Đảng cộng sản là tổ chức là lực lượng tiên phong, lãnh đạo giai cấp công nhân. Trong đó, Các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênnin được áp dụng trong công tác, phong trào tổ chức Đảng. Để rõ hơn mời bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Đảng Cộng sản là gì?
Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân, mang bản chất xây dựng cho phong trào của giai cấp này. Nó là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân. Bao gồm các đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Giúp thống nhất các tư tưởng, xây dựng đội ngũ tiêu biểu cho phong trào đòi quyền lợi cho phần đông trong xã hội.
Đảng Cộng sản bao gồm những bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Đây là những cá nhân có tư tưởng, có đầy đủ năng lực để tham gia lãnh đạo.
Đảng Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Qua đó xác định được mục tiêu, chiến lược cũng như nguyên tắc hoạt động. Đảng lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của mình. Từ đó quyền làm chủ của nhân dân được đề cao, khẳng định sức mạnh trong xã hội.
Như vậy, Đảng Cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân. Trong đó nổi bật với đặc điểm không tách rời với giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Hướng đến các mục đích hoạt động, tìm kiếm và giữ lợi ích cho tầng lớp này.
Đảng cộng sản Việt Nam là gì?
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đảng cũng được xây dựng trên nền tảng và tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Tính chất tiên phong có sự chọn lọc, học tập và rút kinh nghiệm sâu sắc từ các phong trào đi trước.
Đảng là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Qua đó cũng thể hiện tính chất dân chủ nổi bật, đặc trưng.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp. Trong đó, Điều lệ Đảng được xây dựng để triển khai, định hướng thực hiện các tư tưởng. Đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam.
2. Vai trò của Đảng Cộng sản:
Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định trước tiên trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trong thời kỳ chiến tranh, dành độc lập cũng như trong thời bình, vai trò của Đảng đều được nhận diện rõ nét.
– Tập hợp, lãnh đạo giai cấp công nhân:
Trong lịch sử chưa có giai cấp nào giành được địa vị thống trị, giữ vai trò lãnh đạo xã hội mà không tạo ra được trong hàng ngũ của mình một đảng chính trị, lực lượng tiên phong để lãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh. Do đó Đảng cộng sản cũng lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Từ đó đảm bảo vai trò bên cạnh trách nhiệm hoàn thành sứ mệnh đặt ra.
– Lãnh đạo, giúp thống nhất, phân công, phối hợp sức mạnh trong tổ chức:
Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng của mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn, hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình. Từ đó mà Đảng có thể phát huy sự đoàn kết, tìm kiếm và thể hiện sức mạnh dân tộc.
Nếu không có chính đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát. Đảng là đầu mối để tập hợp lực lượng, xây dựng cơ cấu tổ chức. Phải có người được giao trách nhiệm lãnh đạo thì mới mang đến hiệu quả phân công, phối hợp trong sức mạnh lực lượng. Từ đó thực hiện đấu tranh vì mục đích kinh tế, chứ không phải là cuộc đấu tranh tự giác, đấu tranh vì mục đích chính trị.
– Chính vì vậy, Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
– Thể hiện sự phân chia giai cấp trong Đảng:
Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Phải để tất cả mọi người có quyền, có nghĩa vụ trong xây dựng tổ chức.
Đảng với giai cấp là thống nhất, được hình thành và phát triển thành một khối sức mạnh chung. Nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Có sự tham gia của các cá nhân ưu tú, đóng góp để mang đến sức mạnh cho tập thể.
Để làm tròn vai trò đó, Đảng Cộng sản phải là một đảng kiểu mới, một đảng mácxít – lêninnít. Các tiến bộ phải được thực hiện, cũng như đảm bảo cho quyền lợi và tính dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân.
3. Danh sách Đảng Cộng sản trên thế giới:
Thông tin về các tổ chức Đảng ở một số quốc gia trên thế giới:
Ở Trung Quốc, Cuba, Lào, Việt Nam và CHDCND Triều Tiên, các đảng cộng sản là các đảng nắm giữ tất cả quyền lực quốc gia. Một đảng cũng thực hiện việc thống nhất, quản lý độc quyền. Đây là chính đảng duy nhất trong các quốc gia này.
Mặt khác, ở Moldova và Cộng hòa Síp các đảng cộng sản cầm quyền là do được bầu chứ không phải do một cuộc cách mạng. Nhiều Đảng cùng được hoạt động, tồn tại, không có sự thống nhất, tập hợp. Nên các đảng cánh tả này hoạt động theo đa nguyên và một hệ thống đa đảng theo cơ chế cộng sản Tây Âu. Các Đảng dựa vào năng lực, sự thuyết phục trong tư tưởng, niềm tin của nhân dân để được bầu nắm giữ vị quyền quản lý, điều hành đất nước.
Ở Nepal vừa trải qua một cuộc nội chiến dài lật đổ chính quyền quân chủ. Khi mà các Đảng không có tiếng nói chung, cũng như người dân thấy rằng quyền lợi, quyền dân chủ của họ không được đảm bảo. Các đảng cộng sản cầm quyền tham gia một liên minh đa đảng trong chính phủ, gọi là Liên minh 7 Đảng. Trong đó bao gồm Đại hội đảng dân chủ xã hội Nepal.
Cuối cùng, một số đảng tham gia như các đối tác nhỏ trong liên minh nắm quyền chính phủ, như là ở Brasil, Bulgaria, Nam Phi, Sri Lanka, Syria và Uruguay,…
Cùng tìm hiểu về Danh sách các Đảng cộng sản trên thế giới.
Các Đảng Cộng sản cầm quyền:
– Trung Quốc — Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo Mặt trận đoàn kết
– Cuba — Đảng Cộng sản Cuba
– Lào — Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
– CHDCND Triều Tiên — Đảng Lao động Triều Tiên
– Việt Nam — Đảng Cộng sản Việt Nam — lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
– Brasil — Đảng Cộng sản Brasil — tham gia trong chính phủ liên hiệp
– Bulgaria — Đảng Cộng sản Bulgaria — tham gia trong Liên minh cầm quyền
– Belarus – Đảng Cộng sản Belarus ủng hộ chính phủ của tổng thống Alexander Lukashenko
– Cộng hòa Síp — Đảng Nhân dân Lao động Cấp tiến Síp
– Moldova — Đảng của những người Cộng sản Cộng hòa Moldova.
– Nepal — Đảng Cộng sản Nepal tham gia trong Liên minh cầm quyền.
– Nam Phi — Đảng Cộng sản Nam Phi — tham gia trong Liên minh cầm quyền.
– Sri Lanka — Đảng Cộng sản Sri Lanka — tham gia trong Liên minh cầm quyền.
– Syria — Đảng Cộng sản Syria (Bakdash), Đảng Cộng sản Syria (Faisal) — tham gia trong Liên minh cầm quyền.
– Uruguay — Đảng Cộng sản Uruguay — tham gia trong Liên minh cầm quyền.
– Ấn Độ — Đảng Cộng sản Ấn Độ
– Bồ Đào Nha — Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha
– Timor Leste — Đảng Xã hội Chủ nghĩa Timor.
– Luxembourg — Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa Luxembourg — theo đường lối chủ nghĩa xã hội dân chủ.
– Bangladesh — Đảng Cộng sản Bangladesh
– Ecuador — Đảng Liên minh Đất nước Ecuador
– Venezuela — Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Venezuela
– Cộng hòa Séc — Đảng Cộng sản Séc & Morava — tham gia trong Liên minh cầm quyền.
– Namibia — Phong trào Mặt trận Thống nhất — tham gia trong Liên minh cầm quyền.
– Guyana — Đảng Tiến bộ Nhân dân Guyana
Các Đảng Cộng sản không nắm được quyền:
– Kazakhstan — Đảng Cộng sản Nhân dân Kazakhstan.
– Myanmar — Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar.
– Malaysia — Đảng Tổ chức Thống nhất Dân tộc Malaysia.
– New Zealand — Công đảng New Zealand.
– Nhật Bản — Đảng Cộng sản Nhật Bản.
– Úc — Đảng Cộng sản Úc.
– Pakistan — Đảng Cộng sản Pakistan.
– Anh Quốc — Đảng Cộng sản Anh.
– Cộng hòa Ireland — Đảng Cộng sản Ireland.
– Belarus — Đảng những người cánh tả Belarus.
– Bỉ — Đảng Lao động Bỉ.
– Đan Mạch — Đảng Cộng sản Đan Mạch.
– Đức — Đảng Cộng sản Đức.
– Hy Lạp — Đảng Cộng sản Hy Lạp.
– Hungary — Đảng Công nhân Hungary.
– Tây Ban Nha — Đảng Cộng sản Tây Ban Nha.
– Na Uy — Đảng Cộng sản Na Uy.
– Ý — Đảng Cộng sản Ý.
– Pháp — Đảng Cộng sản Pháp.
– Phần Lan — Đảng Công nhân Cộng sản Phần Lan.
– Thụy Điển — Đảng Cộng sản Thụy Điển.
– Thụy Sĩ — Đảng Lao động Thụy Sĩ.
– Serbia — Đảng Cộng sản Nam Tư Mới, Serbia.
– Ukraina — Đảng Cộng sản Ukraina.
– Canada — Đảng Cộng sản Marxist – Leninist Canada.
– Colombia — Đảng Cộng sản Colombia.
– Costa Rica — Đảng Tiền phong Nhân dân Costa Rica.
– Dominica — Đảng Cộng sản Lao động Dominica.
– Hoa Kỳ — Đảng Cộng sản Mỹ.
– Panama — Đảng Nhân dân Panama.
– Peru — Đảng Cộng sản Peru.
– Mexico — Đảng Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Mexico.
– Palestine — Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine.
– Mozambique — Đảng Mặt trận Giải phóng Mozambique.
– Liban — Đảng Cộng sản Liban.
– Israel — Đảng Likud Israel.
– Iraq — Đảng Cộng sản Iraq.
– Ai Cập — Đảng Cộng sản Ai Cập.
– Algeria — Đảng Tập hợp Quốc gia vì Dân chủ Algeria.
– Angola — Đảng Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola.
– Bahrain — Đảng Diễn đàn Dân chủ Tiến bộ Bahrain.
– Thái Lan — Đảng Cộng sản Thái Lan.
– Ethiopia — Đảng Mặt trận Cách mạng Dân chủ Ethiopia.
– Sudan — Đảng Quốc đại Sudan.
– Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy — Mặt trận Polisario.
– Tanzania — Đảng Cách mạng Tanzania.
– Indonesia — Đảng Golkar Indonesia.
– Hàn Quốc — Đảng Senuri Hàn Quốc.
– Philippines — Đảng Cộng sản Philippines.
– Bhutan — Đảng Cộng sản Bhutan (Marxist – Leninist – Maoist).
– Maroc — Đường lối dân chủ, Đường Marxist Ma-rốc.
– Nicaragua — Đảng Cộng sản Nicaragua.
– Togo — Đảng Cộng sản Togo.
– Kenya — Đảng Cộng sản Kenya.
– Kuwait — Phong trào tiến bộ Kuwait.
– Iran — Đảng Cộng sản Iran.
– Lesotho — Đảng Cộng sản Lesotho.
– Mali — Đảng Lao động Malian.
– Bolivia — Đảng Cộng sản Bolivia.
– Russia — Đảng cộng sản Liên Bang Nga.