Phiếu thông tin cá nhân của các cán bộ quản lý, giáo viên là văn bản có giá trị cung cấp, đưa ra những thông tin cơ bản về vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh, mức lương của từng cá nhân nhất định. Dưới đây là mẫu phiếu thông tin cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu phiếu thông tin cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên:
Luật Dương Gia xin cung cấp Mẫu phiếu thông tin cá nhân của cán bộ quản lý, giáo viên như sau:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG …
PHIẾU THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN
I. Thông tin cơ bản
1. Họ và tên khai sinh (viết chữ in hoa): …
2. Sinh ngày: … tháng … năm …
3. Giới tính (nam, nữ): …
4. Số chứng minh thư nhân dân (hoặc số thẻ căn cước): …
5. Số điện thoại di động: …
6. Email: …
7. Dân tộc: …
8.Tôn giáo: ….
9. Quê quán: …
10. Là Đoàn viên: …
11. Là Đảng viên: …
12. Số sổ Bảo hiểm xã hội: …
II. Vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh
13. Vị trí việc làm:
+ Là cán bộ quản lý;
+ Là giáo viên;
+ Là nhân viên.
14. Chức vụ (Hiệu trưởng/ phó hiệu trường/ tổ trưởng chuyên môn/ tổ phó chuyên môn): …
15. Hình thức hợp đồng (hợp đồng làm việc/ hợp đồng trên 1 năm/ hợp đồng dưới 1 năm/ hợp đồng thuê khoán): ….
16. Ngày tuyển dụng: …
17. Cơ quan tuyển dụng: …
18. Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: …
19. Ngạch/hạng: …
20. Mã ngạch: …
21. Nếu là giáo viên:
a) Đối với giáo viên mầm non:
21.1. Dạy nhóm lớp: ….
21.2. Dạy nhóm lớp kiêm nhiệm: …
b) Đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở:
21.1. Môn dạy chính: …
21.2. Môn dạy kiêm nhiệm: …
22. Nhiệm vụ kiêm nhiệm: …
23. Số tiết thực dạy/1 tuần: …
24. Số tiết thực kiêm nhiệm/1 tuần: …
25. Đã tập huấn kĩ năng sống: …
26. Đang dạy HSKT học hòa nhập: …
27. Đang dạy 1 buổi/ngày: …
28. Có dạy 2 buổi/ngày: …
29. Chuyên trách Đoàn/ Đội: …
III. Lương và phụ cấp
30.1. Bậc lương: …
30.2. Hệ số: …
31. Ngày hưởng: …
32. Vượt khung (%) …
33. Mức phụ cấp thu hút nghề (%): …
34. Mức phụ cấp thâm niên (%): …
35. Mức phụ cấp ưu đãi nghề (%): …
IV. Đào tạo, bồi dưỡng
36. Kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm … (Tốt/Khá/Đạt/không bồi dưỡng) …
37. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất (Tiến sỹ/Thạc sỹ/Đại học/cao đẳng, Trung cấp): …
38. Trình độ lý luận chính trị (Cử nhân/cao cấp/trung cấp/sơ cấp): …
39. Trình độ quản lý giáo dục: …
40. Ngoại ngữ chính (Tên ngoại ngữ và trình độ): …
41. Trình độ tin học (Cơ bản, nâng cao, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học, khác): …
42.1. Chuyên ngành đào tạo chính: ….
42.2. Trình độ: …
43.1. Chuyên ngành đào tạo khác: …
43.2. Trình độ: …
44. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học
Tên cơ sở đào tạo/bồi dưỡng | Chuyên ngành đào tạo/bồi dưỡng | Từ tháng, năm – đến tháng, năm | Hình thức đào tạo | Văn bằng, chứng chỉ, trình độ gì |
|
| …/……-…/…… |
|
|
V. Đánh giá, phân loại
45. Đánh giá kết quả chuẩn nghề nghiệp năm … (Tốt/Khá/Đạt/chưa đánh giá): …
46. Đánh giá viên chức năm … (Xuất xắc/hoàn thành tốt/hoàn thành nhưng còn hạn chế về năng lực/không hoàn thành nhiệm vụ): …
47. Giáo viên dạy giỏi năm … (Cấp trường/cấp huyện/cấp tỉnh): …
48. Danh hiệu được phong tặng cao nhất: …
Xác nhận của Ban giám hiệu (ký, đóng dấu) | …, ngày … tháng … năm … Người khai (ký, ghi rõ họ tên) |
2. Nội dung chính trong phiếu thông tin cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên:
Mẫu phiếu thông tin cá nhân của các cán bộ quản lý, giáo viên bao gồm một số nội dung cơ bản như sau:
-
Tên phiếu là “phiếu thông tin cá nhân của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên”, kèm theo cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận phiếu là Phòng Giáo dục và Đào tạo;
-
Thông tin cơ bản của các cán bộ quản lý, giáo viên, trong đó bao gồm: họ và tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ, dân tộc, tôn giáo, quê quán, sổ bảo hiểm xã hội và một số vấn đề liên quan khác;
-
Vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh của các cán bộ quản lý, giáo viên. Trong đó cần phải nêu rõ một số vấn đề cơ bản như: chức vụ, hình thức của hợp đồng, hình thức tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng, nghề nghiệp tuyển dụng, mã ngành và một số nội dung khác liên quan đến vị trí việc làm/tiêu chuẩn chức danh;
-
Lương và chế độ phụ cấp, trong đó bao gồm: bậc lương, hệ số lương, ngày hưởng lương, phụ cấp thu hút nghề, phụ cấp thâm niên và mức phụ cấp ưu đãi nghề;
-
Đào tạo và chế độ bồi dưỡng. Trong đó bao gồm một số nội dung như: kết quả bồi dưỡng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận, trình độ quản lý giáo dục, trình độ tin học văn phòng, trình độ ngoại ngữ và một số trình độ, chuyên ngành đào tạo khác;
-
Đánh giá và xếp loại. Trong đó bao gồm: đánh giá kết quả chuẩn nghề nghiệp trong năm, giáo viên dạy giỏi theo năm, danh hiệu được phong tặng cao nhất và một số vấn đề liên quan khác;
-
Cuối cùng, xác nhận của Ban giám hiệu và người điền phiếu (cần phải ký và ghi rõ họ tên).
3. Quy định về cán bộ quản lý giáo dục như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18, Điều 74, Điều 78 của Luật Giáo dục năm 2019 có quy định về cán bộ quản lý giáo dục. Theo đó:
Thứ nhất, pháp luật có quy định về vai trò và trách nhiệm của các cán bộ quản lý giáo dục. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật giáo dục năm 2019 có quy định về vai trò, trách nhiệm của các cán bộ quản lý giáo dục. Bao gồm một số vai trò, trách nhiệm như sau:
-
Các cán bộ quản lý giáo dục cần phải giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động liên quan đến giáo dục;
-
Các cán bộ quản lý giáo dục cần phải có trách nhiệm rèn luyện, học tập, nâng cao phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực quản lý, thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
-
Nhà nước cần phải đặt ra nhiều kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên thực tế hiện nay.
Thứ hai, pháp luật có quy định về cơ sở giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Luật giáo dục năm 2019 có quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý giáo dục. Theo đó:
-
Cơ sở giáo dục cần phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ, đào tạo các cán bộ quản lý giáo dục, trong đó bao gồm: cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, trường sư phạm, cơ sở giáo dục được phép tiến hành hoạt động đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục;
-
Trường sư phạm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, hoạt động để hướng tới mục tiêu đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong hoạt động tuyển dụng nhà giáo, bố trí các cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dựng ký túc xá, xây dựng công trình và bảo đảm chi phí đào tạo. Trường sư phạm có thể có cơ sở thực hành hoặc có trường thực hành;
-
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có thẩm quyền quy định về quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nhiệm vụ bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo/bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
Thứ ba, căn cứ theo quy định tại Điều 78 của Luật giáo dục năm 2019, thì các cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật sẽ được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân hoặc Nhà giáo ưu tú”.
THAM KHẢO THÊM: