mới, về bảo vệ Tổ quốc, về mục tiêu.
Một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội XIII cũng đã nói đến vấn đề xây dựng Đảng cụ thể đó là cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh về mọi mặt; Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, vận hành thông suốt hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất năng lực uy tín; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đạo đức được hiểu theo nghĩa chung nhất đó thực chất chính là một hình thái của ý thức xã hội, đạo đức bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh đối với các hành vi của con người và toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân, hành vi đạo đức sẽ mang tính tự giác và những hành vi này chủ yếu đều xuất phát từ nhu cầu bên trong, bên cạnh đó thì các hành vi này sẽ chịu tác động của dư luận xã hội, sự kiểm tra của tất cả những người xung quanh.
Ý thức đạo đức trong giai đoạn hiện nay được hiểu cơ bản chính là toàn bộ những quan niệm về đạo đức cũng như là về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi, ứng xử của cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân.
Hành vi đạo đức thực chất chính là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiễn của ý thức đạo đức mà con người đã nhận thức và lựa chọn. Đó là sự thể hiện trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, với tự nhiên, đồ vật, với xã hội và với chính mình theo các phạm trù lương tâm, trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ, quyền lợi và nhiều những mối quan hệ khác.
Bởi vì thực tế hành vi đạo đức bắt nguồn từ ý thức đạo đức nên đạo đức trên thực tiễn thông thường sẽ tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, trình độ nhận thức của mỗi chủ thể là những cá nhân. Nhưng thực tế thì không phải chủ thể nào nếu cứ có trình độ học vấn cao là chủ thể đó sẽ có trình độ văn hóa, đạo đức cao và ngược lại, do có những sự khác biệt và có khoảng cách giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi con người và giữa nhận thức và hành động của mỗi người. Về cơ bản, ta nhận thấy rằng, hiện nay, trong mỗi con người, ý thức đạo đức và hành vi đạo đức sẽ có sự thống nhất với nhau. Tuy nhiên, bởi vì hoạt động xã hội của con người hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khác như quan hệ lợi ích nên cũng sẽ xuất hiện nhiều trường hợp hành vi đạo đức khác biệt với ý thức đạo đức; ý thức đạo đức đúng, nhưng hành vi đạo đức vẫn sai…
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nêu ba nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội và nó vẫn còn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay đó là nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống và mỗi người cần phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
3. Các giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức:
Nhằm mục đích thực hiện được mục tiêu xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh một cách toàn diện, một nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đó là cần phải tăng cường và nâng cao hiệu quả xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức với các giải pháp cơ bản như sau:
– Thứ nhất: Cần kiên trì bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho các chủ thể là những cán bộ, đảng viên theo các chuẩn mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đảng Cộng sản Việt Nam phải hướng tới nhân dân và vì nhân dân. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức để nhằm mục đích có thể làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, để từ đó sẽ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, để Đảng thực sự xứng đáng với niềm tin cậy và sự mong đợi của nhân dân.
– Thứ hai: Cần phải nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của các chủ thể là những cán bộ, đảng viên. Bởi vì thực tế thì lý tưởng của Đảng là lý tưởng của mọi chủ thể là những đảng viên, của mỗi đảng viên. Xây dựng Đảng về đạo đức là giáo dục, rèn luyện đảng viên về đạo đức. Cần phải kết hợp giữa giáo dục nhận thức với rèn luyện lập trường, quan điểm và thực hành đạo đức, lối sống của các chủ thể là những cán bộ, đảng viên trong từng tổ chức Đảng.
– Thứ ba: Phải gắn liền xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Thông qua thực hành đạo đức thực hành dân chủ, thực hành tự phê bình, phê bình, thường xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân về việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện sự giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với tổ chức đảng và các chủ thể là những cán bộ, đảng viên để có thể xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
– Thứ tư: xây dựng Đảng về đạo đức sẽ cần phải được gắn chặt với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng Cộng sản Việt Nam. Làm cho thực hành đạo đức cách mạng theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành nhu cầu văn hóa, trở thành động lực tu dưỡng, rèn luyện của mỗi chủ thể là những cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Trong đó đội ngũ cán bộ chủ chốt phải nêu gương thực hành về đạo đức, cùng với xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức phải kết hợp với đấu tranh thường xuyên, kiên quyết với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng như là những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Ta nhận thấy rằng, việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức là việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam từ gốc. Muốn vậy mỗi chủ thể là các cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu đi đầu trong rèn luyện đạo đức cách mạng, các cán bộ, đảng viên sẽ phải thực sự là tấm gương cho nhân dân học tập và noi theo.