Bộ luật Tủ Tố hình sự năm 2015 quy định về đương sự bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan trong vụ án hình sự (có sự khác biệt so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đương sự có thể bao gồm cả bị hại). Vậy có thể phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự theo BLTTHS:
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có những quy định cơ bản về bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự. Có thể phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án lịch sử thông qua một số điểm giống nhau, khác biệt như sau:
1.1. Giống nhau giữa bị hại và nguyên đơn dân sự :
Thứ nhất, về đối tượng. Đối tượng của bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự đều có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức;
Thứ hai, về quyền của bị hại và nguyên đơn dân sự. Theo đó, bị hại và nguyên đơn dân sự đều có các quyền cơ bản như sau: Quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình; quyền được tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; quyền tham gia phiên tòa giải quyết vụ án; trình bày ý kiến và đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo/những người có liên quan tham gia phiên tòa; quyền tranh luận tại phiên tòa để hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, quyền xem biên bản phiên tòa sau quá trình giải quyết vụ án …
1.2. Khác nhau giữa bị hại và nguyên đơn dân sự:
Tiêu chí | Bị hại | Nguyên đơn dân sự |
Pháp luật | Điều 62 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 | Điều 63 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 |
Khái niệm | Bị hại là khái niệm để chỉ cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, thiệt hại về uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra trên thực tế. | Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là khái niệm để chỉ những đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 63, Điều 64 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, có thể hiểu nguyên đơn dân sự là các cá nhân, tổ chức, cơ quan bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. |
Tính chất thiệt hại | Thiệt hại trực tiếp | Thiệt hại gián tiếp |
Tham gia tố tụng | Bị hại trong vụ án hình sự được quyền tham gia thủ tục ngay cả khi không có yêu cầu. | Đối với nguyên đơn dân sự chỉ được tham gia tố tụng khi có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. |
Quyền |
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về quyền của bị hại. Theo đó, bị hại hoặc người đại diện của bị hại có các quyền cơ bản như sau:
Đồng thời, trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại (Điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) thì bị hại hoặc người đại diện của bị hại có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. | Căn cứ theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nguyên đơn dân sự có một số quyền sau đây:
Như vậy, nguyên đơn dân sự hạn chế quyền hơn so với bị hại trong vụ án hình sự.
|
Nghĩa vụ | Nghĩa vụ của bị hại bao gồm:
| Nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự bao gồm:
|
Như vậy, mặc dù đều là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra trên thực tế, tuy nhiên giữa nguyên đơn dân sự và bị hại trong vụ án hình sự cũng có những điểm khác nhau. Có thể khái quát như sau:
-
Nguyên đơn dân sự chỉ được xác định là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra trên thực tế; còn bị hại được xác định là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra trên thực tế;
-
Cùng bị thiệt hại về thể chất, thiệt hại về tinh thần, kết hại về tài sản do tội phạm gây ra tuy nhiên khác với bị hại, thiệt hại của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự không phải là đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm;
-
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra trên thực tế bắt buộc phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì mới được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định là nguyên đơn dân sự; ngược lại, đối với bị hại dù có đơn yêu cầu hay không có đơn yêu cầu thì họ vẫn được triệu tập với tư cách là bị hại.
2. Trường hợp bị hại vắng mặt có buộc phải hoãn phiên tòa không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 292 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của bị hại. Theo đó:
-
Trong trường hợp bị hại, đương sự hoặc người đại diện của bị hại vắng mặt thì tùy từng trường hợp khác nhau, Hội đồng xét xử có thể ra quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiếp tục tiến hành xét xử;
-
Trong trường hợp nhận thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ gây ra trở ngại cho quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách biệt việc bồi thường thiệt hại để xét xử sau theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì trong trường hợp bị hại vẫn bắt không bắt buộc phải hoãn phiên tòa, tùy từng trường hợp Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa hoặc không hoãn phiên tòa (tiếp tục xét xử).
THAM KHẢO THÊM: