Một trong các quy luật mà ai cũng biết tới đó chính là quy luật giá trị thặng dư, không chỉ dùng lại trên lí thuyết mà quy luật này còn rất có giá trị với cuộc sống hiện đại ngày nay. Vì quy luật này nói lên bản chất của nền sản xuất kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Mục lục bài viết
1. Quy luật giá trị thặng dư là gì?
Qui luật giá trị thặng dư trong tiếng Anh được gọi là Surplus value theory.
Như chúng ta đã biết với quy luật giá trị thặng dư là qui luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi vì nó qui định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản.
Như vậy nên ta thấy thương thì không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Theo C. Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là qui luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Như vậy nên ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản và theo đó nên ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Chính vì vậy, Lênin gọi qui luật giá trị thặng dư là qui luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
2. Nội dung của quy luật giá trị thặng dư:
Vơi quy luật sản xuất giá trị thặng dư ta có thể nói đây là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Vói những nội dung quy luật giá trị thặng dư ta thấy đây là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường độ bóc lột công nhân làm thuê.
Theo đó nếu quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa là quy luật giá trị thì quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá trị thặng dư. Theo đó nên giá trị thặng dư là cội nguồn sinh ra các yếu tố như giá trị về sự giàu có đầy đủ vì xuất hiện giá trị mới, nên để duy trì và phát triển sự giàu có dôi dư này, giai cấp tư sản có xu hướng không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn trước. Như vậy các giá trị về vật chất như tiền bạc thu được đều được đưa vào tái đầu tư, tái sản xuất, thuê mua nguyên vật liệu nhà xưởng để vận hành tạo giá trị thặng dư Nội dung của qui luật này là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
Hiện nay rất dễ để thấy việc sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản;
Đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Nếu nhìn dựa trên tổng thể thì quy luật giá trị thặng dư xuất hiện và sẽ đứng đằng sau trên thị trường của tư bản chủ nghĩa. Quy luật này với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được qui mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn.
Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, cải tiến sản xuất.
Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.
Tất cả những yếu tố đó đưa xã hội tư bản đến chỗ phủ định chính mình.
3. Đặc trưng của quy luật giá trị thặng dư:
Giá trị thặng dư được Mác xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra trong kinh doanh. Nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động sẽ đưa vào hàng hoá một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra được gọi là giá trị thặng dư, tức là số lượng của hàng hoá mà người lao động làm ra có giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả cho công nhân và mức chênh lệch đó là giá trị thặng dư.
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Theo C.Mác, tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Theo đó nên ta thấy khi ta nhắc tới giá trị này được hiểu là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản và quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
Như vậy ta có thể thấy việc chúng ta sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh nhu cầu và hướng tới mục đích chung của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, bên cạnh đó còn để có thể vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất.
Đặc trưng của sản xuất giá trị thặng dư cụ thể như sau:
Đặc trưng của sản xuất ra giá trị thặng dư đầu tiên chúng ta phải biết đến nó cụ thể với quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung trọng tâm nhất là vấn đề sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Theo đó ta thấy với những quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh đó đây là điều kiện để quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Có thể xem đây là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Như vậy ta có thể thấy chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư bản tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Thực tế thì nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản.
Đầu tiên đặc trưng của quy luật này đó là do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được sử dụng và thực hiện hoạt động rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Theo đó việc tăng năng suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh bởi có các loại máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn.
Bên cạnh đó còn có thể kể đến cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Co thể thấy việc chúng ta áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Như vậy nên lao động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng; có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Sử dụng lực lượng lao động ngày nay mà tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
Cuối cùng đó là đặc trưng của quy luật giá trị thặng dư trên sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng được mở rộng dưới nhiều hình thức.