Tư tưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, Người đặc biệt chú ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước với hoàn cảnh kinh tế xã hội của giai cấp công nhân. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một triết học chính trị được xây dựng dựa trên chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng của nhà cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh. Nó được Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển, hệ thống hóa và chính thức hóa vào năm 1991.
Thuật ngữ này được dùng để chỉ các lý thuyết và chính sách chính trị được coi là đại diện cho một hình thức của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và lịch sử Việt Nam. Hệ tư tưởng bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, cụ thể là sự phát triển và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào điều kiện vật chất của Việt Nam.
Mặc dù hệ tư tưởng được đặt theo tên của nhà cách mạng Việt Nam và Chủ tịch nước, nhưng nó không nhất thiết phản ánh tư tưởng cá nhân của Hồ Chí Minh mà là hệ tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh việc học hỏi kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa khác trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và tranh thủ viện trợ, hợp tác quốc tế.
Mặc dù Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam đã bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào năm 1954, nhưng Người cũng cho rằng Việt Nam vẫn là “một chế độ dân chủ trong đó nhân dân là chủ” chứ không phải là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Theo ông, để đạt đến giai đoạn phát triển xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của khu vực nhà nước là vô cùng quan trọng, vì nếu thiếu nó sẽ dẫn đến thất bại.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa:
Nội dung sau đây được mô tả là cốt lõi của hệ thống tư tưởng Tư tưởng Hồ Chí Minh, do Đảng Cộng sản Việt Nam hệ thống hóa:
– Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
– Độc lập dân tộc
– Đoàn kết dân tộc
– Quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Nhà nước chân chính của dân, do dân, vì dân.
– Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
– Kinh tế, văn hóa phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
– Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
– Chăm lo bồi dưỡng các thế hệ cách mạng cho đời sau
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân
Trung với Tư tưởng Hồ Chí Minh là coi Đảng Cộng sản là trung tâm của phong trào giải phóng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng và nhân đạo hoà bình đối lập nhau một cách biện chứng. Tuy nhiên, tổng hợp xung đột của họ chắc chắn sẽ là việc bảo vệ hòa bình, độc lập và giải phóng dân tộc.
Sự vận dụng sáng tạo của học thuyết Mác Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vào tình hình cụ thể Việt Nam được xác định là Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng của Người đucợ biết đến với nội dung là:
Tính tất yếu khách quan thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta được xác định là việc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Tính tất yếu khách quan bảo vệ Tổ quốc được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, ý chí giữ nước của Người rất sâu sắc, kiên quyết. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đêm ngày 19/12/1946 Người nói: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”.
“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không phân chia tôn giáo, Đảng phải, dân tộc. Ai có súng thì dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.
Ngay sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, trước sự uy hiếp của thực dân, đế quốc và bọn phản động các loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng ta đề ra nhiều biện pháp thiết thực cụ thể để giữ vững chính quyền nhân dân chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập tự do….Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi”. Trong lời di chúc cuối cùng của Người căn dặn: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta cũng phải quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”.
Tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chính là ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
– Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ trách nhiệm của mọi công dân.
Bảo vệ Tổ quốc, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự gắn bó chặt chẽ giữa mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là sự thống nhất giữa nội dung dân tộc, nội dung giai cấp và nội dung thời đại.
Xác định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản tuyên bố: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Khi Pháp trở lại xâm lược nước ta Người kêu gọi “… hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Người kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm chiến đấu chống Mỹ cứu nước Người kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm chiến đấu thắng lợi hoàn toàn để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc tiến tới thống nhất nước nhà.
– Sức mạnh của cả dân tộc, cả nước kết hợp với sức mạnh thời đại được nhận định là sức mạnh bảo vệ Tổ quốc
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm: “Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó là sức mạnh của toàn dân tộc, toàn dân, của từng người dân, của các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở, là sức mạnh của các nhân tố chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá – xã hội, sức mạnh truyền thống với sức mạnh hiện đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.
Khi nói về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, đồng bào ta Người khẳng định: “Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành bức tường đồng xung quanh Tổ quốc, dù địch hung hãn, xảo quyệt đến mức nào đụng đầu với bức tường đó chúng đều thất bại”.
So sánh về sức mạnh giữa chúng ta và quân xâm lược, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Người phân tích:“Chúng ta có chính nghĩa, có sức mạnh đoàn kết toàn dân từ Bắc đến Nam, có truyền thống bất khuất, lại có sự đồng tình ủng hộ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ trên thế giới, chúng ta nhất định thắng”.
Để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng QĐND coi đó là thực lực chủ chốt để bảo vệ Tổ quốc. Người căn dặn chúng ta phải xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn hòa bình, bảo vệ đất nước, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải do Đảng lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
“Đảng và chính phủ phải lãnh đạo toàn dân, ra sức củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên xã hội chủ nghĩa, đồng thời tiếp tục đấu tranh để thống nhất nước nhà, trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình, góp phần bảo vệ công cuộc hòa bình ở Á đông và trên thế giới” và khẳng định: “Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và chính phủ, với sự đoàn kết nhất trí, lòng tin tưởng vững chắc vào tinh thần tự lực cánh sinh của mình, với sự giúp đỡ vô tư của các nước anh em, với sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhất là nhân dân Á-Phi, nhân dân ta nhất định khắc phục được mọi khó khăn, làm tròn được nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Chính phủ đề ra”.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc, ngày nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nêu lên những điều sau đây liên quan đến việc xây dựng và những đặc điểm của nền kinh tế, xã hội xã hội chủ nghĩa:
– Chủ nghĩa xã hội là xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn liền với sự phát triển tiến bộ của khoa học – công nghệ, văn hóa, dân giàu, nước mạnh.
– Thực hiện quyền sở hữu của người lao động về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
– Một chế độ chuyên chính của giai cấp vô sản dựa trên sự đoàn kết của công, nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
– Xã hội xã hội chủ nghĩa có hệ thống các quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không có sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn. Chúng ta phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa.