Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, do đó, những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ phân tích dưới góc độ khái niệm và những vai trò to lớn của ngành triết học pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về triết học pháp luật:
Khái niệm “Triết học” trong tiếng Anh là “philosophy”, nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại (philosophia), có nghĩa là “tình yêu đối với sự thông thái”.
Sự ra đời của các thuật ngữ “triết học” và “triết gia” được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagorasm, theo đó, ông định nghĩa một “nhà triết học” được hiểu theo nghĩa tương phản với một “kẻ ngụy biện”. Những “kẻ ngụy biện” hay “những người nghĩ mình thông thái” có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, thường là những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các “triết gia” là “những người yêu thích sự thông thái” và do đó họ sẽ khôgn sử dụng sự thông thái của mình với mục địch chính là kiếm tiền như những kẻ ngụy biện.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, do đó, những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Theo tiến trình lịch sử, xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước nên cũng chưa có pháp luật, họ sử dụng phong tục tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo… làm thước đo cho hành vi, quy tắc ứng xử này hình thành một cách tự phát trong cộng đồng trên cơ sở điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể thời bấy giờ.
2. Triết học pháp luật với vai trò đồng hành:
Chúng ta tin rằng, trong thời đại hiện nay, dân chủ nên là một đặc điểm quan trọng của pháp luật và chúng ta cần thừa nhận rằng triết học pháp luật không còn đóng vai trò để làm sáng tỏ pháp luật, vì pháp luật đã tự mình có sự rõ ràng. Cần chấp nhận rằng triết học pháp luật không thể cung cấp sự “thông thái” hoặc “hiểu biết” thực sự đóng góp “một cách thực sự” vào hệ thống pháp luật hiện đại. Vì vậy, nếu triết học pháp luật chấp nhận việc từ bỏ vai trò “chỉ huy” của mình, nó có thể đóng vai trò là người bạn đồng hành cho việc xây dựng đề án pháp luật. Nó có thể đồng hành trong việc suy ngẫm, lập luận và xác lập lý lẽ làm nền tảng cho việc xây dựng đề án pháp luật và cơ sở để hình thành kiến thức.
Chúng ta tin rằng việc giảng dạy triết học pháp luật cần phải truyền đạt tư tưởng rằng triết học pháp luật không mang đến các câu trả lời cụ thể hoặc công thức, mà tham gia vào việc tư duy về sự phức tạp của pháp luật đương đại. Triết học pháp luật không biến quá trình này thành một phần của nó, cũng không nên kết hợp những yếu tố riêng của nó với hệ thống pháp luật. Nếu điều này đúng, triết học pháp luật trở thành một hoạt động tranh luận, trong đó việc công bố các nghiên cứu chỉ là kết quả của hoạt động này. Tuy nhiên, triết học pháp luật vẫn có một vai trò quan trọng, đó là dẫn dắt sự phát triển của lập luận và lý lẽ trong lĩnh vực pháp luật.
Tương tự, triết học pháp luật giúp tách biệt với chủ nghĩa thực chứng pháp luật trong thực tế. Một khía cạnh quan trọng của việc giảng dạy triết học pháp luật là phải chỉ ra rằng môn học này không phục vụ cho việc xác định pháp luật “đúng” mà thúc đẩy việc hình thành pháp luật tương lai. Chúng tôi cho rằng chủ nghĩa rút gọn của pháp luật thực chứng khiến chúng ta quên rằng vấn đề cốt lõi của pháp luật liên quan đến việc chia sẻ quyền lực và giao quyền cho chính bản thân. Luật pháp có tính quy phạm, vì nó quy định về những quyền và nghĩa vụ, biến chúng ta trở thành những người không chỉ tạo ra quyền lợi mà còn phải chấp nhận nghĩa vụ.
Trong thực tế xét xử, việc tham khảo các quan điểm triết học pháp luật và các tác phẩm của các giáo sư triết học pháp luật đang ngày càng trở nên phổ biến trong các Tòa án tối cao của Canada, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Những quan điểm này không chỉ là nguồn tham khảo mà còn là điểm khởi đầu cho việc tư duy về triết học pháp luật như một cách để tìm kiếm sự hỗ trợ và làm sáng tỏ cho quá trình xác định pháp luật
Trong thực tiễn xét xử, các Tòa án tối cao Canada, Hoa Kỳ và một số nước khác ngày càng có xu hướng tham khảo các quan điểm triết học pháp luật, cũng như tác phẩm của các giáo sư triết học pháp luật, và các quan điểm này chỉ là xuất phát điểm cho quá trình từ duy về triết học pháp luật như là một nguồn để kham khảo.
