Trở thành Đảng viên là niềm tự hào và mong muốn của rất nhiều người. Để có thể được đứng trong hàng ngũ của Đảng cần có những tiêu chí và yêu cầu theo quy định tại điều lệ đảng quy định. Vậy những người thế nào thì có thể được xét để kết nạp vào Đảng?
Mục lục bài viết
1. Những người thế nào thì có thể được xét để kết nạp vào Đảng?
Trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là một niềm tự hào của rất nhiều người. Bởi Đảng viên chính là một chiến sĩ cách mạng được góp mặt trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động của dân tộc Việt Nam. Khoản 1 điều 1 điều lệ Đảng ra ghi rất rõ những người được đứng trong hàng ngũ Đảng cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Điều lệ cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 1 – Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 thì:
“ Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng.”
Quy định tại Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức Trung Ương về vấn đề lý lịch của người vào Đảng như sau:
+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
+ Nếu những người thân (ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ trường hợp. Theo Mục 1 và 2 trong Điều 4 của Điều lệ Đảng về thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) có ghi: người xin vào Đảng phải có đơn xin vào Đảng; phải báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ. Người giới thiệu phải báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
Như chúng ta đã biết thì công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên mới là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nói chung và các cá nhân Đảng viên mới nói riêng. Người được dứng vào hàng ngũ của Đảng cần có đầy đủ các tiêu chí về cả năng lực lẫn đạo đức như đã nêu trên với mục đích để hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó, xứng đáng đứng trong đội ngũ tiên phong.
Một trong những điều kiện bắt buộc để có thể kết nạp vào Đảng là công dân đó phải thừa nhận và thực hiện một cách tự nguyện Điều lệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, nhiệm vụ và tiêu chuẩn Đảng viên cũng như hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng.
Như vậy theo các quy định như trên ta thấy nếu muốn được kết nạp vào Đảng thì người đó phải chứng tỏ sự ưu tú của mình. Ngoài ra họ phải được nhân dân tín nhiệm thông qua thực tiễn và có sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, đây chính là điều kiện khá quan trọng.
Lý lịch trong sạch rõ ràng là một trong những điều kiện được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam. Việc thẩm định lý lịch này rất chặt chẽ và khắt khe. Trước tiên chính bản thân người đó phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không có tiền án, tiền sự, học vấn tốt, được nhân dân yêu quý. Sau đó, ban điều tra lý lịch sẽ kiểm tra tới người thân của họ, bao gồm, bố mẹ để, bố mẹ chồng (hoặc vợ), người trực tiếp nuôi dưỡng, chồng hoặc vợ, con cái…
Ngoài tất cả các điều kiện bên trên, người muốn được kết nạp vào Đảng bắt buộc phải trải qua thời kỳ dự bị là 12 tháng. Theo khoản 1 Điều 5 Điều lệ Đảng, thời kỳ này được tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian dự bị này, chi bộ tiếp tục rèn luyện, giáo dục và phân công một vài Đảng viên chính thức giúp Đảng viên dự bị đó để đạt được sự tiến bộ nhất định. Đồng thời, bản thân Đảng viên dự cũng vẫn phải tiếp tục phấn đấu và rèn luyện.
Theo đó nên khi thời kỳ dự bị kết thúc, từng người một trong chi bộ sẽ biểu quyết và xét công nhận Đảng viên dự bị thành Đảng viên chính thức. Quy trình này y như khi xét kết nạp. Nếu đủ tư cách và được chi bộ biểu quyết thành công thì Đảng viên dự bị sẽ trở thành Đảng viên chính thức. Nếu không, người đó sẽ bị đề nghị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên dự bị.
2. Để có thể được đứng vào hàng ngũ Đảng viên bản thân cần có những định hướng để phấn đấu:
Trong mỗi chúng ta nếu cũng có mục tiêu để phấn đấu trở thành đảng viên, bản thân luôn phải nâng cao năng lực, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao nhất là đối với sinh viên hiện nay những người đang theo học và ngồi trên ghế nhà trườn thì nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất luôn là việc học. Cần phấn đấu học tập thật tốt, hoạt động ngoại khóa hăng say và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó cần tham gia các hoạt động do Đoàn trường vận động như tình nguyện, khuyên góp giúp đỡ những vùng gặp khó khăn.
Phấn đấu như thế nào và có các tiêu chí ra sao để trở thành một đảng viên, thì chúng ta ngay từ đầu cần xác định bản thân phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng. Kiên định với mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn, trong bất cứ tình huống khó khăn nào cũng không được rao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. Đồng thời, rèn luyện cho mình tinh thần độc lập, sáng tạo. Bản thân cố gắng học tập, nắm vững lý luận Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng. Rèn luyện bản thân qua thực tế hoạt động chính trị, xã hội. Bên cạnh đó trau dồi đạo đức cách mạng, đi đôi với chống chủ nghĩa cá nhân. Đạo đức cách mạng cần phải tu dưỡng rèn luyện suốt đời, bởi vậy bản thân cần củng cố hàng ngày để có được phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng.
Truyền thống quý báu của Đảng cộng sản Việt Nam là sự gắn bó mật thiết, máu thịt với nhân dân. Để phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng, bản thân cần hiểu rằng mình phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội. Đối với tôi, đó chính là tập thể lớp học, là trường đại học của mình. Tôi cũng tham gia những hoạt động đoàn thể và công tác xã hội…
3. Những trường hợp không được kết nạp Đảng:
Ngoài việc giải đáp thắc mắc những người như thế nào thì có thể được xét để kết nạp Đảng? chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ đến Quý độc giả về những trường hợp không được kết nạp Đảng dưới đây.
Theo quy định của Bộ Chính trị thì lịch sử chính trị người thân của người vào Đảng chỉ xem xét từ đời cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; ngoài ra, xem xét đên cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng chỉ trong trường hợp:
+ Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
+ Ngoài ra trừ các trường hợp như trên thì những người không được tham gia kết nạp Đảng là những người đã ham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ ủy ban chấp hành, ủy ban thư ký hoặc tương đương trong các Đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên bởi nó trái lại với những điều lệ của Đảng về sự trung thành tuyệt đối với đất nước và với Đảng ta.