Chủ nghĩa quốc tế vô sản không phải là một mệnh đề trừu tượng mà nó là phong trào và hành động cụ thể của những người vô sản trước hoàn cảnh lịch sử đang dần có sự biến đổi. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chủ nghĩa quốc tế là gì?
Mục lục bài viết
1. Chủ nghĩa quốc tế và Chủ nghĩa quốc tế vô sản:
Trong khoa học chính trị, khái niệm chủ nghĩa quốc tế được đưa ra và được dùng để chỉ quan điểm và thực tiễn của sự hợp tác xuyên hay liên quốc gia hoặc mối quan hệ hợp tác toàn cầu.
Trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay, ta thấy được rằng, chủ nghĩa quốc tế trên thế giới đang có được nền tảng hiện thực để bám rễ và sự phát triển. Chúng ta đang sống và đang đối mặt với một thực tế cụ thể được đưa ra đó là: bên cạnh những tương tác giữa các nhà nước, quan hệ quốc tế còn được cấu thành cụ thể từ mạng lưới quan hệ và trao đổi hoạt động của các chủ thể xuyên quốc gia, các chủ thể phi nhà nước đến từ hai khu vực cụ thể đó là: dân sự và thị trường.
Chúng ta có thể kể đến I. Kant là người đặt nền móng cho chủ nghĩa quốc tế hay mô hình xã hội toàn cầu của những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng và nhiều chủ thể khác.
Tuy nhiên, chỉ đến C.Mác, chủ nghĩa quốc tế trên thế giới mới thật sự phát triển lên một cấp độ mới về chất. Bởi chủ nghĩa quốc tế theo quan điểm của C.Mác là mô hình không dựa vào nhà nước – dân tộc cũng sẽ không lấy nhà nước – dân tộc làm trung tâm và làm đơn vị của hệ thống giống như đã từng có trước đây. Thay vào đó, C.Mác đã coi giai cấp vô sản là một chủ thể quan hệ quốc tế cơ bản.
Đây cũng được đánh giá là một cơ sở khách quan để nhằm mục đích giúp cho giai cấp vô sản có được chủ nghĩa quốc tế đích thực; điều mà giai cấp tư sản trên thực tế không thể có, bởi tính quy định cố hữu của giai cấp tư sản thực chất là tư hữu mà không phải là xã hội.
Ta có thể thấy quan niệm của C.Mác về chủ nghĩa quốc tế đã có sự khác biệt rất lớn khi so sánh với các lý thuyết về quan hệ quốc tế lấy nhà nước – dân tộc làm trung tâm. Về thực chất quan niệm của C.Mác về chủ nghĩa quốc tế là lý thuyết nhằm mục đích để xóa bỏ hệ thống này để thay vào đó là có thể trao quyền lực cho mạng lưới xuyên quốc gia của giai cấp vô sản nhằm thông qua đó thực hiện một sứ mệnh cao cả đó chính là xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người, xóa bỏ giai cấp, và đặc biệt là có thể thông qua đó xóa bỏ luôn công cụ trấn áp của giai cấp thống trị dưới hình thái nhà nước.
Chủ nghĩa quốc tế vô sản hay chúng ta cũng còn có thể gọi là chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, hay chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, là những nguyên tắc, phương châm hành động trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa quốc tế vô sản được đúc kết thành một hệ thống lý luận và nó cũng có vị trí rất quan trọng trong học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản cũng là nguyên tắc hàng đầu của quan hệ giữa các đảng cộng sản và công nhân quốc tế trong thời đại ngày nay.
2. Khái quát về chủ nghĩa quốc tế vô sản:
Chúng ta có thể khái quát những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa quốc tế vô sản như sau:
– Thứ nhất: Sự đoàn kết, thống nhất về ý chí và đội ngũ của giai cấp công nhân chính là một nội dung cơ bản, nguyên tắc hàng đầu của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa quốc tế vô sản.
– Thứ hai: Chủ nghĩa quốc tế vô sản là ý thức về sự thống nhất lợi ích giai cấp của những chủ thể là những người vô sản trên toàn thế giới.
Ý thức về sự thống nhất này trên thực tế đã xuất phát trước hết từ địa vị kinh tế xã hội của họ. Mác chỉ ra rằng chính phương thức sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng chính là nguyên nhân khách quan của thuộc tính cụ thể này.
– Thứ ba: Chủ nghĩa quốc tế vô sản là sự thống nhất cụ thể về tư tưởng trong giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
Sự thống nhất về tư tưởng trong giai cấp công nhân trên toàn thế giới có được không phải chỉ từ sự đồng cảm của những người cùng bị tư bản bóc lột, mà nó còn xuất phát từ sự phát triển trí tuệ, từ cuộc đấu tranh tư tưởng nội bộ thông qua tranh luận.
Sự thống nhất về tư tưởng trong giai cấp công nhân trên toàn thế giới còn xuất hiện từ sự giáo dục lâu dài, chu đáo và kỹ lưỡng của các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân.
Và sự thống nhất về tư tưởng trong giai cấp công nhân trên toàn thế giới ấy có được, còn xuất phát từ chiều sâu của nhận thức về nhu cầu phát triển của nhân loại.
– Thứ tư: Chủ nghĩa quốc tế vô sản cũng chính là sự thống nhất về mục tiêu quốc tế của giai cấp công nhân với việc giai cấp công nhân trở thành giai cấp đại biểu cho lợi ích của dân tộc.
Chủ nghĩa quốc tế vô sản là sự thống nhất về ý chí và hành động của công nhân
Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân sẽ cần phải có sự phù hợp cơ bản về lợi ích và với những xu hướng tiến bộ của vấn đề dân tộc hiện đại trong giai đoạn hiện nay.
Chủ nghĩa quốc tế vô sản ra đời và nó cũng sẽ không chấp nhận, không điều hòa với chủ nghĩa dân tộc.
– Thứ năm: Chủ nghĩa quốc tế vô sản thực chất chính là sự thống nhất nhận thức lý luận về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thực tế cũng chính là hạt nhân lý luận – khoa học cho sự đoàn kết và hợp tác hành động của công nhân ở trên toàn thế giới. Những nguyên lý lý luận ấy cũng chính là sự đúc kết cụ thể từ thực tiễn đời sống.
Chủ nghĩa quốc tế vô sản chỉ ra sứ mệnh giải phóng toàn nhân loại của giai cấp công nhân hiện đại: đó là vĩnh viễn giải phóng toàn xã hội khỏi ách bóc lột, áp bức, khỏi sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp trên thế giới.
Lý luận về giai cấp công nhân trên thực tế còn xuất phát từ kinh nghiệm đấu tranh chính trị.
– Thứ sáu: Chủ nghĩa quốc tế vô sản cũng chính là sự phối hợp hành động cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước trên toàn thế giới.
Tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân được hiểu cơ bản chính là biểu hiện đầu tiên về sự phối hợp hành động của giai cấp vô sản. Tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân được sinh ra từ giác ngộ về giai cấp. Việc hình thành một trung tâm quốc tế để nhằm mục đích có thể lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước, từ đó nó cũng đã thúc đẩy sự ra đời của chính đảng của giai cấp công nhân ở từng nước là sứ mệnh hàng đầu của các tổ chức quốc tế của những người cộng sản trên thế giới.
Sự phối hợp hành động cách mạng giữa các chủ thể cũng có nhiều biểu hiện, gần gũi nhất ta có thể kể đến đó chính là sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp hành động giữa giai cấp công nhân của các dân tộc đã được đoàn kết lại.
Sự phối hợp hành động cách mạng giữa các chủ thể ấy còn bao gồm cả sự kết hợp cuộc cách mạng của giai cấp công nhân chính quốc với các phong trào dân tộc, dân chủ trên thế giới.
Sự thống nhất, phối hợp hành động của giai cấp vô sản ở các nước trên thế giới trên thực tế cũng chấp nhận những sự khác biệt về chi tiết khi các quốc gia vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa quốc tế.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, chủ nghĩa quốc tế vô sản thực chất chính là một hệ thống lý luận chỉ đạo giai cấp công nhân quốc tế về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động trong quá trình cùng nhau thực hiện sứ mệnh mà lịch sử trao cho cụ thể chúng ta có thể nhắc đến đó là: đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở trên phạm vi toàn thế giới.
3. Mặt đối lập với chủ nghĩa quốc tế vô sản:
Mặt đối lập với chủ nghĩa quốc tế vô sản được biết đến là chủ nghĩa dân tộc lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và cũng chính là quan niệm biệt phái về tổ chức và hành động, sự chia rẽ, sự bất đồng về quan điểm giữa các đảng do xuất phát từ những lợi ích cục bộ, thiển cận, lợi ích riêng của từng cá nhân hay các đối tượng. Đây cũng chính là những điểm yếu, mặt hạn chế lớn và nó xuất hiện từ phong trào cộng sản – công nhân quốc tế và những điểm yếu, mặt hạn chế này cũng đã bị giai cấp tư sản lợi dụng, gây ra rất nhiều trở ngại.
Tuy nhiên, ta thấy được rằng, trên thực tế thì cũng đã nhiều lần, sức mạnh tự thân của quy luật khách quan và ý chí đoàn kết của giai cấp công nhân cũng đã tái lập lại chủ nghĩa quốc tế vô sản ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn trong phong trào công nhân ở trên khu vực toàn thế giới.
Trong bối cảnh chính trị mới của thế giới như ở giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa quốc tế vô sản thực chất vẫn là quy luật vận động phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Tuy nhiên thì thực tế đã và đang xuất hiện nhiều thách thức, khó khăn mới từ chiến lược toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc. Thực tế đó xảy ra cũng đòi hỏi mỗi đảng cộng sản và toàn thể phong trào công nhân ở trên khu vực toàn thế giới cần phải nỗ lực, đoàn kết và cần phải luôn sáng tạo để có thể vượt qua. Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa quốc tế vô sản trong điều kiện mới vẫn luôn được đánh giá là một phương châm hành động của chúng ta.