3. Triết học pháp luật và vai trò của công luận:
Triết học pháp luật được coi là một bên trong tranh luận với những đề án pháp luật hiện đại, hay nói cụ thể hơn, nó phải được chấp nhận đưa các lập luận và lí lẽ của mình ra thảo luận chung. Chính nhờ đó mà “trọng lượng” và “giá trị” của những lý lẽ, lập luận được xem xét và đánh giá theo nhiều quan điểm và hiểu biết của mọi người và những nhà lập pháp, nghiên cứu theo chiều sâu. Cũng nhờ đó mà chúng ta mới có thể suy ngẫm về tính hợp lí và các mức độ hợp lí khác nhau của đề án pháp luật, do đó, theo quan điểm riêng của chúng tôi, tính hợp lí về mặt “truyền tải” thông điệp chúng phải được đặt lên hàng đầu.
Trên thực tế, khi coi việc đưa ra lập luận và lí lẽ như một yếu tố chủ chốt, ngành triết học pháp luật đồng hành một cách thực tế với đề án pháp luật bằng việc chứng minh rằng tinh hợp lí về mặt thực tế của đề án pháp luật sẽ luôn kiểm nghiệm trong suốt quá trình tranh biện rộng rãi trên thực tế và theo đó, quá trình tranh biện rộng rãi chính là sự tương tác thực tế giữa người với người về những chủ đề pháp luật và giúp định hình các lập luận và lí lẽ, giúp chúng được công nhận rộng rãi. Bằng việc nhấn mạnh tới vai trò của tranh luận rộng rãi trong giảng dạy, chúng tôi muốn cho sinh viên làm quen với việc trong ngành luật, công chúng là đối tượng mà họ hướng tới và chính bản thân họ phải hiểu rằng công chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng để phát triển và duy trì sự hình thành ý chí và quan điểm về để ăn pháp luật hiện đại. Bởi vì pháp luật được xây dựng bởi chính “chúng ta”, và bản thân giảng dạy triết học pháp luật phải được cụ thể hóa thông qua các thảo luận và diễn ngôn mang tính phê phán liên quan tới công chúng và sự hình thành ý chí và lí lẽ một cách hợp lí dựa trên sự công bằng xã hội.
4. Hướng tới một quan niệm dân chủ về pháp luật:
Triết học pháp luật với tư cách là nguồn của các lập luận sáng suốt, do đó, tự thân nó đã là một quan điểm triết học. Ngay từ đầu chúng ta đã thừa nhận điều này, bởi vì giảng dạy triết học pháp luật, bản thân nó, xuất phát từ quan niệm về pháp luật và liên quan mật thiết tới điều này, nhưng trên hết, chúng ta vẫn cần trả lời cho câu hỏi mà đến nay vẫn lần quần trong đầu, đó là: “Giảng dạy triết học pháp luật nhằm mục đích gì?” và vai trò của chúng như thế nào
Quá trình giảng dạy triết học pháp luật đã từng tạo ra niềm tin vào “đạo đức tự do”, một quan điểm có giá trị quan trọng, tôn vinh vai trò của cá nhân. Tuy nhiên, điều này không tự động khiến con người thoát khỏi vị trí thấp hèn, bởi vì sự tập trung vào quan niệm này vẫn đang chưa đủ để tháo gỡ những giới hạn và hạn chế. Chính vì vậy, quan niệm dân chủ về pháp luật mà chúng tôi đề xuất trong quá trình giảng dạy triết học pháp luật, với mục tiêu cụ thể đã được trình bày, đặt ra một hướng tiếp cận khác biệt.
Quan niệm dân chủ về pháp luật không chỉ tập trung vào sự tự do cá nhân, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia và kiểm soát của cộng đồng. Nó nhấn vào khía cạnh dân chủ của hệ thống pháp luật, mục tiêu là đảm bảo rằng quyền lực và quy phạm không chỉ phục vụ lợi ích cá nhân mà còn tương thích với lợi ích của toàn thể xã hội. Chúng tôi tin rằng triết học pháp luật có thể định hình một hướng đi mới, thúc đẩy sự tham gia, sự minh bạch và trách nhiệm của cả cá nhân và cộng đồng trong việc xây dựng và thực thi pháp luật.
5. Những thành tựu đạt được trong việc đào tạo cán bộ Ngành luật ở Việt Nam:
Tính đến ngày 1/1/2020, cả nước có 8.546 cán bộ, công chức làm việc và công tác trong nhành pháp lý, trong đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 4.173 người; các địa phương hiện có 80 phòng Pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, có tổng số 2.242 người còn ở khối doanh nghiệp nhà nước có 1.801 người làm công tác pháp chế, đây thật sự là một số lượng nhân lực lớn.
Qua kết quả rà soát cho thấy hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, đội ngũ cán bộ pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được đào tạo chính quy, bài bản (gần 99% cán bộ, công chức làm nhiệm vụ xây dựng pháp luật có trình độ từ đại học trở lên), có kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm lớn với công việc và nhiệm vụ, họ đều là những người góp phần tạo nên một hệ thống pháp luật minh bạch, khoa học.
Ngày 29/4/2021, chủ trị Phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã nhấn mạnh cần xây dựng Để án mới về xây dựng 2 trường Đại học Luật thành các trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật, về xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp, nhằm tạo ra những cái nôi nuôi dưỡng ngành luật nước ta ngày càng lớn mạnh và phát triển kịp với thời đại.